Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC:

Hoạt động 1. Mở đầu (5 phút):

a) Mục tiêu: tạo hứng thú và khơi gợi nhu cầu tìm hiểu về phương pháp trồng cây cải xanh.

b) Nội dung: tình huống và câu hỏi mở đầu trong SHS.

c) Sản phẩm dự kiến: nhu cầu tìm hiểu cây trồng cải xanh.

d) Tổ chức hoạt động dạy học

* Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa ra tình huống và yêu cầu HS trả lời: Em hãy kể các công việc trồng và chăm sóc cây cải xanh mà em biết?

* Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và phân tích tình huống đưa ra câu trả lời.

* Báo cáo, thảo luận: + GV mời khoảng 3 HS trả lời.

 + Hs trình bày theo ý kiến riêng của cá nhân các em

* Kết luận, nhận định:

• GV nhắc lại quy trình trồng trọt.

• Vậy cây cải xanh được trồng như thế nào? GV nêu mục tiêu bài học. → Để làm rõ vấn đề này chúng ta đi vào bài học “Trồng và chăm sóc cây cải xanh”

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 2.1. Chuẩn bị: (10phút)

a) Mục tiêu: giúp HS nhận biết các công việc chuẩn bị trước khi trồng cây cải xanh.

b) Nội dung: Chuẩn bị cho phần thực hành trồng cây cải xanh.

c) Sản phẩm dự kiến: Những dụng cụ,vật liệu và cách tính toán cần khi trồng cây cải xanh.

d) Tổ chức hoạt động dạy học:

HS xem clip hoặc hình ảnh về cây cải xanh được trồng trong thùng xốp (hoặc chậu) và hoàn thành phiếu học tập số 1.

 

docx 184 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 97Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI DẠY: NGHỀ TRỒNG TRỌT Ở VIỆT NAM
Môn Công nghệ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được vai trò, triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam.
- Trình bày được đặc điểm cơ bản của một số nghề phổ biến trong trồng trọt.
- Nhận biết được sở thích, sự phù hợp của bản thân với các nghề trong trồng trọt.
Phẩm chất, năng lực
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Mã hoá
2. Về năng lực
2.1.1. Năng lực công nghệ
Nhận thức công nghệ
+ Nhận thức cơ bản về vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm của một số nghề nghiệp và lựa chọn nghề nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt.
a2.2
2.1.2. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học
+ Chủ động, tích cực tìm hiểu về vai trò, đặc điểm, triển vọng của nông nghiệp Việt Nam.
2
Năng lực giao tiếp và hợp tác
+ Biết sử dụng ngôn ngữ trong trồng trọt để thảo luận, trao đổi, trình bày thông tin, ý tưởng về những vấn đề liên quan đến vai trò, triển vọng của trồng trọt, đặc điểm một số nghề trong trồng trọt.
3
3. Về phẩm chất
Phẩm chất chăm chỉ
+ Thích tìm tòi tài liệu để mở rộng hiểu biết về ngành trồng trọt.
+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng về lĩnh vực trồng trọt trong cuộc sống.
4
5
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hoạt động
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1. Mở đầu
 - Tìm hiểu các phản phẩm của trồng trọt.
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy: Sách học sinh, sách bài tập và các tư liệu liên quan.
- Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học:
+ Phiếu học tập, phiếu làm việc nhóm.
- Đọc trước bài “Nghề trồng trọt ở Việt Nam”
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
- Tranh ảnh các sản phẩm của trồng trọt
-Tranh ảnh vai trò, triển vọng ngành trồng trọt.
- Video minh họa hoạt động ngành trồng trọt.
- Quan sát sản phẩm trồng trọt.
- Tìm hiểu những sản phẩm, triển vọng phát triển của một số ngành trồng trọt tại địa phương. 
Hoạt động 3. Luyện tập
- Các đáp án phần luyện tập 
Các bài tập phần Luyện tập SHS
Hoạt động 4. Vận dụng
- Tranh ảnh các sản phẩm trồng trọt tại địa phương.
- Quan sát thu thập một số thông tin sản phẩm trồng trọt tại địa phương.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học
(thời gian)
Mục tiêu
(Mã hoá)
Nội dung dạy học
trọng tâm
PP/KTDH
chủ đạo
PP/ Công cụ đánh giá
Hoạt động 1. Mở đầu
(10 phút)
a2.2, 4
- Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.
- Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua trò chơi.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
(25 phút)
Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)
a2.2, 2, 3,4
Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não 
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)
a2.2, 2,3
Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
-PP: dạy học giải quyết vấn đề
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)
a2.2, 2,3,4,5
Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
-PP:dạy học giải quyết vấn đề
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 2.4. Yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực trồng trọt.
a2.2, 2,3,4,5
Phẩm chất, năng lực cần có của người lao động trong trồng trọt.
-PP: dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 3. Luyện tập
(10 phút)
3, 4,5
Các bài tập phần Luyện tập SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
Hoạt động 4. Vận dụng
(10phút)
3,4,5
Bài tập phần Vận dụng trong SHS
-PP:dạy học hợp tác
-KT:công não
Nội dung trả lời của học sinh
B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (10 phút)
a.Mục tiêu: Kích thích nhu cầu tìm hiểu về ngành trồng trọt ở Việt Nam.
b.Nội dung: 
- Nguồn gốc của các loại lương thực, rau củ quả.
- Các kiến thức, kĩ năng cần có để tạo ra lương thực, rau củ quả.
c. Sản phẩm dự kiến: Phiếu trả lời của học sinh, nội dung trả lời thông qua vấn đáp.
d.Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 6 thành viên, phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình, người quản lí thời gian (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
+ Phát phiếu học tập.
+ Yêu cầu các nhóm tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” trong thời gian 4 phút. Yêu cầu các nhóm ghi lại các sản phẩm của trồng trọt trong thời gian nhanh nhất. Đồng thời đại diện nhóm trình bày hiểu biết ban đầu về tầm quan trọng của trồng trọt.
+ Sau đó, giáo viên trình chiếu video, hình ảnh về các sản phẩm trồng trọt.
* Thực hiện nhiệm vụ 
+ HS dựa vào kiến thức thực tế kể ra một số sản phẩm trong trồng trọt.
Trả lời được nguồn gốc của các sản phẩm trồng trọt.
Vai trò của sản phẩm từ cây trồng trong sản xuất và đời sống của con người.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo.
- Các nhóm đưa ra góp ý, nhận xét. 
 * Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, tuyên dương những nhóm, cá nhân làm việc tích cực, khích lệ, động viên những nhóm, cá nhân chưa hoạt động sôi nổi.
+ GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm và từng cá nhân học sinh, cho điểm và trao phần thưởng cho nhóm đạt kết quả cao nhất trong trò chơi “Ai nhanh hơn”.
- Từ các từ khóa, GV dẫn dắt vào bài.
- Phiếu học tập số 1
Câu hỏi
Trả lời
Câu 1. Hãy kể tên các sản phẩm từ trồng trọt.
Lúa, ngô, khoai, sắn, bầu, bí, ớt, .
Câu 2. Sản phẩm từ cây trồng có vai trò gì trong sản xuất và đời sống của con người?
Cung cấp lương thực thực, thực phẩm, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp .
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 25 phút)
Hoạt động 2.1. Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam (10 phút)
a. Mục tiêu: Giúp HS trình bày được vai trò trồng trọt ở nước ta.
b. Nội dung: Vai trò của trồng trọt trong sản xuất và đời sống của con người.
c. Sản phẩm: Vai trò của trồng trọt ở Việt Nam
d. Tổ chức hoạt động 
* Giao nhiệm vụ học tập:
 GV yêu cầu HS quan sát hình 1.1 hoạt động cá nhân trả lời một số câu hỏi.
+ GV đặt vấn đề: Trồng trọt đem lại những lợi ích như thế nào đối với sản xuất và đời sống. GV hướng dẫn HS bổ sung thêm một vài vai trò của trồng trọt mà HS không trả lời được.
+ GV Yêu cầu HS kể về một số sản phẩm trồng trọt được trồng nhiều ở nước ta, từ đó dẫn dắt HS trả lời câu hỏi: Trồng trọt ở nước ta đang thực hiện tốt vai trò nào?
+ GV khuyến khích học sinh kể các các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu
+ GV giới thiệu thêm thông tin về thành tựu xuất khẩu của nông sản Viêt Nam
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS quan sát hình ảnh, liên hệ kiến thức thực tế nêu được những lợi ích của trông trọt: cung cấp lương thực, nguyên liệu cho công nghiệp, nông sản xuất khẩu
+ HS nghiên cứu hình ảnh trả lời các phẩm trồng trọt như lúa, ngô, cà phê, tiêuTừ đó nêu được trồng trọt nước ta đang thực hiện tốt vài trò nào?
+ HS kể tên các sản phẩm đã và đang được xuất khẩu.
+ Nêu được những thành tựu về xuất khẩu: như xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới
 * Báo cáo, thảo luận:
- HS báo cáo và giải thích. 
- Thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung. 
 * Kết luận, nhận định:
GV bổ sung, hoàn chỉnh, kết luận.
Ngành trồng trọt có vai trò chính: cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho vật nuôi, nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động.
Hoạt động 2.2. Triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam ( 5 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được triển vọng của trồng trọt ở nước ta.
b. Nội dung: Một số triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam
c. Sản phẩm: Những biện pháp được mình họa ở Hình 1.2 giúp lĩnh vực trồng trọt phát triển:
Trồng trọt theo tiêu chuẩn VietGAp: nâng cao chất lượng sản phẩm ( sạch, ngon, nhiều chất dinh dưỡng..)
Hiện đại hóa trồng trọt: áp dụng máy móc vào trong trồng trọt giúp nâng cao năng suất sản phẩm.
Cơ giới hóa trồng trọt: thúc đẩy phát triển hiệu quả và bền vững nông nghiệp.
Trồng trọt theo vùng chuyên canh: tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các vùng chuyên canh cây trồng vì:
Do thời tiết, khí hậu từng vùng phù hợp với các loại cây trồng khác nhau.
Tạo điều kiện phát triển nông nghiệp ở quy mô lớn.
=> Giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
d. Tổ chức hoạt động dạy học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV phân nhóm lớp làm 4 nhóm yêu cầu HS quan sát hình 1.2 
+ Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Những biện pháp minh họa hình 1.2 giúp lĩnh thực trồng trọt phát triển như thế nào? Vì sao lĩnh vực trồng trọt lại hướng đến hình thành các cùng chuyên canh cây trồng?
+ GV phân tích từng hình ảnh trong hình 1.2
+ GV quan sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời.
+ Gv yêu cầu HS nêu những tiêu chuẩn trồng trọt mà Việt Nam hướng đến, từ đó giải thích về tiêu chuẩn VietGap.
+ GV gợi ý thêm, dẫn dắt HS tìm hiểu về tiêu chuẩn quốc tế trong trồng trọt.
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao trồng trọt ở nước ta cần cơ cấu lại cây trồng theo quy mô lớn?
+ GV yêu cầu HS nhắc lại những thông tin vừa tìm được để đúc kết thành kiến thức của bài học về trồng trọt ở nước ta.
* Thực hiện nhiệm vụ	
+ HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
+ HS tập trung quan sát hình ảnh và hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó.
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
+ Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác sẽ nhận xét, bổ sung. 
+ Cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV
 * Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo phần thảo luận của nhóm mình.
- Các nhóm còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Đại diện nhóm đưa ra ý kiến phản biện (nếu có)
 * Kết luận, nhận định:
Trồng trọt ở Việt Nam có triển vọng phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, tạo các vùng canh tác đạt chuẩn để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Hoạt động 2.3. Đặc điểm cơ bản của các nghề trong lĩnh vực trồng trọt (5 phút)
a. Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
b. Nội dung: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt.
c. Sản phẩm: Đặc điểm cơ bản của một số nghề trong lĩnh vực trồng trọt ở nước ta
d. Tổ chức hoạt động dạy học 
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 yêu cầu HS hoạt động cặp đôi kể tên các nghề trong trồng trọt được minh họa trong hình. 
+ GV gợi ý để HS đưa ra được đặc điểm cơ bản của các nghề trong hình. Từ đó yêu cầu HS kể thêm một số nghề, lĩnh vực trồng trọt ở địa phương
+ GV giải thích, bổ sung thêm một số đặc điểm một số nghề trong lĩnh vự ... động của hoạt động nuôi thủy sản đến nền kinh tế theo hiểu biết cá nhân sau khi quan sát video
Hoạt động 2. Ôn lại kiến thức chương :
Hoạt động 2.1: Hệ thống hóa kiến thức Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam ( 12 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết vai trò quan trọng của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam.
b) Nội dung:
- Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam
c) Sản phẩm:
Trả lời câu hỏi và đáp án phiếu học tập số 1
d) Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giao nhiệm vụ học tập:
+ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 10 thành viên
GV hướng dẫn các nhóm phân công cụ thể cho từng thành viên trong nhóm (trên giấy A4): Nhóm trưởng, thư kí, người thuyết trình (vai trò sẽ luân chuyển ở các hoạt động sau).
+ Phát phiếu học tập số 1.
+ Yêu cầu các nhóm xem hình 12.1 Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam (GV phóng to hình ảnh và trình chiếu cho HS dễ quan sát) 
Yêu cầu các nhóm điền đáp án (Vai trò của ngành thủy sản) vào phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 1
TT
Hình ảnh
Vai trò của ngành thủy sản
1
12.1a
2
12.1b
3
12.1c
4
12.1d
5
12.1e
6
12.1f
+ Sau đó, giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi 2 (SHS )
* Kết luận, nhận định:
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, tuyên dương những nhóm làm việc tích cực; khích lệ, động viên những nhóm chưa hoạt động sôi nổi.
- GV kết luận
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS chia nhóm và phân công nhiệm vụ từng thành viên theo yêu cầu.
+ HS quan sát hình 12.1, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1
+ HS thảo luận và trả lời câu hỏi số 2 (SHS)
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nội dung cốt lõi:
1. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế Việt Nam
- Cung cấp thực phẩm cho con người
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác
- Xuất khẩu thủy sản
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động
- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Hoạt động 2.2: Nhắc lại quy trình nuôi Một số thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam (18 phút)
a) Mục tiêu: 
- Giúp HS nhận biết được nguồn lợi thủy sản của Việt Nam.
- Giúp HS nhận biết được một số loài thủy sản nuôi có giá tri kinh tế cao
b) Nội dung: 
- Các nguồn lợi thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt 
- Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam và một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.
c) Sản phẩm: Sản phẩm khăn trãi bàn của các nhóm (giấy Ao), trả lời câu hỏi và đáp án phiếu học tập số 2
d) Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 2.2.1 Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam
* GV giao nhiệm vụ học tập
GV tổ chức cho HS hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm thông qua kĩ thuật khăn trãi bàn tìm hiểu những lợi thế để phát triển ngành nuôi thủy sản ở nước ta?
* Kết luận, nhận định:
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa sản phẩm của các nhóm
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các cá nhân, các nhóm
- GV kết luận
* Thực hiện nhiệm vụ:
 HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm:
+ Mỗi người ngồi vào vị trí xung quanh bàn, trước tấm khăn trãi bàn (giấy Ao)
+ Mỗi cá nhân tự nghiên cứu câu hỏi (Những lợi thế để phát triển ngành nuôi thủy sản ở nước ta?)và làm việc độc lập trong khoảng vài phút để chuẩn bị câu trả lời 
+Viết câu trả lời vào ô mang số của cá nhân HS 
+Sau thời gian làm việc cá nhân, các thành viên thảo luận thống nhất các câu trả lời và viết những ý kiến chung của cả nhóm vào giữa tấm khăn trải bàn (giấy Ao)
* Báo cáo, thảo luận:
 Các nhóm treo sản phẩm, đại diện nhóm trình bày
Hoạt động 2.2.2 Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam
* GV giao nhiệm vụ học tập
 GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm để thảo luận các nội dung: Giá trị kinh tế của Tôm? Những loại thủy sản được nuôi để xuất khẩu ở nước ta?
 + Phát phiếu học tập số 2
+ Yêu cầu các nhóm xem hình 12.2 Một số thủy sản đang được nuôi ở nước ta (GV phóng to hình ảnh và trình chiếu cho HS dễ quan sát) 
Yêu cầu các nhóm điền đáp án vào phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2
TT
Hình ảnh
Tên và môi trường sống của các loại thủy sản
1
12.2a
2
12.2b
3
12.2c
4
12.2d
5
12.2e
6
12.2f
7
12.2g
8
12.2h
9
12.2i
10
12.2j
11
12.2k
12
12.2l
* Kết luận, nhận định:
- GV bổ sung, hoàn chỉnh, sửa chữa (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá quá trình làm việc của các nhóm, tuyên dương những nhóm làm việc tích cực; khích lệ, động viên những nhóm chưa hoạt động sôi nổi.
- GV kết luận
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS phân chia nhóm, tự phân chia nhiệm vụ trong nhóm.
+HS thảo luận hoàn thành các nhiệm vụ đã được giao trước đó: Tìm hiểu giá trị kinh tế của Tôm? Những loại thủy sản được nuôi để xuất khẩu ở nước ta?
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2
+ Nhóm HS có thể nêu khó khăn để GV giúp đỡ kịp thời.
* Báo cáo, thảo luận:
- Đại diện nhóm báo cáo và giải thích, thành viên còn lại có thể nhận xét, bổ sung.
- Đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nội dung cốt lõi:
2. Một số thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam
 2.1 Nguồn lợi thủy sản của Việt Nam
- Thủy sản nước mặn
- Thủy sản nước lợ
- Thủy sản nước ngọt
 2.2 Một số thủy sản có giá trị cao ở Việt Nam
a. Tôm
Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và tôm hùm. 
b. Cá nước ngọt
Cá tra và cá basa 
c. Cá biển
Cá song (cá mủ), cá giò (cá bớp), cá vược (cá chèm), cá chim trắng, cá hồng, cá măng,... 
 Ngoài cá, một số thủy sản nước mặn khác mang lại giá trị cao như cua, ghẹ, nghêu (ngao), hàu, tu hài, ốc hương, trai (nuôi lấy ngọc).
Hoạt động 3. Luyện tập ( 5 phút)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về vai trò cùa ngành nuôi thủy sản đối với nền kinh tế Việt Nam và xác định được một số loài thuỷ sản có giá trị cao ở nước ta.
b) Nội dung: Bài tập ở phần Luyện tập trong SHS 
c) Sản phẩm dự kiến: Đáp án bài tập ở phần Luyện tập trong SHS 
d) Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* GV giao nhiệm vụ học tập
GV dẫn dắt, gợi mở để HS trả lời câu hỏi trong SHS:
Câu 1. Nuôi thủy sản có vai trò gì đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?
Câu 2. Trong những năm vừa qua, nghề nuôi tôm ờ đồng bằng Nam Bộ khá phát triển. Thấy nuôi tôm có lợi, nhiều gia đình đã phá rừng ngập mặn ven biển để làm đầm nuôi tôm. Theo em, cách làm như vậy đúng hay sai? Vì sao?
* Kết luận, nhận định:
Chính xác hóa câu trả lời của HS
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS tập trung nghe GV hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ở phần luyện tập.
+ HS nghiên cứu tài liệu SHS để trả lời các câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận:
+ Đại diện cá nhân HS trả lời và giải thích.
+ HS khác nhận xét, bổ sung
Hoạt động 4. Vận dụng ( 5 phút)
a) Mục tiêu 
- Giúp HS cũng cố các kiến thức, kĩ năng và vận dụng kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm để xác định vai trò cùa ngành nuôi thuỷ sản, nhận biết các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế.
b) Nội dung: bài tập vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT.
c) Sản phẩm dự kiến: đáp án bài tập phần vận dụng trong SHS và bài tập về nhà trong SBT
d) Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu HS làm bài tập phần vận dụng trong SHS (hoạt động cá nhân)
* Kết luận, nhận định:
- Gv nhận xét dựa vào bài tập trong SHS và kết luận, hướng dẫn về nhà
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hs lắng nghe và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS hoàn thành bài tập phần vận dụng trong SHS
IV. PHỤ LỤC 
Đáp án phiếu học tập số 1
TT
Hình ảnh
Vai trò của ngành thủy sản
1
12.1a
Cung cấp thực phẩm cho con người
2
12.1b
Cung cấp nguyên liệu cho ngành chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác.
3
12.1c
Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm.
4
12.1d
Xuất khẩu thủy sản
5
12.1e
Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.
6
12.1f
Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.
Đáp án phiếu học tập số 2
TT
Hình ảnh
Tên và môi trường sống của các loại thủy sản
1
12.2a
Tôm sú (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
2
12.2b
Tôm sú (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
3
12.2c
Tôm thẻ chân trắng (thủy sản nước lợ): ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi..
4
12.2d
Tôm càng xanh (môi trường nước ngọt): ao, ruộng lúa.
5
12.2e
Cá tra nuôi (nước lợ hoặc nước phèn): ao đấy hoặc trong lồng bè.
6
12.2f
Cá rô phi (nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn): sông, suối, kênh, rạch, ao, hồ
7
12.2g
Cá chép (nước ngọt): ao, hồ, sông, suối.
8
12.2h
Cá basa (nước lợ hoặc nước phèn): ao đấy hoặc trong lồng bè.
9
12.2i
Cá mú (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
10
12.2j
Trai (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
11
12.2k
Cá bớp (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
12
12.2l
Cá chim trắng (nước mặn): lồng bè ở ven biển hoặc vùng vịnh.
Bài tập SHS phần Luyện tập.
Câu hỏi 1. Nuôi thủy sản có vai trò gì đối với nền kinh tế và đời sống xã hội?
Trả lời
Nuôi thủy sản có vai trò đối với nền kinh tế và đời sống xã hội:
- Cung cấp thực phẩm cho con người,
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác,
- Làm sạch môi trường nước.
- Làm thức ăn cho gia súc gia cầm (Bột cá làm thức ăn trong chăn nuôi).
- Xuất khẩu thuỷ sản.
- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động,
- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia. 
=> Ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.
Câu hỏi 2. Nếu gia đình em tham gia hoạt động nuôi thủy sản, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, em sẽ nuôi loại thủy sản nào để đạt hiệu quả cao? Hãy giải thích lý do em chọn nuôi loại đó.
Trả lời
Tùy ở địa phương mà có những cách nuôi thủy sản khác nhau:
Ở địa phương em thường nuôi cá. Hình thức nuôi cá chủ yếu là nuôi trong ao nước tĩnh với quy mô nhỏ.
Nuôi tôm theo hình thức nuôi chắn sáo, đăng quầng.
Nuôi lươn, ếch bằng đầm nhân tạo.
Bài tập SHS phần Vận dụng.
	Trả lời
Câu hỏi 1. Em hãy tìm hiểu để mô tả lại cách nuôi trai lấy ngọc. Ngọc trai có giá trị như thế nào?
Trả lời
Để có trai cho ngọc, người nuôi phải trải qua ít nhất 3 giai đoạn:
- Giai đoạn nuôi vỗ
- Giai đoạn nuôi cấy
- Giai đoạn nuôi dưỡng
- Sau đó thực hiện cấy ghép mô tế bào và nhân vào xoang màng áo ngoài của trai.
- Cấy ghép xong, trai được cho vào bể chứa, cố định trong túi lưới trồi treo xuống ao.
Ngọc trai có giá trị:
- Làm trang sức
- Làm đồ trang trí
- Đem lại nguồn giá trị về kinh tế
- Mang ý nghĩa phong thủy

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_7_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_ca_n.docx