Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm

Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm

Tiết 2:

KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất

 - Trình bày được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính

2. Kĩ năng

 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.

3. Thái độ

 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất

 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất

 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx

 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường

4. Năng lực, phầm chất hướng tới

 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.

 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng

II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT

1. Phương pháp

 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập

2. Kĩ thuật dạy học

 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ

III. CHUẨN BỊ

 - Chuẩn bị của Thầy: Giáo án, tranh ảnh liên quan đến bài dạy.

 - Chuẩn bị củaTrò : dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi

 

doc 277 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 7 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: 
PHẦN 1: TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
MỤC TIÊU.
Kiến thức.
Biết vai trò và nhiệm vụ của cây trồng.
Biết khái niệm về đất trồng và thành phần cơ giới của đất.
Biết các tính chất của đất trồng.
Biết cách sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
Biết tác dụng của phân bón trong trồng trọt.
Biết vai trò của giống và cahs chọn tạo giống cây trồng.
Biết cách phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng.
Kĩ năng.
cải tạo được một số loiạ đất, bảo vệ đất không bị bạc màu.
Sử dụng và bảo quản được đúng kĩ thuật một số loiạ phân bón thông dụng.
Phòng trừ được một số loại sâu bệnh hại cây trồng.
Thái độ.
	 - Coi trọng việc sản xuất trồng trọt.
	- Có trách nhiệm áp dụng biện pháp kỹ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt.
	- Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- có ý thức giữ gìn vệ sinh trong sản xuất nông nghiệp. 
4. Năng lực hướng tới.
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 1: 
Bài 1: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức
 - Trình bày được các vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.
 - Trình bày được các vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.
 - Trình bày và giải thích được các biện pháp thực hiện nhiệm vụ tăng số lượng sp trồng trọt, tăng chất lượng sp trồng trọt.
 - Trình bày được k/n đất trồng.
 - Trình bày được vai trò của đất đ/v sự tồn tại, phát triển của cây trồng.
 - Trình bày các thành phần của đất trồng và phân biệt được các thành phần đó về mặt trạng thái, nguồn gốc, vai trò đ/v cây trồng.
2. Kĩ năng.
 - Trình bày được các nhiệm vụ cơ bản của ngành trồng trọt là tạo được sp ngày càng nhiều, ngày càng có chất lượng tốt để cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân, dự trữ lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu phát triển ngành công nghiệp thực phẩm và có nhiều hàng hoá tốt xuất khẩu. 
3. Thái độ.
 - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
Kĩ thật đặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
 - Chuẩn bị của Thầy: SGK, TLTK, mô hình.
 Bảng phụ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.
 - Chuẩn bị củaTrò: dụng cụ học tập, nghiên cứu bài và trả lời các câu hỏi.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tổ chức.
2.Kiểm tra bài cũ
	Xen trong giờ.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
Phương pháp dạy học: thông qua kênh hình bằng TVHD.GV chọn tranh ảnh, hoặc 1 đoạn phim phù hợp.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức
Hàng ngày mỗi người phải sd đến lương thực thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, sữa, trứng, cần phải có nhiều sp từ thực vật, muốn có nhiều sp từ thực vật phải có trồng trọt, muốn trồng rọt thì phải có đất trồng. Như vậy trồng trọt đã có vai trò ntn ? Và có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của XH và đời sống con ng ?. Ta vào tiết học hôm nay : ‘Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng ‘
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức 
Mục tiêu: - Vai trò của trồng trọt đối với đời sống của con người, lấy được VD minh hoạ.
 - Vai trò của trồng trọt đối với việc phát triển ngành chăn nuôi, ngành công nghiệp chế biến, ngành thương mại, lấy được VD minh hoạ.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình.
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức.
	Hoạt động của gv
Hoạt động của học sinh
Nội dung
_ Giáo viên giới thiệu hình 1 SGK và Trình bày câu hỏi:
+ Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? Nhìn vào hình 1 hãy chỉ rõ: hình nào là cung cấp lương thực, thực phẩm?
_ Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt.
_ Giáo viên giảng giải cho Học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp:
+ Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,
+ Cây thực phẩm như rau, quả,
+ Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,
_ Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương.
_ Giáo viên nhận xét, ghi bảng.
_ Học sinh lắng nghe và trả lời:
à Vai trò của trồng trọt là:
_ Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.(hình a)
_ Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi.(hình b)
_ Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. (hình c)
_ Cung cấp nông sản xuất khẩu. (hình d)
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh lắng nghe.
_ Học sinh cho ví dụ.
_ Học sinh ghi bài.
I. VAI TRÒ CỦA TRỒNG TRỌT:
 Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp và nông sản xuất khẩu.
- Yêu cầu học sinh chia nhóm và tiến hành thảo luận để xác định nhiệm vụ nào là nhiệm vụ của trồng trọt?
? Tại sao nhiệm vụ 3, 5 không phải là nhiệm vụ trồng trọt?
- Nhận xét, kết luận.
- Giáo viên yêu cầu học sinh theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng.
? Sử dụng các biện pháp trên có ý nghĩa gì?
? Có phải ở bất kì vùng nào ta cũng sử dụng các biện pháp đó không? Vì sao?
- Học sinh chia nhóm, thảo luận và trả lời:
à Đó là các nhiệm vụ 1,2,4,6.
à Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó:
 + Nhiệm vụ 3: Thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
 + Nhiệm vụ 5: Thuộc lĩnh vực lâm nghiệp.
- Ghi nhận.
- Học sinh thảo luận nhóm và hoàn thành bảng.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- Yêu cầu nêu được:
 + Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích đất canh tác.
 + Tăng vụ trên đơn vị diện tích: tăng sản lượng nông sản.
 + Áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật trồng trọt: tăng năng suất cây trồng.
- Có ý nghĩa là sản xuất ra nhiều nông sản cung cấp cho tiêu dùng.
- Không phải vùng nào ta cũng sử dụng được 3 biện pháp đó vì mỗi vùng có điều kiện khác nhau.
- Ghi nhận.
- Lắng nghe.
II. NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT:
 Nhiệm vụ của trồng trọt là đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
III. ĐỂ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT, CẦN SỬ DỤNG NHỮNG BIỆN PHÁP GÌ?
 Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt là khai hoang, lấn biển, tăng vụ trên đơn vị diện tích và áp dụng các biện pháp kĩ thuật tiên tiến.
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
Phương pháp dạy học: Đưa tình huống
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, giải quyết tình huống
GV giao nhiệm vụ cho học sinh:
Câu hỏi tình huống:
Trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
Bạn Hạnh đã trả lời là:
- Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải,
- Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy
- Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà
- Tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu
Em hãy cho biết bạn Hạnh trả lời sai ở những ý nào. Theo em vì sao bạn Hạnh trả lời sai như vậy?
Hướng dẫn:
- Bạn Hạnh trả lời sai ở ý sau:
   + Tạo ra nhiều lúa, ngô, bắp cải vì chưa hiểu ý của hình 1 mà lại liệt kê những sản phẩm cụ thể, chưa nêu khái quát mà ý của hình là tạo ra nhiều lương thực, thực phẩm.
   + Tạo nhiều dứa, lê mang về nhà máy vì hiểu sai như ý trên.
   + Tạo ra được nhiều bò, lợn, gà là vai trò của Chăn nuôi, không phải của Trồng trọt.
- Nguyên nhân cơ bản của sai lầm nêu trên là chưa khái quát để hiểu đúng ý diễn đạt của hình. (Học sinh phải hiểu và kết luận được mỗi hình nhỏ trong hình 1 diễn đạt điều gì, rồi khái quát để thấy được vai trò của Trồng trọt).
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập 
Phương pháp dạy học: dạy học nêu và giải quyết vấn đề
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, tư duy sáng tạo
Liên hệ địa phương:
Giả sử địa phương em chuyển phần lớn diện tích đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, chỉ còn ít diện tích làm nông nghiệp, mà dân số vẫn đông, thì theo em có biện pháp gì để khắc phục tình trạng mất diện tích nông nghiệp mà nhiệm vụ trồng trọt vẫn thực hiện được?
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học
Phương pháp dạy học: Giao nhiệm vụ
Định hướng phát triển năng lực: tự chủ-tự học, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, giải quyết vấn đề
Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học kỹ câu hỏi SGK.
 - Đọc trước bài 3 : “Một số tính chất chính của đất trồng”.
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Tiết 2: 
KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
 - Trình bày được thành phần cơ giới của đất
 - Trình bày được các trị số pH của đất chua, đất kiềm và đất trung tính
2. Kĩ năng
 - Xác định được thành phần cơ giới và độ pH của đất bằng p2 đơn giản.
3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất
 - Có ý thức cải tạo độ pH của đất
 - Có ý thức bảo vệ, làm cho đất trồng luôn có độ phì nhiêu, đảm bảo cho sx
 - Có ý thức tham gia cùng gia đình trong việc sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo đất vườn, đất đồi nhằm đảm bảo độ phì nhiêu và bảo vệ môi trường
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ t ... ông kiểm tra được kiểu gien 
 * Kiểm tra năng suất : 
Ưu điểm :Có độ chính xác rất cao.
Nhược điểm :cần nhiều thời gian công sức , đòi hỏi số lượng lớn cá thể tham gia chọn lọc
Câu 3 : Tình hình rừng ở nước ta hiện nay như thế nào ? Tác hại của việc phá rừng ? 
Tại sao phải trồng cây xanh trong trường học , trồng rừng ở thành phố , khu công nghiệp ?
*Rừng nước ta trong thời gian qua bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.
*Tác hại : 
 -Thiên tai trên trái đất xảy ra nhiều hơn, mức độ tàn phá cao hơn, thiệt hại nhiều hơn: Trái đất nóng lên, gây ra hiệu ứng nhà kính, nước biển dâng cao, sóng thần, các loài động – thực vật bị tuyệt chủng, ô nhiễm môi trường gây biến đổi khí hậu toàn cầu.
 - Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất nhiều : khí hậu diễn biến khá phức tạp, tình hình xâm ngập mặn nhiều hơn, nguồn nước bị cạn kiệt, hạn hán, bão lũ, rét hại, mưa trái mùa
*Trồng cây xanh trong trường, rừng trong thành phố, khu công nghiệp để bảo vệ và cải tạo môi trường (hút khí cacbonic nhả khí oxi, giảm bớt khí độc hại, làm giảm nhiệt độ, làm sạch bụi trong không khí, làm cho không khí trong lành, giúp cân bằng hệ sinh thái).Tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch - đẹp .
Câu4: Hãy trình bày mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
* Chế biến thức ăn: Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hóa, làm giảm bớt khối lượng, giảm độ thô cứng và khử bỏ chất độc hại.
* Dự  trữ  thức ăn:  Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và luôn có đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi.
Câu 5: Kể tên một số phươmg pháp sản xuất thức ăn giàu protein, giàu gluxit và thức ăn thô ?
a/ Phương pháp sản xuất thức ăn giàu protein :
Chế biến sản phẩm nghề cá
Nuôi giun đất
Trồng xen, tăng vụ cây họ đậu
b/ Phương pháp sản xuất thức ăn giàu Gluxit : 
-Luân canh,gối vụ lúa ngô khoai sắn
c/ Phương pháp sản xuất thức ăn Thô    :     
-Tận dụng đất, trồng nhiều loại cỏ, rau xanh cho vật nuôi
Câu 5: Vai trò của chuồng nuôi. Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh?
a/ Vai trò của chuồng nuôi.
- Chuồng nuôi là nơi ở của vật nuôi.
-Chuồng nuôi phù hợp và vệ sinh sẽ bảo vệ sức khỏe vật nuôi, góp phần nâng cao năng suất chăn
nuôi.
b/ Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh.
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp( ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè), độ
ẩm trong chuồng thích hợp ( khoảng 60-75% ). Độ thông thoáng tốt,nhưng không có gió lùa. Độ
chiếu sáng phải phù hợp với từng loại vật nuôi. Lượng khí độc trong chuồng ít nhất ( như khí
amôniac, khí hidrô sunphua )
- Xây dựng chuồng nuôi phải đúng kĩ thuật về: chọn địa điểm, hướng chuồng( hướng Nam hoặc Đông
Nam)  , nền  chuồng, mái che, tường bao và các thiết bị khác
Câu 6: Cách nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non ?
-     Nuôi vật nuôi mẹ tốt để có nhiều sữa chất lượng tốt.
-     Cho bú sữa đầu
-    Giữ ấm cho cơ thể
-     Tập cho vật nuôi non ăn sớm.
-     Cho vật nuôi non vận động và tiếp xúc nhiều với ánh sáng.
-     Giữ vệ sinh và phòng bệnh cho vật nuôi non
Câu 7: Vắc xin là gì ? Cho biết tác dụng của vắc xin.
* Vắc xin là gì:  - Vắc xin là chế phẩm sinh học, được điều chế từ chính mầm bệnh gây ra bệnh mà
ta muốn phòng ngừa.  VD: Vắc xin dịch tả lợn được chế từ vi rút gây bệnh dịch tả lợn.
- Vắc xin có 2 loại: Vắc xin chết (vô hoạt) và Vắc xin nhược độc.
* Tác dụng của vắc xin:  Tạo cho cơ thể có được khả năng miễn dịch.
Khi đưa vắcxin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh ( bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể vật
sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương
ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập trở lại, cơ thể vật có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi
không bị mắc bệnh gọi là vật đã có khả năng miễn dịch.
Câu 8: Phân biệt bệnh truyền nhiễm và bệnh thông thường ?
- Bệnh truyền nhiễm: do vi sinh vật gây ra, lây lan nhanh thành dịch, gây tổn thất lớn : làm chết nhiều vật nuôi, lây truyền bệnh cho người, thiệt hại về người và tài sản như bệnh toi gà, dịch tả lợn, heo tai xanh ...
- Bệnh thông thường: không phải do vi sinh vật gây ra, không lây lan nhanh, không thành dịch, làm làm chết nhiều vật nuôi như bệnh do ngộ độc thức ăn, bị bỏng, say nắng, giun sán ...
Câu 9 : Hãy Trình bày nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi ?
Giải thích câu nói : “ Phòng bệnh hơn chữa bệnh ”
* Nguyên nhân gây bệnh: gồm yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài 
Yếu tố bên trong là : yếu tố di truyền 
Yếu tố bên ngoài là : + Cơ học ( chấn thương ) 
 + Lí học ( nhiệt độ cao ) 
 + Hóa học ( ngộ độc ) 
 + Sinh học : ▪ Kí sinh trùng ▪ Vi sinh vật 
* Giải thích : Phòng bệnh như giữ chuồng trại sạch sẽ, thức ăn sạch, cơ thể sạch, tiêm ngừa ... , nếu phòng bệnh tốt con vật sẽ không bị ốm hoặc bệnh nhẹ sẽ ít tốn chi phí, công sức, thời gian để chữa bệnh, năng suất vật nuôi cao .
 Chữa bệnh là đợi đến khi vật nuôi bị bệnh mới chữa trị, sẽ tốn tiền thuốc chữa, con vật sút cân, giảm sức khỏe có thể bị chết gây thiệt hại cho nhà chăn nuôi đồng thời ảnh hưởng lớn đến xã hội loài người như bệnh cóm gia cầm ... 
Câu 10 : Hãy Trình bày vai trò của rừng và trồng rừng ở nước ta ?
-Làm sạch môi trường không khí và nuôi dưỡng mạch nước ngầm ?
- Chắn gió, hạn chế dòng chảy.
- Cung cấp nguyên liệu xuất khẩu.
- Cung cấp lâm sản cho gia đình.
- Làm nơi tham quan.
- Bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiện.
Bài tập điền từ vào chỗ trống:
BT :Giống vật nuôi / trang 83
BT:Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi / trang 87
BT:Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi ?/trang 103
BT:Chuồng nuôi / trang 117
BT: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi / trang 124
4. Củng cố
5. Dặn dò:
	Ôn lại toàn bộ kiến thức để chuẩn bị kiểm tra học kì
V. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ngày soạn: Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ II
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Kiểm tra toàn bộ kiến thức học kì II	
2. Kỹ năng:
 - Rèn luyện kĩ năng làm bài, kĩ năng ghi nhớ.
3. Thái độ:
 - Thái độ kiểm tra nghiêm túc.
4. Năng lực, phầm chất hướng tới
 - Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực giao tiếp; Năng lực hợp tác; Năng lực sử dụng ngôn ngữ; Năng lực tính toán.
 - Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng
II. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT
1. Phương pháp
 - PP dạy học Gợi mở - vấn đáp, PP thuyết trình, PP hoạt động nhóm, PP công tác độc lập
2. Kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thật dặt câu hỏi, thuyết trình + Trực quan + ĐTNVĐ
III. CHUẨN BỊ
	- GV: đế, đáp án kiểm tra
	- HS: kiến thức.
IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục:
1. Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới: 
MA TRẬN
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
VD thấp
VD cao
TL
TL
TL
TL
Chuồng nuôi và vệ sinh trong chăn nuôi
Trình bày được vai trò của chuồng nuôi
Số câu
Điểm
%
1
1
10%
1
1
10%
Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi
Biết các vấn đề khi chăm sóc vật nuôi cái sinh sản
Giải thích được các vấn đề trong chăm sóc vật nuôi
Số câu
Điểm
%
½
1,5
15%
½
1,5
15%
1
3
30%
Vai trò và nhiệm vụ phát triển chăn nuôi
Trình bày được vai trò của ngành chăn nuôi
Số câu
Điểm
%
1/2
1
10%
1/2
1
10%
Thức ăn vật nuôi
Hiểu được cách tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của vật nuôi
Số câu
%
Điểm
½
2
20%
½
2
20%
Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Hiểu được các nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi
Lấy được ví dụ của từng nguyên nhân
Phân tích được từng nguyên nhân gây bệnh
Số câu
%
Điểm
1/3
1
10%
1/3
1
10%
1/3
1
10%
1
3
30%
Số câu
Điểm
%
3/2
2
20%
5/6
2,5
25%
5/6
3
30%
5/6
2,5
25%
4
10
100%
ĐỀ BÀI
Câu 1 : Hãy Trình bày vai trò của chuồng nuôi? (1đ)
Câu 2: Nuôi dưỡng vật nuôi cái phải chú đến vấn đề gì ? Vì sao? (3đ)
Câu 3: a. Em hãy Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi? (1đ)
 b. Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá, hấp thụ như thế nào?(2đ)
Câu 4: Hãy Trình bày nguyên nhân gây bệnh ở vật nuôi. Phân tích và lấy ví dụ cụ thể từng nguyên nhân? (3đ)
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1
Vai trò của chuồng nuôi:
- Giúp vật nuôi tránh được thay đổi về thời tiết 
- Giúp vật nuôi hạn chế tiếp súc mầm bệnh 
- Giúp cho việc chăn nuôi theo quy trình khoa học 
- Giúp cho việc quản lí tốt vật nuôi ,thu được chất thải và tránh ô nhiễm môi trường .
1đ
2
Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản cần chú ý:
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho từng giai đoạn nhất là prôtêin ,chất khoang và vitamin(A,B,D,E)
- Chú ý đến chế độ vận động ,tắm chải hợp lí ,nhất là cuối giai đoạn mang thai .
- Tại vì : cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai phát triển tốt 
2 đ
1đ
3
a. Trình bày được vai trò của ngành chăn nuôi
1đ
b. Cơ chế tiêu hóa, hấp thụ thức ăn của vật nuôi:
2đ
- Nước hấp thụ qua vách ruột vào máu 
- Prôtêin hấp thụ dưới dạng axít amin 
- Li pít hấp thụ dưới dạng glyxerin và axít béo 
- Gluxít hấp thụ dưới dạng đường đơn 
- Muối khoáng hấp thụ dưới dạng iôn khoáng 
- Vi ta min được hấp thụ qua vách ruột vào máu 
4
- Nguyên nhân bên trong yếu tố di truyền 
- Nguyên nhân bên ngoài :
 + Lí học :nhiệt độ cao 
 + Hoá học :ngộ độc 
 + Cơ học :chấn thương 
 + Sinh học kí sinh trùng (bệnh không truyền nhiễm ),vi khuẩn ,vi rus(bệnh truyền nhiễm )
- Lấy ví dụ :do bị lạnh lợn con bị đi ỉa cứt trắng
3đ
4. Củng cố
5. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau
	Chuẩn bị nội dung bài sau
V. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM .....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_lop_7_chuong_trinh_ca_nam.doc