Tiết 2. Bài 3:
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Biết đ¬ược thành phần cơ giới của đất là gì.
+ Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính.
+ Biết đ¬ược khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất.
+ Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất.
2.Kỹ năng: Vận dụng tính chất của đất để áp dụng trong trồng trọt tại gia đình.
3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. Chuẩn bị:
1. GV: Nghiên cứu SGK, các tài liệu có liên quan.
2. HS: Đọc trước bài 3.
III. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp: (1 phút )
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút )
Ngày soạn: 3/9/2021 Ngày dạy: 10/9/2021: Điều chỉnh: ................. PHẦN I: TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT Tiết 1 – Bài 1, 2 : VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được vai trò của trồng trọt, biết được nhiệm vụ của trồng trọt hiện nay. - Hiểu được đất trồng là gì?. Biết được vai trò của đất trồng, biết được các thành phần chính của đất trồng. 2. Kĩ năng: - Biết được một số biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt. - Xác định được thành phần của đất. 3. Thái độ: Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: 1. GV: SGK, SGV 2. HS: Đọc trước bài 1 III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp: (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3. Bài mới: (1 phút ) Ở lớp 6 các em dã được học 1 phân môn của bộ môn công nghệ.Trong phân môn đó các em đã được biết về may, thêu, đan đặc biệt là chế biến thực phẩm và thu chi trong gia đình.Trong năm học này các em được tiếp tục làm quen với phân môn mới của bộ môn công nghệ đó là nông-lâm-ngư nghiệp,bao gồm 4 phần:trồng trọt,chăn nuôi,lâm nghiệp và thủy sản.Đầu tiên chúng ta nghiên cứu phần trồng trọt.Phần này gồm 2 chương,hôm nay chúng ta bước vào chương đầu tiên của phần trồng trọt là: đại cương về kĩ thuật trồng trọt.Bài đầu tiên giúp ta biết được vai trò,nhiệm vụ của trồng trọt. (1 phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt: (10 phút) - GV: Troàng troït laø lónh vöïc saûn xuaát quan troïng cuûa neàn noâng nghieäp ôû nöôùc ta. Dựa vào hình 1 em hãy trả lời vào vở bài tập câu hỏi: trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế? - Giáo viên giải thích hình để học sinh rõ thêm về từng vai trò của trồng trọt. - Học sinh lắng nghe và trả lời: Vai trò của trồng trọt là: + Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. ( hình a). + Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi. ( hình b). + Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. ( hình c) + Cung cấp nông sản xuất khẩu. ( hình d) - Giáo viên giảng giải cho học sinh hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp: + Cây lương thực là cây trồng cho chất bột như: lúa, ngô, khoai, sắn,... + Cây thực phẩm như: rau, quả,... + Cây công nghiệp là những cây cho sản phẩm làm nguyên liệu trong công nghiệp chế biến như: mía, bông, cà phê, chè,... - Giáo viên yêu cầu học sinh hãy kể một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương. - Giáo viên nhận xét, ghi bảng. ? Trồng trọt có vai trò gì đối với môi trường? I.Vai trò của trồng trọt * Trồng trọt cung cấp: - Thực phẩm, lương thực cho con người. - Thức ăn cho chăn nuôi. - Nguyên liệu cho công nghiệp. - Nông sản để xuất khẩu. Trồng trọt có vai trò rất lớn trong việc điều hòa không khí, bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt : (10 phút) GV: phân nhóm ? Dựa vào vai trò của trồng trọt, em hãy xác định nhiệm vụ nào dưới đây là nhiệm vụ của trồng trọt. HS: Các nhóm thảo luận và trả lời: Đó là nhiệm vụ 1,2,4,6 ? Tại sao 3,5 không phải là nhiệm vụ của trồng trọt. HS: Trả lời ( Vì trong trồng trọt không cung cấp được những sản phẩm đó. Nhiệm vụ 3 thuộc lĩnh vực chăn nuôi, nhiệm vụ 5 thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Gv: Nhận xét, kết luận II. Nhiệm vụ của trồng trọt: - Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống cho nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu - Phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu. Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt ( 7 phút) - GV yêu cầu HS theo nhóm cũ, quan sát bảng và hoàn thành bảng, ( GV phát phiếu học tập) - HS: thảo luận nhóm và hoàn thành bảng - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. - Yêu cầu nêu được: + Khai hoang, lấn biển: tăng diện tích canh tác. + Tăng vụ trên đơn vị diện tích: Tăng sản lượng nông sản. + Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt: Tăng năng suất cây trồng. GV: Nhận xét. GV: Để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? HS: Trả lời, GV: Kết luận III. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì? Biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt: + Khai hoang lấn biển, + Tăng vụ trên đơn vị diện tích đất trồng. + Áp dụng đúng biện pháp kĩ thuật trồng trọt. Hoạt động 4:Tìm hiểu khái niệm về đất trồng ( 13 phút) GV: Cho HS đọc mục 1 phần I SGK. ? Đất trồng là gì? ( Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.) ? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không Tại sao? (Lớp than đá không phải là đất trồng vì thực vật không thể sống trên lớp đất than đá được GV: nhấn mạnh: chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của Trái đất trên đó thực vật có thể sinh sống được mới gọi là đất trồng. ? Đất trồng do đá biến đổi thành. Vậy đất trồng và đá có khác nhau không? Nếu khác thì khác ở chỗ nào? HS: trả lời ( Đất trồng khác với đá ở chỗ đất trồng có độ phì nhiêu) Chúng ta đều biết đất có vai trò đặc biệt đối với đời sống cây trồng. ? Ngoài đất ra cây trồng có thể sống ở môi trường nào? HS: môi trường nước. GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2 (SGK – trang 7) và cho biết 2 hình a, b có đặc điểm gì giống và khác nhau. HS: Trả lời ( + Giống nhau: Đều có oxi, nước, dinh dưỡng + Khác nhau: Cây ở chậu a không có giá đỡ nhưng vẫn đứng vững, còn chậu b nhờ có giá đỡ nên mới đứng vững.) GV: Nhận xét, bổ sung. ? Đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng? HS: Trả lời - GV: Chốt lại kiến thức, ghi bảng. IV. khái niệm về đất trồng Đất trồng là gì? - Khái niệm: Là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. 2. Vai trò của đất trồng. - Đất cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng thẳng. 3.Tìm hiểu thành phần của đất trồng: - GV giới thiệu cho HS sơ đồ 1 (SGK – trg 7) ? Đất trồng gồm những thành phần nào? ? Phần khí gồm những khí nào? ? Phần rắn gồm có những chất gì? ? Phần lỏng có tác dụng gì? ( Cây trồng muốn sống được là nhờ một phần chất lỏng trong đất) HS: trả lời, nhận xét. 3.Thành phần của đất trồng: - Gồm 3 thành phần: * Phần khí * Phần rắn ( Chất vô cơ, chất hữu cơ) * Phần lỏng 4. Củng cố dăn dò: (3 phút ) Yêu cầu hs trả lời câu hỏi trong SGK Dặn dò: Học thuộc bài, trả loài câu hỏi SGK. *. Rút kinh nghiệm: ------------------------- Ngày soạn: 9/9/2021 Ngày dạy: 17 /9/2021: Điều chỉnh: 22/9/2021 Tiết 2. Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: + Biết được thành phần cơ giới của đất là gì. + Hiểu được thế nào là đất chua, đất kiềm và đất trung tính. + Biết được khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. + Hiểu được thế nào là độ phì nhiêu của đất. 2.Kỹ năng: Vận dụng tính chất của đất để áp dụng trong trồng trọt tại gia đình. 3.Thái độ: Có ý thức bảo vệ duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. Chuẩn bị: 1. GV: Nghiên cứu SGK, các tài liệu có liên quan. 2. HS: Đọc trước bài 3. III. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: (1 phút ) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút ) Hoạt động của GV và HS Đáp án Điểm - GV: Đặt câu hỏi ? Em hãy nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt? - HS: Trả lời - Vai trò: Trồng trọt cung cấp: + Thực phẩm, lương thực cho con người. + Thức ăn cho chăn nuôi. + Nguyên liệu cho công nghiệp + Nông sản để xuất khẩu - Nhiệm vụ: Đảm bảo lương thựcvà thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu 5 - GV: Hỏi thêm ? Đất trồng là gì? Đất trồng có vai trò như thế nào đối với đời sống cây trồng? - HS: Trả lời. - GV: Nhận xét. - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. - Đất trồng có vai trò là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây đứng vững. 5 3. Bài mới: (32 phút ) Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất. Để hiểu rõ ta đi vào bài: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất: (8 phút) GV: ở giờ trước các em đã tìm hiểu thành phần của đất trồng. ? Em hãy nhắc lại phần rắn của đất bao gồm những thành phần nào? HS: Thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ Thành phần khoáng của đất bao gồm hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất gọi là thành phần cơ giới của đất. ? Thành phần cơ giới của đất là gì? HS: Trả lời. GV: Nhận xét, chốt ? Dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất làm mấy loại chính? HS: 3 loại: Đất cát, đất thịt, đất sét. GV: Giữa các loại đất này có các loại đất trung gian. Ví dụ: Đất cát pha, đất thịt nhẹ. ? Em hãy cho biết ý nghĩa thực tế của việc xác định thành phần cơ giới của đất là gì? Dựa vào thông tin trong SGK, HS có thể trả lời: dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành đất cát, đất thịt, và đất sét. I. Thành phần cơ giới của đất: - Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ phần trăm của các hạt cát, limon, và sét có trong đất - Tùy tỉ lệ hạt trong đất mà chia đất làm 3 loại chính: + Đất cát. + Đất thịt. + Đất sét. Hoạt động 2: Phân biệt độ chua, độ kiềm của đất:(8 phút) GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? Em hãy cho biết độ pH dùng để đo cái gì? HS: Đo độ chua, độ kiềm của đất. ? Trị số pH dao động trong phạm vi nào? HS: Dao động từ 0 đến 14. ? Với các giá trị nào của pH thì đất gọi là đất chua, kiềm và trung tính? HS: Trả lời - Đất chua: pH < 6,5 - Đất trung tính pH = 6,6 – 7,5 - Đất kiềm pH > 7,5 ? Người ta chia đất thành đất chua, kiềm và trung tính để làm gì? HS: Trả lời. GV: Người ta chia đất thành đất chua, kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất. Bởi vì mỗi loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. Việc nghiên cứu, Xác định độ pH của đất giúp ta bố trí cây trồng phù hợp với đất. Đối với đất chua cần bón vôi để cải tạo. II. Độ chua, Độ kiềm của đất: * Dựa vào độ pH có ba loại đất - Đất chua: pH < 6,5 - Đất trung tính pH = 6,6 – 7,5 - Đất kiềm pH > 7,5 Hoạt động 3: Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng :(8 phút) GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK ? Em hãy cho biết vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? HS: Đất giữ được nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt ... n lót là bón phân vào đất (a).. Nhằm cung cấp (b)............... Cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. II. TỰ LUẬN: (7 đ’) Câu 7: ( 3 đ') Nêu vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt đối với nông nghiệp nước ta. Câu 8: ( 2 đ') Giải thích vì sao phân hữu cơ, phân lân thường dùng bón lót ; phân đạm, Kali, phân hỗn hợp thường dùng bón thúc. Câu 9: ( 1 đ') Tại sao châu chấu trưởng thành phá hoại hơn châu chấu non ? Câu 10: ( 1 đ') Kể tên các loại côn trùng có lợi (tiêu diệt sâu hại) và côn trùng có hại (phá hoại mùa màng). ------------- HẾT-------------- * ĐÁP ÁN I. Trắc nghiệm : ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6a 6b Đáp án C B D D B Trước khi gieo trồng Chất dinh dưỡng Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 II. Tự luận : ( 7 điểm) Đáp án Điểm Câu 7: * Trồng trọt có vai trò cung cấp : - Lương thực, thực phẩm cho con người. - Nguyên liệu cho các nhà máy. - Thức ăn cho chăn nuôi. - Nông sản cho xuất khẩu. * Nhiệm vụ của trồng trọt là bảo đảm lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. 0,5đ’ 0,5đ’ 0,5đ’ 0,5đ’ 1đ’ Câu 8: - Phân hữu cơ và phân lân : các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay, phải có thời gian để phân huỷ thành các chất hoà tan cây mới sử dụng được dùng bón lót. - Phân đạm, kali, hỗn hợp : Tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay. Dùng bón thúc. 1đ’ 1đ’ Câu 9: - Nhảy xa, có cánh bay xa nên phạm vi phá hoại mạnh hơn. - Ăn khoẻ hơn châu chấu non. 0,5đ’ 0,5đ’ Câu 10: - Các loại côn trùng có lợi : Ong mắt đỏ, bọ rùa,.... - Các loại côn trùng có hại : Châu chấu, sâu non, cào cào,... 0,5đ’ 0,5đ’ Ngày soạn:1/1/2019 Ngày giảng lớp 7A: 2/1/2019 Điều chỉnh: Ngày giảng lớp 7B: 29/1/2019 Điều chỉnh: Ngày giảng lớp 7C: 4/1/2019 Điều chỉnh: Tiết 28.CHỦ ĐỀ MỚI HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (Cây thạch đen) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS nắm vững kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây thạch đen 2. Kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn cây thạch đen. 3. Thái độ: Có hứng thú trong học tập. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Tài liệu về cây thạch đen. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: (38’) TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 8p HĐ1: Tìm hiểu về cách giới thiệu câ thạch đen. GV: Địa phương em có trồng cây thạch đen không? HS: Trả lời GV: Chốt, kết luận Giới thiệu: Cây thạch đen còn gọi là Sương sáo, có tác dụng làm thuốc. Lá có vị hơi ngọt, tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt chữa cảm mạo do nắng nóng.Cây thạch đen là loại cây thảo, phân nhánh nhiều, toả ra trên mặt đất giống như cây bạc hà. Lá màu xanh nhạt, hình trứng, mép có răng. Hoa mọc thành cụm dày đặc ở đầu cành. Cây ra hoa vào cuối thu, đầu đông. Ở Cao Bằng được trồng nhiều nhất ở huyện Thạch An. 15p HĐ 2: Tìm hiểu về nhân giống và chọn đất: GV: Theo em nhân giống và chọn đất như thế nào? HS: Trả lời. GV: Chốt, kết luận. 2. Nhân giống và chọn đất. Cây thạch đen chỉ nhân giống bằng con đường vô tính, nguồn giống chủ yếu bằng gốc thân của vụ trước. Cây ưa đất ẩm thuộc loại đất thịt pha cát có tầng sâu dày, không lẫn đá. Không trồng thạch đen trên đất thịt nặng hay đất do đá vôi phong hoá. Đồng bào thường trồng trên đất nương rẫy đã bỏ hoá 2 – 3 năm. Trồng gần nhà để có điều kiện chăm sóc tốt, năng suất có thể cao gấp đôi so với trồng ngoài đồi. Cây thạch đen là cây ngắn ngày, nhân dân địa phương thường hay nói với nhau là cây xoá đói giảm nghèo. 15p HĐ 3: Tìm hiểu cách chế biến. GV: Cách chế biến thạch đen như thế nào? HS: Trả lời. GV: Chốt, kết luận. 3- Chế biến. Nếu được chăm sóc và bón phân tốt, một năm có thể thu hoạch 2 lần (vào tháng 6 và tháng 10-11). Thu hoạch khi cây xuất hiện nụ hoa ở ngọn là năng suất cao nhất. Cần cắt sát gốc, thân và lá thu về rải đều, phơi nắng nhẹ một ngày sau đó đánh đống lại 1-2 ngày mới đem ra phơi tiếp. Khoảng 2-3 ngày phơi là khô. Nếu ruộng không bón phân để phát triển tự nhiên, thì mỗi năm chỉ thu một lần vào tháng 10 – 11. Thường 10 kg thân lá thạch tươi thì được 1 kg khô.Muốn chế biến Thạch ăn, phải rửa cành lá thạch khô hết đất cát rồi cho vào nồi nấu nhừ, bắc ra để nguội, nắm vắt bỏ bã, đổ nước vào túi vải sạch, vắt lọc lấy nước, rồi đổ bột gạo vào quấy đều trên bếp lửa. Khi nào dung dịch đặc quánh lại, bắc ra đổ vào chậu, để nguội là có thạch ăn. Khi chế biến thường theo công thức: 0,3 kg cành, lá thạch khô + 2 bò bột gạo tẻ sẽ nấu được 6 – 7 kg thạch ăn. Dùng ít bột hoà thì thạch sẽ đen và ngon hơn.Thạch đen là một loại cây có giá trị và triển vọng, cần có chính sách và kỹ thuật hỗ trợ để người dân có thể phát triển lâu dài loại hàng hoá này. 4. Củng cố: (5 phút) GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học 5. Dặn dò: (2 phút) - Về nhà học bài - Đọc và xem trước bài 32 *. Rút kinh nghiệm: 1. Nội dung:................................................................................................................. 2. Phương pháp:........................................................................................................... 3. Hình thức tổ chức DH:............................................................................................ 4. Tham gia hoạt động của HS:................................................................................... 5. Hiệu quả của giờ dạy:.............................................................................................. ------------------------------------------ Ngày soạn: 10/1/2021 Ngày dạy lớp : 15 /1 /2021 Điều chỉnh:.......................................... TIẾT 28 – CĐDH1 HƯỚNG DẪN KĨ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG (Cây Mía) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm vững kiến thức về kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mía - Biết được quy trình làm đường phên 2. Kĩ năng: Có kĩ năng lựa chọn cây mía. 3. Thái độ: Có hứng thú trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên - Tài liệu về cây cây mía. 2. Học sinh - Đồ dùng học tập. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: TG Hoạt động của GV và HS Nội dung 5’p HĐ 1.GV giới thiệu. ĐƯỜNG PHÊN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG Đường phên Bình Độ được người dân các thôn Pò Lạn, Khau Khuyu, Bản Slào xã Quốc Việt, huyện Tràng Định chế biến theo phương pháp thủ công, nguyên liệu là cây mía đường do người dân tự trồng và chăm sóc. Sản phẩm của họ mang tính chất đặc trưng của vùng quê, đảm bảo tiêu chí an toàn cho sức khỏe, không pha lẫn tạp chất, 100% nguyên liệu là cây mía đường, khi sản xuất không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm đường phên Bình Độ có giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân HS lăng nghe. 15p HĐ 2: Quy trình trồng mía và thu hái: GV: Địa phương em có trồng cây thạch đen không? ? Em hãy chia sẻ quy trình trồng mía mà em biết? HS: Trả lời. GV: Chốt, kết luận. I.Quy trình trồng mía và thu hái: 1.Cách chọn giống mía -Mía giống phải lấy từ các ruộng đảm bảo các yếu tố sau: chỉ lấy giống ở những ruộng không bị bệnh than thối đỏ, không có các triệu trứng các bệnh vi rút, vi khuẩn và mầm bệnh. - Hom mía giống phải đạt các yêu cầu sau: có từ 2 đến 3 mắt mầm, không nhiễm sâu bệnh. 2. đất -Sau khi làm sạch cỏ thì cày sâu 30 – 35 cm, cho phân chuồng xuống đất, tiếp tục bừa từ 2- 3 lần, rạch hàng một lần từ 25 – 30 cm, hàng cách hàng khoảng 50 cm. 3. Cách trồng: Trồng mía từ cuối tháng riêng và đầu tháng 2 âm lịch hàng năm. Đặt hom theo rãnh theo hàng đơn sau đó phủ kín đất từ 7 – 10 cm. 4.Chăm sóc: Bón phân cho mía 2 lần: Lần 1: Thời kì mầm non từ 1-5 lá thật làm sạch cỏ sau đó bón đạm, kali, lân cho cây. Lần 2: Thời kì sinh trưởng (cây cao khoảng 1m) làm sạch cỏ mía, bón kali, lân, đạm. Loại bỏ bớt lá già để cây sinh trưởng và phát triển tốt. 5.Thu hoạch: -Thu hoạch mía từ đầu tháng 12 âm lịch. -Khi mía chín lá sít lại, ngả mầu hơi vàng, các đốt phần trên ngọn ngắn lại, ta tiến hành thu hoạch. -Chặt sát gốc mía để tránh tình trạng lãng phí, mất trữ lượng đường. -Từ khi chặt mía đến khi ép không để mía quá thời gian 24 giờ, mía chưa được ép ngay cần che phủ để giảm tối đa thất thoát đường. 15p HĐ 3: Tìm hiểu cách chế biến. GV: Em hãy chia sẻ quy trình làm đường như thế nào như thế nào? HS: Trả lời. GV: Chốt, kết luận. Chú ý: Khi nước đường đặc hơn ta phải khuấy liên tục, đun cho đến khi nước đường đặc quánh lại, để biết được quá trình đun xong hay chưa ta cho vài giọt nước đường trong chảo đổ vào bát nước nguội để thử, nếu thấy những giọt nước đường trong bát nước quyện lại thành viên lấy tay cầm vẫn còn mềm là được và tắt lửa, để đường đặc quá sẽ bị đắng. - Đổ ra khuôn hình chữ nhật, mỗi khuôn đóng được 2kg đường. Tiếp tục để đường trong khuôn khoảng 3 đến 4 tiếng cho đường nguội và khô lại, bóc đường ra khỏi khuôn, cho các miếng đường vào túi nilon. Mỗi mẻ đường cho khoảng 20 đến 30kg đường miếng. Đường nguội và khô lại, bóc đường ra khỏi khuôn. II. Quy trình làm đường: -Bước 1: Sau khi thu hoạch mía được róc sạch lớp lá ngoài, cho vào máy ép, máy ép mía chạy bằng nguyên liệu xăng dầu. Ta được sản phẩm nước mía. -Bước 2: Thực hiện quá trình lọc nước mía, lọc xong đổ nước mía vào chiếc chảo gang to để trên bếp lò. Lò nấu đường phên cao khoảng nửa mét. -Bước 3: Dùng củi hoặc bã mía khô để đun bếp lò. Khi bắt đầu đun ta phải để lửa cháy to và đều cho đến khi nước đường trong chảo sôi, thì cho lửa nhỏ hơn. Vừa đun vừa vớt sạch bọt trên bề mặt để nước đường không còn cặn bẩn. Bước 4: Sau khi tắt lửa múc nhanh nước đường đặc ra chảo hoặc chậu sạch và khuấy liên tục đều tay khoảng 30 phút để cho đường không bị đổi màu (đây là bí quyết để cho đường có màu vàng sánh). 5’ Hoạt động 3: Cách sử lí bá mía sau khi thu hoạch. GV kết hợp hình ảnh và giới thiệu -Bã mía sau khi được xử lý sẽ diệt hết vi khuẩn có hại, làm nguyên liệu để cải tạo đất rất tốt do bã mía có tính giữ nước, chống khô hạn, rất phù hợp cho việc trồng rau sạch, cây ăn quả, trồng nấm ... -Trộn bã mía vào đất trồng hoa màu, bã mía sẽ phân hủy hòa vào đất, tạo ra nguồn phân hữu cơ dồi dào, tự nó biến đất bạc thành đất màu mỡ. 4. Củng cố dăn dò: (5 phút) GV: Hệ thống lại bài học, đánh giá giờ học - Về nhà học bài - Đọc và xem trước bài 30,31 *. Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: