CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT
Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tế của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt (làm đất và bón phân lót).
- Trình bày được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt, các công việc làm đất đối với mục đích trồng trọt khác nhau.
- Giải thích được ý nghĩa của việc làm đất đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đối với cỏ dại và sâu hại.
2. Kỹ năng:
- Hình thành tư duy kĩ thuật cho HS
Tiết 15 Ngày soạn: ...../ ...../ ...... CHƯƠNG II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG TRỒNG TRỌT Bài 15: LÀM ĐẤT VÀ BÓN PHÂN LÓT. A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu được cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tế của quy trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt (làm đất và bón phân lót). - Trình bày được mục đích của việc làm đất trong trồng trọt, các công việc làm đất đối với mục đích trồng trọt khác nhau. - Giải thích được ý nghĩa của việc làm đất đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng đối với cỏ dại và sâu hại. 2. Kỹ năng: - Hình thành tư duy kĩ thuật cho HS 3. Thái độ: - Tích cực vận dụng kiến thức đã học vào sản xuất và bảo vệ môi trường: Có ý thức cùng gia đình thực hiện làm đất, bón phân cho cây trồng ở vườn gia đình để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. B. Phương pháp giảng dạy: Vấn đáp C. Chuẩn bị giáo cụ: 1. Giáo viên: Thu thập các tài liệu kinh nghiêm ở địa phương về làm đất và kỹ thuật bón phân lót 2. Học sinh: Tìm hiểu các công việc làm đất ( yêu cầu cần đạt, mục đích ). D. Tiến trình bài dạy: 1. Ôn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1’) Lớp 7A: Tổng số: Vắng Lớp 7B: Tổng số: Vắng 2. Kiểm tra bài củ: (không) 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (2’) Ở chương I , các em đã hiểu biết về đất trồng, phân bón, giống cây trồng. Qua chương II các em sẽ biết qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong trồng trọt , Vậy việc đầu tiên phải làm là : “ Làm đất và bón phân lót ”. b. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HĐ1.Tìm hiểu các công việc làm đất (20’) GV: Đưa ra ví dụ để học sinh nhận xét tình trạng đất ( cứng – mềm ) GV: Làm đất nhằm mục đích gì? HS: Trả lời GV: Kết luận HS: Lắng nghe GV: Hãy nghiên cứu sgk và tranh hình 25, 26 sgk - thảo luận nhóm 3 vấn đề : + Kể tên các công việc làm đất. + Yêu cầu cần đạt của các công việc làm đất. + Mục đích của các công việc làm đất. HS: Thảo luận theo nhóm GV: Yêu cầu đại dịên nhóm trình bày : yêu cầu, mục đích của từng công việc . Nhóm khác bổ sung , góp ý. GV: Kết luận. GV: Tại sao phải lên luống? Lấy VD các loại cây trồng lên luống. HS: Trả lời I. Làm đất nhằm mục đích gì? - Mục đích làm đất: làm cho đất tơi xốp tăng khả năng giữ nước chất dinh dưỡng, diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh ẩn nấp trong đất. II. Các công việc làm đất. a. Cày đất: - Xáo trộn lớp đất mặt làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại. b.Bừa và đập đất. - Làm cho đất nhỏ và san phẳng c.Lên luống. - Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng phát triển. - Các loại cây trồng lên luống, Ngô, khoai, rau, đậu, đỗ HĐ2.Tìm hiểu kỹ thuật bón phân lót.(15’) GV: Hãy nhắc lại thế nào là bón lót, loại phân được sủ dụng để bón lót ? HS: nhắc lại GV: đọc phần bón phân lót ( sgk ) và nêu cách bón lót phổ biến mà em biết ?. HS: liên hệ thực tế ; đất trồng cây gì thường bón vãi trước khi bừa ? ( lúa ) ; đất trồng cây gì thì bón theo hốc, theo hàng ? ( rau màu ). GV nhấn mạnh : phải lấp phân hay trộn phân vào đất ngay để không cho chất dinh dưỡng trong phân mất đi . dùng phân hữu cơ phải hoai mục để tránh gây ô nhiễm môi trường . III. Bón phân lót. - Sử dụng phân hữu cơ hoặc phân lân theo quy trình. - Rải phân lên mặt ruộng hay theo hàng, theo hốc. - Cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. 4. Củng cố:(5p) - Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc? - Em hãy nêu quy trình bón phân lót. - Ở địa phương em đã tiến hành làm đất và bón lót cho cây trồng như thế nào? 5. Dặn dò: (2p) - Về nhà học bài. - Xem trước bài 16 : “Gieo trồng cây nông nghiệp”.
Tài liệu đính kèm: