Giáo án Công nghệ tiết 14: Thực hành nhận biết một số loại phân hóa học thông thường, nhận biết một số loại thuốc và nhãn thuốc của thuốc trừ sâu, bệnh hại

Giáo án Công nghệ tiết 14: Thực hành nhận biết một số loại phân hóa học thông thường, nhận biết một số loại thuốc và nhãn thuốc của thuốc trừ sâu, bệnh hại

Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG , NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN THUỐC CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI

1. MỤC TIÊU

 1.1. Kiến thức:

 HS biết:

-Hoạt động 3: phân biệt và nhận biết được một số loại phân bón thông thường dùng.

-Hoạt động 6: biết được một số nhãn hiệu thuốc và sâu bệnh hại cây trồng

 HS hiểu:

-Hoạt động 7: được vai trò quan trọng của việc nhận biết các loại phân hóa học thông thường, các loại thuốc trừ sâu, nhãn hiệu thuốc trừ sâu, và ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1831Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ tiết 14: Thực hành nhận biết một số loại phân hóa học thông thường, nhận biết một số loại thuốc và nhãn thuốc của thuốc trừ sâu, bệnh hại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15- Tiết: 14
Ngày dạy: 25/11/2014 
Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG THƯỜNG , NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN THUỐC CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
1. MỤC TIÊU
 1.1. Kiến thức:
 HS biết:
-Hoạt động 3: phân biệt và nhận biết được một số loại phân bón thông thường dùng.
-Hoạt động 6: biết được một số nhãn hiệu thuốc và sâu bệnh hại cây trồng
 HS hiểu:
-Hoạt động 7: được vai trò quan trọng của việc nhận biết các loại phân hóa học thông thường, các loại thuốc trừ sâu, nhãn hiệu thuốc trừ sâu, và ý thức bảo vệ môi trường.
 1.2. Kĩ năng:
-HS thực hiện được: Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm, quan sát, phân tích, nhận xét, phân loại
-HS thực hiện thành thạo: biết vận dụng kiến thức nhận biết vào trong thực tế
 1.3 Thái độ: 
-Thói quen: HS có tính cẩn thận an toàn trong lao động. Có ý thức giữ gìn sức khỏe và bảo vệ môi trường khi sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ môi trường.
-Tính cách: tự tin, trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm
2. NỘI DUNG HỌC TẬP
- Nhận biết một số loại phân bón hóa học, nhận biết một số loại thuốc trừ sâu và nhãn hiệu thuốc trừ sâu, bệnh hại 
 3. CHUẨN BỊ 
3.1 Giáo viên: (chuẩn bị cho mỗi nhóm )
- 4 mẫu phân bón N, P, K, vôi có ghi số thứ tự, 4 ống nghiệm, đèn cồn, cặp gỗ, thìa đốt hóa chất. Diêm quẹt
- Mẫu nhãn thuốc, sâu bệnh hại
 3.2 Học sinh:
- Đọc trước quy trình thực hành. Phiếu thực hành.
- Sưu tầm mẫu nhãn thuốc, sâu bệnh hại
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
7A1:............................7A27A4..................................................................
 4.2 Kiểm tra miệng: (5’)
C1: Phân bón là gì? (5 đ)
C2: Phân bón gồm những loại nào? (5đ)
C3: Nêu các phương pháp và nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại? (10đ)
-TL: Phân bón là loại thức ăn do con người tạo ra và cung cấp cho cây trồng.
-TLCó ba loại phân chính:
+Phân hữu cơ:
 +Phân hoá học
+Phân vi sinh:
C3: Phương pháp: canh tác, hoá học, thủ công, sinh học, kiểm dịch thực vật (4đ)
* Ngyên tắc: Phòng là chính (2đ)
 Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để (2đ)
 - Sử dụng tổng hợp các biện pháp để phòng trừ (2đ)
 4. 3 Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI
* Hoạt động 1: Giáo viên giới thiệu mục tiêu bài
Các em đã biết tác dụng của phân bón, tác hại của sâu bệnh đối với cây trồng. Để hạn chế sâu bệnh chúng ta thường sử dụng thuốc để phòng trừ sâu bệnh hại. Làm sao để chọn đúng thuốc. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 Chú ý : Khi thực hành phải cẩn thận không để nước , than nóng đỏ vương ra bàn ghế, cháy sách vở, quần áo. 
* Hoạt động2: Giới thiệu quy trình thực hành 
- GV treo tranh và giới thiệu quy trình thực hành SGK/18,19 
  HS nhìn tranh mô tả lại quy trình thực hành 
Ÿ GV nhấn mạnh một số điểm cần lưu ý của quy trình thực hành :
+ Lấy một lượng phân bón bằng hạt ngô 
+ Quan sát mức độ hòa tan của phân.
+ Cẩn thận khi đốt than , khi đốt xong tắt đèn cồn ngay và chú ý mùi của phân khi rắc lên than.
? Để thực hành chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ và vật liệu gì?
( Vật liệu: 4 mẫu phân bón hòa học thông thường, than củi, nước sạch. 
 Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thủy tinh, thìa nhỏ đèn cồn, kẹp sắt gấp than)
* Hoạt động3 : Tổ chức học sinh thực hành 
- GV thao tác mẫu cho HS quan sát. 
  HS thực hành theo nhóm lớn (tổ) và thảo luận ghi vào phiếu học tập
? Làm sao để có thể phân biệt được các loại phân bón trong nhóm phân hòa tan (đạm và kali) ? ( Dựa vào mùi)
? Làm thế nào để phân biệt được các loại phân trong nhóm phân ít hoặc không hòa tan ( Phân lân và vôi)? ( Dựa vào nàu sắc)
- GV theo dõi uốn nắn thao tác của Học sinh. 
*Hoạt động 4: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu.
GV: giới thiệu dụng cụ và vật liệu cần thiết.
+Hs: ghi bài
*Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình thực hành;
GV: trực quan hình vẽ nhãn thuốc độc và mẫu nhãn thuốc.
? Thuốc có mấy nhóm độc? Đặc điểm của từng nhóm?
- +HS: trả lời theo gợi ý.
GV: nhận xét, bổ sung.
GV: ten thuốc gồm: Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc.
*GV; Chữ viết tắt các dạng thuốc:
+ Dạng bột: D, BR, B
GV: ghi bảng
+ Thuốc bột thấm nước: WP, BTN, DF, WDG
+ thuốc bột hoà tan trong nước: SP, BHN
+ Thuốc hạt: G, H, GR
+ Thuốc sữa: EC, ND
+ thuốc nhũ dầu: SC
* Màu sắc chỉ độ độc:
+ Đỏ: rất độc
+ Vàng : độc cao
+ Xanh: cẩn thận.
*GV: Ngoài ra trên các nhãan thuốc còn ghi công dụng của thuốc, cách sử dụng, khối lượng 
GV: gọi HS nêu lại đặc điểm mmột số loại thuốc.
* Hoạt động 6: Hướng dãn HS thực hành:
GV: Hướng dẫn và HS thực hành và ghi lại kết quả thức.:
+ Nhận biết và giải thích các kí hiệu nhãn thuốc
+ Phân biệt mẫu thuốc:
Màu sắc
Dạng thuốc.
+ HS; thực hành
* Hoạt động7 : Đánh giá kết quả thực hành.
GV: Hướng dẫn cho HS đánh giá kết quả thực hành.
+ HS: đánh giá
* GV: Nhận xét chung.
* Lồng ghép Giáo dục môi trường 
? Để đảm bảo an toàn cho người và bảo vệ môi trường khi sử dụng thuốc hoá học cần lưu ý những gì?
+HS: sử dụng đúng loại thuốc, không vứt bừa bãi, cẩn thận khi sử dụng thuốc...
A, Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI PHÂN HÓA HỌC THÔNG
I. Yêu cầu
- Phân biệt được một số loại phân hóa học.
- Rèn kĩ năng thực hành, quan sát, nhận xét, kết luận.
- Ý thức cẩn thận an toàn trong lao động
II. Quy trình thực hành 
1. Phân biệt nhóm phân bón hòa tan và nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan.
+ Thấy hòa tan : Đạm và kali
+ Không hoặc ít hòa tan : Lân, vôi
2. Phân biệt nhóm phân bón ít hoặc không hòa tan.
- Phân Lân có màu nâu sẩm giống xi măng.
- Vôi có màu trắng dạng bột.
3. Phân biệt trong nhóm phân bón hòa tan.
- Có mùi khai : Phân Đạm
- Không có mùi khai : Phân Kali
III. Tổ chức thực hành 
B, Thực hành: NHẬN BIẾT MỘT SỐ LOẠI THUỐC VÀ NHÃN THUỐC CỦA THUỐC TRỪ SÂU, BỆNH HẠI
I/ dụng cụ và vật liệu:
- Một số mẫu nhãn thuốc: dạng bọt, dạng viên.
- Một số nhãn thuốc của 3 nhóm độc.
II/ Quy trình thực hành:
1/ Nhận biết nhãn thuốc phòng trừ
sâu bệnh hại:
a/ Phân biệt độ độc:
- nhóm 1: “ rất độc”, “nguy hiểm”
- nhóm 2: “ độc cao”
- nhóm 3: “ cẩn thận”
b/ Tên thuốc gồm:
Tên sản phẩm, hàm lượng chất tác dụng, dạng thuốc.
Vd: Padan 95 SP 
Tên sản phẩm , Chứa 95% tác dụng ,bột, tan
2/ Quan sát một số dạng thuốc:
 (sgk/36)
III/ Thực hành:
HS thực hành nhóm.
IV/ Đánh giá kết quả thực hành.
 4.4.Tổng Kết:
Gv nhận xét tiết thực hành.
Cho HS dọn dẹp nơi thực hành
 4.5 Hướng dẫn học tập: (5')
- Đối với bài học ở tiết này: 
+ Ôn lại các kiến thức về cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón
+ Ôn lại các kiến thức về sâu bệnh hại và cách phòng tránh sâu bệnh hại.
- Đối với bài học ở tiết sau: Đọc trước bài 15: “ Làm đất và bón phân lót”
5. PHỤ LỤC
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 14CN7 thuc hanh CN7.doc