Giáo án Công nghệ tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Giáo án Công nghệ tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản

1. MỤC TIÊU

1.1. Kiến thức:

 HS biết:

- Hoạt động 2,3,4: Hs biết được một số phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản và phương pháp chế biến nông sản.

HS hiểu:

- Hoạt động 2,3,4: Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch , bảo quản và chế biến nông sản.

- Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sp trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm.

 

doc 4 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ tiết 21: Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 20 - Tiết: 21
Ngày dạy:3/1/2015
Thu ho¹ch, b¶o qu¶n vµ chÕ biÕn n«ng s¶n
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
 HS biết:
- Hoạt động 2,3,4: Hs biết được một số phương pháp thu hoạch, phương pháp bảo quản và phương pháp chế biến nông sản.
HS hiểu:
- Hoạt động 2,3,4: Hiểu được mục đích và yêu cầu của các phương pháp thu hoạch , bảo quản và chế biến nông sản.
- Trình bày được mục đích cơ bản của việc chế biến sp trồng trọt, các phương pháp chế biến tương ứng với từng loại sản phẩm. 
1.2. Kĩ năng:
- HS thực hiên được: Bổ sung được các vd về thu hoạch sp trồng trọt ở địa phương và nêu được ưu, nhược điểm của mỗi phương pháp đó. Liên hệ ở địa phương những sp được bảo quản, chế biến và chỉ ra ưu, nhược điểm của cách chế biến đó.
- HS thực hiện thành thạo: thực hiện được một số công việc đơn giản trong gia đình về thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản. 
 1.3.Thái độ: 
-Thói quen: yêu thích môn học,Cã ý thøc cïng gia ®×nh thu ho¹ch, b¶o qu¶n sp c©y rau, mµu ®óng kÜ thuËt ®Ó t¨ng gi¸ trÞ kinh tÕ.
- Tính cách: tự tin, trung thực, cẩn thận
 NỘI DUNG HỌC TẬP
- HS biết được mục đích, yêu cầu của việc thu hoạch và chế biến nông sản.
 3. CHUẨN BỊ 
 3.1 GV: Tranh ảnh, bảng phụ
 3.2 HS: đồ dùng , dụng cụ học tập
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1')
7A1........................................................7A4...........................................................
7A2............................................................7A6...........................................................
 4.2 Kiểm tra miệng: (5’)
Câu 1: Làm cỏ, vun xới đất nhằm mục đích gì? (5đ)
Trả lời: Nhằm đáp ứng những yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây.
- Mục đích: + Diệt cỏ dại, làm cho đất tơi xốp, diệt sâu bệnh hại
 + Hạn chế bốc hơi nước, bốc mặn, bốc phèn
 + Chống đổ
Cõu 2: Vì sao chúng ta cần phải tưới nước cho cây? Nêu các phương pháp tưới nước cho c©y ? (5®)
Trả lời: -Cây trồng cần nước để sinh trưởng và phát triển nên chúng ta cần tưới nước đầy đủ và kịp thời cho cây.
 -Phương pháp tưới: tưới theo hàng theo gốc cây, Tưới thấm, tưới ngập, tưới phun mưa
 4.3. Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1 : Gv giới thiệu bài học.
Thu hoạch bảo quản là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất cây trồng. Nếu kĩ thuật làm không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất cây trồng, tới chất lượng sản phẩm và giá trị hàng hoá. Để hiểu rõ vấn đề chúng ta cùng nghiên cứu bài:”Thu hoạch, bảo quản và chế biến nông sản”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu yêu cầu và phương pháp thu hoạch nông sản.
Gv : giới thiệu yêu cầu.
Hs : Nghe giảng và chép bài .
? Giải thích các yêu cầu về thu hoạch 
- Có thể tuỳ theo từng mùa .
? Yêu cầu thu hoạch đó có trái với cụm từ “xanh nhà hơn già đồng”đúng không ?.
Gv: treo tranh 31 .
Hs: quan sát và thảo luận các phương pháp thu hoạch cho từng loại nông sản.
? Các dụng cụ thu hoạch ?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, kl
Hoạt động 3 : Tại sao lại phải bảo quản nông sản ?.
? Mục đích của bảo quản nông sản là gì ?
? Các điều kiện để bảo quản nông sản như thế nào ?
? Vậy các phương pháp bảo quản nông sản là gì ?
Gv : Các nông sản bằng hạt, bằng củ, sau khi thu hoạch nó còn có 1 phần có thể sống nên vẫn cần tiếp xúc với môi trường
Gv: Sau khi phơi khô các hạt sản phẩm phơi khô có sức hút ẩm tốt nên cần kín.
?Bảo quản lạnh thường áp dụng cho những loại nông sản nào ?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, kl
Họat động 4 : Chế biến nông sản như thế nào ?
? Tại sao lại phải chế biến nông sản ?
- Nâng giá thành.
- Sử dụng đất lâu dài .
? Kể tên các loại rau quả thường được sấy khô ?
? Nêu các sản phẩm được đóng hộp ?
- Hs trả lời
- Gv nhận xét, kl
I. Thu Hoạch.
 1. Yêu cầu : 
Thu hoạch đúng độ chín, nhanh gọn và cẩn thận.
- Nếu quá chín thì bị rụng nhiều, dập nát.
- Nếu quá xanh thì sản phẩm non bị mọt, thiếu tinh bột.
- Nếu không cẩn thận làm hư hỏng sản phẩm.
2. Thu hoạch bằng phương pháp nào ?
 - Hái : (đỗ, rau, cam quýt).
 - Nhổ: ( Xu hào, sắn, cà rốt, củ cải ).
 - Đào : Khoai.
 - Cắt : Hoa, lúa 
II. Bảo quản
 1. Mục đích : 
- Hạn chế hao hụt số lượng, giảm chất lượng.
 2. Các điều kiện để bảo quản tốt 
- Đối với hạt cần được phơi khô, sấy kỹ để giảm lượng nước trong hạt.
- Rau, quả không dập nát, sạch.
- Kho bảo quản phải ở nơi cao ráo, thoáng mát, có hệ thống thông gió, trừ mối mọt, chuột.
 3. Phương pháp bảo quản.
- Bảo quản thông thoáng: Nông sản để trong kho vẫn được tiếp xúc với môi trường không khí bên ngoài, do vậy kho phải có hệ thống thông gió hợp lí.
- Bảo quản kín: Để nông sản trong kho hay các phương tiện chứa đựng phải kín, không cho không khí xâm nhập.
- Bảo quản lạnh: Đưa nông sản vào các kho lạnh, phòng lạnh. ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật, côn trùng sẽ ngừng hoạt động và giảm bớt sự hô hấp của nông sản.
III. Chế biến:
 1. Mục đích : 
- Bảo quản để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng nông sản.
 2. Các phương pháp chế biến.
- Sấy khô : Lúa, ngô, đậu, rau, quả.
- Chế biến thành bột mịn hay thành tinh bột
- Muối chua.
- Đóng hộp. 
 4.4. Tổng kết:
- Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
 Treo bảng phụ các câu hỏi như sau :
Câu 1: Câu nào đúng nhất ?
 Cơ sở của việc bảo quản nông sản là :
a. Giảm thiểu hoạt động sinh lí, sinh hoá trong nông sản.
b. Giảm thiểu sự tiếp xúc của nông sản với không khí.
c. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật với nông sản.
d. Giảm thiểu sự phá huỷ của sinh vật và hoạt động sinh hoá của sản phẩm.
e. Nâng cao trách nhiệm của người quản lí.
Câu 2: Hãy ghi tên nông sản vào các mục được ghi số từ 1đến 5 cho phù hợp.
Bảo quản kín : 
Bảo quản lạnh :
Sấy khô :
Muối chua :
Đóng hộp :
Tên các nông sản : Thóc, ngô, gạo, cà chua, khoai tây, rau cải, xu hào, mơ, dứa, nhãn, quả cà phê, dừa, sắn, hạt đậu xanh.
 4.5. Hướng dẫn học tập: (5')
*Đối với bài học ở tiết này:
- Học và trả lời các câu hỏi phần cuối bài vào vở . 
*Đối với bài học ở tiết tiết theo:
- Chuẩn bị bài: "Luân canh, xen canh tăng vụ"
 5. PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 21 .thuhoach va......doc