Giáo án Đại 7 - THCS Lê Hồng Phong - Tiết 47: Số trung bình cộng

Giáo án Đại 7 - THCS Lê Hồng Phong - Tiết 47: Số trung bình cộng

Tiết: 47 § . SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. MỤC TIÊU:

 HS cần đạt được:

 - Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.

 - Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Giáo viên: Bảng phụ

 - Học sinh: Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 1. Ổn định: (1)

 2. Kiểm tra bài cũ: (7)

 Hỏi: Nêu các bước vẽ biểu đồ. Giải bài tập 9/ 5 SBT.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại 7 - THCS Lê Hồng Phong - Tiết 47: Số trung bình cộng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Ngày soạn: 01/02/2009
Ngày dạy: 02/02/2009
Tiết: 47 § . SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	HS cần đạt được:
	- Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.
	- Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Bảng phụ 
	- Học sinh: Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 Hỏi: Nêu các bước vẽ biểu đồ. Giải bài tập 9/ 5 SBT.
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
7’
6’
7’
HĐ1: Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Cho 4 số: 10; 5; 7; 8. Hãy tính trung bình cộng của chúng.
GV: Cho HS làm bài toán (SGK.)
H: Có tất cả bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra?
H: Aùp dụng quy tắc tính số trung bình cộng để tính điểm trung bình của lớp?
GV: gợi ý cách tính thuận lợi.
GV: Giới thiệu bảng dọc và thêm cột “các tích”
H: Dấu hiệu ở đây là gì?
H: Số trung bình cộng của dấu hiệu là bao nhiêu?
H: Qua bài toán trên hãy nêu cách tính số trung bình cộng?
GV: Yêu cầu HS viết công thức tính?
H: Trong bài toán trên hãy xác định k, x1, x2 ; n1, n2 ; N.
GV: Cho HS làm ?3
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm vào bản nhóm.
GV: Kiểm tra bài làm của các nhóm.
H: Hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra toán nói trên của hai lớp?
HĐ2: Ý nghĩa của số trung bình cộng.
H: Hãy so sánh khả năng học toán của hai bạn trong lớp?
H: Vậy số trung bình cộng có ý nghĩa gì?
GV: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng.
H: Dấu hiệu X có dãy giá trị là: 4000; 1000; 500; 100. Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu X?
H: Vậy số trung bình cộng = 1400 có đại diện cho X không?
HĐ3: Mốt của dấu hiệu
GV: Giới thiệu mốt của dấu hiệu.
GV: Cho HS làm ví dụ.
GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn số liệu.
H: Cỡ dép nào bán được nhiều nhất?
H: Để bán được nhiều hàng, điều mà cửa hàng quan tâm là gì?
GV: Vậy trong trường hợp này cỡ 39 sẽ là “đại diện” chứ không phải là số trung bình cộng của các cỡ. Giá trị 39 với tần số lớn nhất gọi là mốt.
H: Vậy mốt củ dấu hiệu là gì?
HĐ4: Củng cố:
GV: Cho HS làm bài 15/20 SGK
GV: Gọi 2 HS đọc đề bài.
HS: Cả lớp làm vào nháp.
HS: Nói cách tính và đọc kết quả.
HS: Đọc đề bài và quan sát số liệu.
HS: 40
HS: cả lớp tính ra nháp.
HS: Vài em nêu kết quả.
HS: Điểm kiểm tra toán của từng HS.
HS: 6,25
HS: Nêu các bước tìm số trung bình cộng.
HS: Viết công thức tính.
HS: Trả lời.
HS: các nhóm hoạt động và ghi kết quả vào bảng nhóm.
HS: Các nhóm nhận xét 
HS: Lớp 7C học toán yếu hơn lớp 7A.
HS: So sánh bằng cách so sánh điểm trung bình môn toán HKI của hai bạn.
HS: Một vài em nêu ý nghĩa.
HS: Cả lớp làm ra nháp (=1400)
HS: Không, vì có sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị (4000 và 100)
HS: Đứng tại chỗ đọc ví dụ.
HS: 39
HS: Cỡ dép nào bán được nhiều nhất.
HS: Trả lời.
HS: Đọc đề bài.
HS: Làm trong ít phút.
HS: Lên bảng lập bảng tần số (dọc) và tính số trung bình cộng.
HS: Nhận xét 
1. Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Dựa vào bảng “tần số”, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
- Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số)
 Trong đó: x1, x2, x3, xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3,  nk là k tần số tương ứng.
 N là số các giá trị.
Điểm số
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
3
4
5
6
7
8
9
10
2
2
4
10
8
10
3
1
6
8
20
60
56
80
27
10
N = 40
Tổng: 267
2. Ý nghĩa của số trung bình cộng:
Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Chú ý: (SGK)
3. Mốt của dấu hiệu:
Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là M0
Bài 15/20 SGK
Giá trị
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
1150
1160
1170
1180
1190
5
8
12
18
7
5750
9280
14040
21240
8330
N=50
58640
(giờ)
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Học thuộc công thức tính số trung bình cộng, cách xác định mốt của dấu hiệu.
	- Làm bài tập 14, 16, 17 / 20 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docT47-ds.doc