Giáo án Đại số 7 cả năm (26)

Giáo án Đại số 7 cả năm (26)

A. MỤC TIÊU:

_ Hiểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số và so sánh các số Q.

_ Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa các tập số N Z Q.

_ Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, biết so sánh hai số hữu tỉ.

_ Học sinh biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số , biết so sánh hai số hữu tỉ

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

v Giáo viên:

_ Đèn chiếu , bảng phụ ghi sơ đồ quan hệ ba tập hợp: N , Z , Q và các bài tập.

_ Thước thẳng có chia khoảng , phấn màu.

v Học sinh:

_ Ôn tập các kiến thức : Phân số bằng nhau , tính chất cơ bản của phân số, quy đồng mẫu các phân số, so sánh số nguyên , so sánh phân số, biểu diễn số nguyên trên trục số

 

doc 92 trang Người đăng vultt Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 cả năm (26)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy: 
MỤC TIÊU:
Hiểu được khái niệm số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số và so sánh các số Q.
Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa các tập số N Ì Z Ì Q. 
Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, biết so sánh hai số hữu tỉ.
Học sinh biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số , biết so sánh hai số hữu tỉ
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên:
Đèn chiếu , bảng phụ ghi sơ đồ quan hệ ba tập hợp: N , Z , Q và các bài tập.
Thước thẳng có chia khoảng , phấn màu.
Học sinh:
Ôn tập các kiến thức : Phân số bằng nhau , tính chất cơ bản của phân số, quy đồng mẫu các phân số, so sánh số nguyên , so sánh phân số, biểu diễn số nguyên trên trục số
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu khái niệm số hữu tỉ.
Giáo viên: Giả sử ta có các số:
 3,-0,5; 0 ; ; 2;
Em hãy viết mỗi số trên thành ba phân số bằng với nó.
Học sinh: 
 3 = = = =.
 -0,5 = == =.
 .
 2 = ==.
Giáo viên: Có thể viết mỗi số trên thành bao nhiêu phân số ?
Học sinh : Có thể viết mỗi phân số trên thành vô số phân số bằng chính nó.
Gíao viên : các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số, số đó gọi là số hữu tỉ
Vậy thế nào là số hữu tỉ.
Học sinh: Số hữu tỉ là số viết được dạng , với a,bz, b ¹ 0.
Giáo viên giới thiệu tập hợp số hữu và kí hiệu là Q và sau đó cho học sinh 
Cho học sinh làm ?1 trang 5 và ?2 trang 5
Hoạt động 2: Biểu diễn và so sánh số hữu tỉ:
Cho vài học sinh biểu diễn các số hữu tỉ dạng trên trục số.
Cho học sinh biểu diễn tiếp lên trục số.
Gíao viên giới thiệu học sinh cách làm như ví dụ 1 và ví dụ 2 trang 5,6.
® Chú ý: lên trục số.
GV: nhấn mạnh dưới dạng mẫu số dương.
Cho học sinh điền vào ô trống.
Yêu cầu học sinh so sánh tiếp , 
Cho cả lớp tự làm sau đó gọi một học sinh lên bảng trình bày.
 ® Để so sánh hai số hữu tỉ x, y ta phải làm gì ?
Hoạt động 3: Số hữu tỉ âm dương:
 Giáo viên : Cho học sinh làm ?4 trang 6 sách giáo khoa.
Giáo viên: Muốn so sánh hai phân số ta làm như thế nào? Cho học sinh lên thực hiện.
Giáo viên: Giới thiệu về số hữu tỉ dương , số hữu tỉ âm , số 0.
Cho học sinh làm bài tập ? 5 trang 7 sách giáo khoa
Số hữu tỉ:
Số hữu tỉ là số có thể viết dưới dạng với a, b z, b ¹ 0. 
Ví dụ: Sách giáo khoa trang 4
 _ Các phân số bằng nhau biểu diễn cùng một số hữu tỉ.
Tập hợp số hữu tỉ được kí hiệu: Q
Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số:
Làm phần ? 3trang 5
 Vậy: biểu diễn các số hữu tỉ dưới dạng lên trục số.
Biểu diễn các số hữu tỉ dạng mẫu dương ¹ 1
Ví dụ : Biểu diễn phân số : và 
 -1 0 1 
So sánh các số hữu tỉ:
Ví dụ so sánh hai số hữu tỉ sau
 và 
 = 
 = 
Do : > nên> 
Để so sánh hai số hữu tỉ x, y ta làm như sau:
Viết x, y dưới dạng 2 phân số với cùng mẫu dương.
 ; ( m > 0)
So sánh tử a, b.
Chú ý:
Nếu x < y thì trên trục số điểm x ở bên trái điểm y.
Số hữu tỉ > 0 gọi là số hữu tỉ dương.
Số hữu tỉ < 0 gọi là số hữu tỉ âm.
Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương, không là số hữu tỉ âm.
Hoạt động 4: Củng cố và luyện tập
Thế nào là số hữu tỉ ? . Cho ví dụ
Cho học sinh hoạt động nhóm: Cho hai số hữu tỉ: -0,75 và 
 a) So sánh hai số hửu tỉ
 b) Biểu diễn hai số trên trục số 
Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 
Nắm vững định nghĩa số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số , so sánh hai số hữu tỉ .
Bài tập 1,2, 3,4,5 trang 7 , 8 sách giáo khoa 
Ôn tập vế quy tắc cộng trừ phân số : quy tắc dấu ngoặc và chuyển vế
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
 MỤC TIÊU:
Học sinh nắm vững các qui tắc cộng, trừ số hữu tỉ, biết qui tắc “ chuyển vế” trong tập hợp số hữu tỉ.
Có kĩ năng làm các phép cộng, trừ số hữu tỉ nhanh và đúng.
 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên:
 Đèn chiếu và các phim giấy trong ghi:
 Công thức cộng , trừ , số hữu tỉ
Học sinh:
Ôn tập quy tắc cộng trừ phân số , quy tắc chuyễn vế 
Bảng phụ
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Học sinh 1: Thế nào là số hữu tỉ? Cho ví dụ:
Bài tập 3 trang 8 sách giáo khoa
Học sinh 2: 
 Bài tập 5 trang 8 sách giáo khoa
Gíao viên hướng dẫn : sử dụng tính chất : Nếu a,b,c Z và a< b thì a+c < b+c
Hoạt động 2: Cộng , trừ hai số hữu tỉ.
Giáo viên: Cộng trừ hai số hữu tỉ cũng giống như cộng trừ hai phân số ở lớp 6. Ví dụ: tính + 
Yêu cầu hai học sinh lên bảng viết công thức
x + y =  ?
x –y =  ?
Giáo viên :Nêu lại quy tắc cộng , trừ hai số hữu tỉ
Hoạt động 3: Qui tắc chuyển vế.
Giáo viên: cho học sinh làm bài tập
 Tìm số nguyên x biết:
 x+ 5 = 17
Yêu cầu học sinh nhắc lại qui tắc chuyển vế trong Z.
Giáo viên cho một học sinh mở rộng qui tắc này trên Q. Một học sinh lên bảng làm ví dụ.
Tìm x Ỵ Q: + x = 
Cho học sinh nhận xét đánh giá các bài làm trên bảng.
® Giáo viên nhấn mạnh mấu chốt khi chuyển vế là:
“Đổi dấu các số hạng”
Giáo viên: Cho học sinh lên thực hiện bài ví dụ trên và hướng dẫn học sinh bỏ ngoặc và kết hợp các số hạng cùng mẫu
Bài tập 3 trang 8: So sánh 
a) x = và y = 
c) x= -0,75 và y = 
Bài tập 5 trang 8: Gỉa sử , , a, b, m Z, m > 0 và x< y . Chứng minh rằng: nếu z =thì ta có: x< z < y
Cộng trừ hai số hữu tỉ:
Cho hai số hữu tỉ x, y
 , , a, b, m Z, m > 0
Ví dụ: làm ?1 trang 9
Qui tắc chuyển vế: 
 Với mọi x, y, z Q
x + y = z Þ x = z – y
Ví dụ: tìm x biết
Làm phần ? 2 trang 9
Làm BT 9b, d trang 10
Nhận xét:
Phép cộng trong Q cũng có các tính chất như:
Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.
VD: Tính
=+--+
=(-)+(-)+=
Hoạt động 4:Luyện tập và cũng cố:
Bài tập 7 trang 10
Chia lớp thành 4 nhóm: Hai nhóm làm câu a
 Hai nhóm làm câu b
Sau đó cử đại diện hai nhóm làm nhanh lên bảng giải (xem nhóm nào làm nhiều cách nhất)
 Bài tập 8 trang10
Chia lớp thành 4 nhóm: mổi nhóm lần lược làm các câu a,b,c,d
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc quy tắc và công thức tổng quát
Làm các bài tập 6,9,10 trang 10
Xem trước bài “nhân”, “chia” số hữu tỉ trang 11.
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
MỤC TIÊU:
Học sinh nắm vững các qui tắc nhân, chia phân số.
Có kỹ năng nhân, chia số hữu tỉ nhanh và đúng.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: 
Bảng phụ có ghi công thức nhân hai số hữu tỉ , chia hai số hữu tỉ , các tính chất của phép nhân , bài tập 14
Học sinh: 
Ôn tập quy tắc nhân phân số , chia phân số , tính chất cơ bản của phép nhân
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1:Kiểm tra bài củ
Học sinh 1: Muốn cộng trừ hai số hữu tỉ ta làm sao ? Viết công thức tổng quát
 Làm bài tập 6 trang 10 sách giáo khoa.
Học sinh 2:Phát biểu quy tắc chuyễn vế .
Làm bài tập 9 trang 10 sách giáo khoa 
Hoạt động 2: Nhân hai số hữu tỉ x, y
Giáo viên nêu vấn đề : Khi thực hiện phép nhân: -0,2 . . Theo em sẽ thực hiện thế nào?
Giới thiệu quy tắc nhân hai số hữu tỉ.
Nhân hai số hữu tỉ cũng giống như hai phân số
Hoạt động 3: Giới thiệu chia hai số hữu tỉ. 
Giáo viên cho học sinh tính: và nêu ra quy tắc chia hai số hữu tỉ.
Hoạt động 4:Chú ý
Trong Z phép nhân có tính chất gì ?
Gíao viên yêu cầu học sinh mở rộng trong Q cũng có tính chất đó.Yêu cầu học sinh lên làm, mỗi em làm một cách: 
_ Bài tập 13 trang 12
a>	d> 
Bài tập 6 trang 10: Tính
a) + ; d) 3,5-(-)
Bài tập 6 trang 10:
a> x + = ; c > - x - = 
 x = x = 
Nhân hai số hữu tỉ x, y:
Với ta có:
 VD: 
Làm BT 11a, b, c trang 12
Chia hai số hữu tỉ:
Cho hai số hữu tỉ x, y (y ¹ 0)
Với ta có: 
Ví dụ: 
 = 
Làm ? 1/ 12
Chú ý: 
 Phép nhân trong Q cũng có tính chất: giao hoán, kết hợp, nhân với số 1, tính phương pháp của phép nhân đối với phép cộng.
Tỉ số của hai số x và y (y ¹ 0) 
kí hiệu: hay x: y
Hoạt động 5: luyện tập và cũng cố.
Bài tập 15 trang 13
Bài tập 16 trang 13
làm Chia lớp thành 4 nhóm, 2 nhóm làm câu a, hai nhóm làm câu b. Sau đó cử đại diện hai nhóm làm nhanh lên giải (xem nhóm nào làm được nhiều cách nhất).
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà:
Học bài: Qui tắc về nhân, chia số hữu tỉ, tính chất.
Làm các bài tập 12,13,14 trang 12.
Xem trước bài “Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, cộng trừ nhân chia số thập phân”.
Tuần: Ngày soạn:
Tiết : Ngày dạy:
MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, khái niệm số thập phân dương, âm.
Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, có kỹ năng cộng, trừ, nhân, chia, các số thập phân dương, âm.
Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lí. 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Giáo viên: 
Bài tập về cộng , trừ , nhân chia số thập phân thông qua phân số.
Hình vẽ về trục số để ôn lại giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ.
Học sinh:
Ôn tập lại giá trị tuyệt đối của một số nguyên, cộng ,trừ , nhân , chia số thập phân 
Bảng nhóm 
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Học sinh 1:
Muốn nhân, chia hai số hữu tỉ ta phải làm sao ?
Sửa bài tập 13 b,c trang12 sau
Học sinh 2:
Cho hai học sinh tính
Hoạt động 2:Giới thiệu giá trị tuyệt đối của số hửu tỉ.
Giáo viên: Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ x cũng giống như giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Vậy cho học sinh làm bài tập sau: 
= 
=
Nếu x > 0 thì 
 x = 0 thì 
 x < 0 thì 
Trên trục số x là gì ?
Giáo viên: Nêu lên khái nie ... ng 50 ,51 Sách bài tập
Đọc trước bài Đồ thị hàm số y == ax ( a khác 0)
Tiết: Ngày soạn:
Tuần : Ngày dạy:
ĐỒ THỊ HÀM SỐ 	y = ax
MỤC TIÊU : 
Học sinh hiểu được khái niệm về hàm số , đồ thị của hàm số y = ax ( a khác 0 ) 
Học sinh thấy được ý nghĩa của đồ thị hàm số trong thưc tiễn và trong nghiên hàm số 
Biết cách vẽ đồ thị hàm số y = ax ( akhác 0 ) 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Giáo viên:
Vẽ sẵn các điểm của hàm số y = 2x trên mặt phẳng tọa độ ( tăng dần số điểm ) đồ thị của một số hàm số khác cũng có dạng đường thẳng ( y= 2x + 3 , y= - x , 
y = ½x½) 
Thước thẳng có chia khoảng . phấn màu .
Học sinh:
Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng tọa độ 
Bảng phụ , bút dạ .
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra (8phút ) 
Học sinh 1: 
Sửa bài tập 37 trang 68 sách giáo khoa, giáo viên đưa đề bài lên bảng 
Học sinh 2:
Thực hiện theo yêu ?1 trang 69 sách giáo khoa
Gíao viên : yêu cầu học sinh cả lớp cùng làm vào vở 
Đặt tên cho các điểm lần lượt là M , N ,P ,Q ,R
Gíao viên :Bố trí bảng cho phù hợp đe 73 giữ lại khi giảng bài 
Gíao viên : Nhân xét và cho điểm cho học sinh 
 nhận xét bài của các bạn làm bài.
Hoạt đông 2 : Đồ thị hàm số :y= ax (a khác 0)
Gíao viên : Giới thiệu các điểm M,N,P,Q,R biểu diễn các cặp số của hàm số y = ax . Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y == f (x) đã cho 
Gíao viên : yêu cầu học sinh nhắc lại 
( Học sinh : Đồ thị của hàm số y = f (x ) đã cho là tập hợp các điểm [ M ,N ,P ,Q ,R ])
Gíao viên :Đồ thị của hàm số y = f(x) được cho trong bài 37 là gì? ( HS :là tập hợp tất cả các điểm 0;A;B;C;D)
Gíao viên : vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ? 
( Hs: đọc phần định nghĩa trong sách giáo khoa) 
Gíao viên : Đưa phần định nghĩa trong sách giáo khoa lên cho học sinh 
Để vẽ đồ thị của hàm số ta phải làm gì ? 
Học sinh : Vẽ hệ trục tọa độ Oxy
Xác định trên mặt phẳng tọa độ các điểm biểu diễn các cặp gía trị (x;y) của hàm số 
Hoạt động 3: Đồ thị hàm số y = ax (a khác o) (19 phút ) 
Gíao viên : Xét hàm số y = 2x có dạng y = ax với a= 2
Hàm số này có bao nhiêu cặp ( x;y) 
( Học sinh :hàm số này có vô số cặp số (x ,y) 
Gíao viên : Chính vì hàm số này có vô số cặp điểm ( x ,y) . nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số . để tìm hiểu về đồ thị của hàm số này ta hãy hoạt đông nhóm làm ? 2 trang 70 sách giáo khoa.
Gíao viên : Kiểm tra thêm 1 vài nhóm khác . Nhấn mạnh các điểm biểu diễn các cặp số của hàm số y=2x ta nhận thấy cùng nằm trên 1 đường thẳng qua gốc tọa độ 
Gíao viên : Đưa lên màng hình 1 mặt phẳng tọa độ biểu diễn các điểm thuộc đồ thị hàm số y= 2x ( Số điểm tăng lên ). Người ta đã chứng minh được rằng đồ thị hàm số y= ax ( akhác 0 ) là 1 đường thẳng qua gốc tọa độ 
Gíao viên : cho học sinh nhắc lại kết quả này .
Gíao viên : cho đại diện 1 học sinh lên bảng trình bày 
Từ khẳng định trên muốn vẽ đồ thị hàm số y= ax ta cần biết mấy điểm ( học sinh : cần biết 2 điểm )
Cho học sinh làm ? 4 sách giáo khoa.
Gíao viên : Kiểm tra vài bài của học sinh 
Cho học sinh đọc phần nhận xét sách gáio khoa trang 71
Gíao viên : Cho học sinh làm tiếp ví dụ 2 
Gíao viên : Cho học sinh làm trên bảng theo bài giải mẫu của ví dụ trứơc 
Bài tập 37 trang 68 sách giáo khoa:
a) Các cặp giá trị là :O (0,0) ; A(1,2) ; B (2,4); C(3,6); D(4,8) 
 . y D
 8
 7 C
 6
 5 B
 4
 3 A
 2 
 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x 
Ví dụ : ?1 sách giáo khoa trang 69 
a) Tập hợp các giá trị tương ứng của x và y là :M(-2,3);N (-1,3) ; P (0 ,-1 ) ;Q (0,5 ;-1 ) ;
R (1,5 ; -2 ) 
b) Biểu diễn các điểm đó lên mặt phẳng toạ độ Oxy
 Đồ thị hàm số:y= ax (a khác 0)
Đồ thị của hàm số y f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng ( x,y) trên mặt phẳng toạ độ
Vi dụ : Vẽ đố thị hàm số y= f(x) đã cho trong ?1 đã ghi phần trên là tập hợp các điểm : A ,B ,C ,D .
Đồ thị hàm số y= ax (a khác 0 )
Ví dụ ?2 trang 70 sách giáo khoa .
Cho hàm số y = 2x 
a) 5 cặp số : (-2,-4) ;( -1 ; -2) ; (0;0) ; (1 ;2) ;
(2 ;4 )
b) Biểu diễn các cặp điểm lên mặt phẳng toạ độ . 
 y
 4
 3
 2
 1
 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x 
 -1
 -2
 -3
 -4
c/ Các điểm còn lại cùng nằm trên đường thẳng qua hai điểm (-2,-4) ;(2,4).
Ví dụ: ? 4 Sách giáo khoa
Vẽ đồ thị hàm số y= 0.5x 
Giải
Đồ thị hàm số y= 0,5 x là đường thẳng qua gốc tọa độ O(0,0) và điểm A ( 2,1) 
Ví dụ 2 : 
Vẽ đồ thị hàm số : y = -1,5 x 
( Học sinh tự thực hành )
Hoạt động 4 : Củng cố ( 10 phút) 
Đồ thị hàm số y = ax là gì ? 
Học sinh : Nêu lại định nghĩa theo sách giáo khoa 
Đồ thị hàm số y = a x là đường thẳng như thế nào ? ( học sinh : trả lời theo câu hỏi ) Muốn vẽ đồ thị hàm số ta cần làm những bước như thế nào ? 
Gíao viên :Cho học sinh làm bài tập 39 trang 71 sách gíao khoa 
Học sinh 1 : Vẽ độ thị hàm số y = x , y = -x 
Học sinh 2 : Vẽ đồ thị hàm số y = 3x , y = -2x 
Gíao viên : Quan sát bài tập 39 va trả lời bài tập 40 
Nếu a > 0 đồ thị hàm số nằm gốc phần tư thứ I và thứ III 
Nếu a< 0 đồ thị nằm ở gốc phần tư thứ II và thứ IV
Hoạt động 5 : Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) 
Nắm vững các kềt luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a khác 0 ) 
Bài tập 41 , 42 ,43 trang 72 73 sách giáo khoa 
Bài tập số 52, 54 , 55 , trang 53 ,53 sách bài tập
Tiết: Ngày soạn:
Tuần : Ngày dạy:
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU : 
 Củng cố khái niệm đồ thị của hàm số , đồ thị của hàm số y = ax ( a khác 0 ) 
Rèn kỹ năng vẽ đồ thị hàm số y = ax ( a khác 0 ) biết kiểm tra điểm có thuộc đuởng hay không . Biết cách xác địng hệ số a khi biết đồ thị hàm số 
 Thấy được ứng dụng của đồ thị trong thực tiễn 
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
Giáo viên:
Các bài tập đã ghi sẵn 
Thước thẳng có chia khoảng , phần màu . Bảng phụ có ke ô vuông.
Học sinh:
Giấy có kẻ ô vuông 
Thước thẳng.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra (8phút ) 
Học sinh 1: 
Đồ thị hàm số y = ax là gì? 
Hai đồ thị này nằm trong các góc nào ? 
( Học sinh : Nêu định nghĩa theo sách giáo khoa) 
Vẽ trên cùng hẽ trục tọa độ hàm số :
y = 2x y = 4x 
Học sinh 2:
 Đồ thị hàm số y = ax ( a khác 0 ) là đường như thế nào ? 
Vẽ đồ thị hàm số y= -0,5x và y = -2x trên cùng một hệ trục 
Hỏi đồ thị hàm số này nằm trong gốc phần tư nào ? 
Học sinh : vẽ và làm theo yêu cầu của giáo viên 
 Hoạt động 2 : Luyện tập ( 34 phút) 
Bài tập : 41 trang 72 SGK 
Gíao viên : Đưa bài toán lên bảng 
Giới thiệu cho học sinh cách làm bài tập loại này 
Điểm M (x0 .,y0) thuộc đồ thị hàm số 
 y = f(x) Nếu y0 =f(x0 )
Và ngược lại Nếu y 0 = f (x0) thì điểm M không thuộc đồ thị hàm số trên 
Gíao viên : Có thể vẽ đồ thị hàm số y = -3x rồi xác định các điểm A, B ,C trên đồ thị hàm số trên để minh họa các kềt luận trên 
Bài tập 42 trang 72 sách giáo khoa
a) Gíao viên : Đọc to tọa độ điểm A , nêu cách tính hệ số a 
b) Đánh dầu điểm trên đồ thị có hoành độ bằng c) Đánh dấu điểm trên đồ thị có tung độ bằng 
Bài tập 44 trang 73 sách giáo khoa
Gíao viên : Đưa bài toán lên bảng 
Học sinh hoạt đông nhóm . giáo viên :hướng dẫn và kiểm tra các nhóm làm việc 
Gíao viên : Nhấn mạnh cách sử dụng đồ thị để từ x tìm y và ngựơc lại 
Gíao viên : Nên cho điểm một vài nhóm làm tốt
Bài tập : 43 trang 72 Sách giáo khoa 
Gíao viên : Đưa bài toán 43 có hình đã vẽ sẵn lên bảng cho học sinh cùng sát và tiến hành làm 
Gíao viên : Nhắc lại các kiến thừc cần nắm của bài là : 
Đồ thị hàm số y = ax ( a khác 0 ) là đường thẳng như thế nào ? 
Muốn vẽ đồ thị hàm số y= ax ta tiến hành như thế nào ? 
Những điểm có tọa độ như thé nào thì thuộc đồ thị hàm số y = f (x ) 
Vẽ trên cùng hẽ trục tọa độ hàm số :
y = 2x ; y = 4x y = 4x
 y y = 2x
 4 B
 3
 2 A
 1
 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x 
 -1
 -2
 -3
 -4
 y=2x;
Chọn x= 1 Þ y = 2 : A( 1;2) Ỵ y=2x 
 y = 4x 
Chọn x= 1 Þ y = 4 : B( 1;4) Ỵ y=2x 
 Vẽ đồ thị hàm số y= -0,5x và y = -2x trên cùng một hệ trục 
. 
 y
 4
 3
 y= -0,5x 2
 1
 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 x 
 -1 A 
 -2 B
 -3
 -4 y = -2x
Vẽ hàm số y = -0,5x Qua A (2 , -1 ) 
Hàm số y = -2x Qua B ( 1 ;-2 ) 
Hai hàm số trên cùng nằm trong gốc phần thứ II và IV
Bài tập 41 trang 72 sách giáo khoa
Cho hàm số y = -3x 
 Xét điểm A( -1/3 ; 1 ) 
Thế x = -và y = 1 vào hàm số y = -3x 
Ta có : 1 = -3. (-1/3) = 1 ( Đúng )
Vậy điểm A thuôc đồ thị hàm số trên 
Làm tương tự ta cũng tìm được điểm B không thuộc và điểm C thuộc hàm số trên .
Bài tập 42 trang 72 sách giáo khoa
a) A ( 2 ;1) Thay x = 2 và y =1 
Vào công thức y = ax ta có : 
1 = a 2 Þ a = 
b) Điểm B ( ; ) 
c) Điểm C ( -2 ; -1 ) 
Bài tập 44 trang 73 sách giáo khoa . Cho hàm số y = -0.5x
a/ f(2) = -0,5.2 = -1
f(-2) = 1 ; f(4) = -2 ; f(0) = 0 ;
b/ y = -1 ® x = -2 ; 
 y = 0 ® x = 0 
 y = 2,5 ® x = -5
c) y dương khi và chỉ khi x âm 
 y âm khi và chỉ khi x dương
Bài tập :43 trang 72 Sách giáo khoa
a) Thời gian chuyển động của người đi bộ là :4 (h)
Thời gian chuyển động của người đi xe đạp là : 2 (h) 
b) Quãng đường của người đi bộ đi được là :20 km
Quãng đường đi được của người đi xe đạp là: 30 km 
c) Vận tốc của người đi bộ là : 20 : 4 = 5 (km/h)
c) Vận tốc của người đi xe đạp là : 30 : 2 = 15 (km/h)
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) 
Bài tãp : 45 ,47 ,trang 73 ,74 Sách giáo khoa
Đọc bài đọc thêm ‘’ Đồ thị hàm số y = ( a khác 0) trang 74 . 75 .76 sach giáo khoa 
Tiết sau ôn tập chưong II ( Ôn trong 2 tiết ) bài tập 48 ,49 ,50 trang 76, 7 7 sách giáo khoa . 

Tài liệu đính kèm:

  • docTOAN 7(29).doc