Giáo án Đại số 7 - Chương III: Thống kê - GV: Trần Văn Tấn

Giáo án Đại số 7 - Chương III: Thống kê - GV: Trần Văn Tấn

CHƯƠNG III: THỐNG KÊ

Tuần 19

Tiết 41 §1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ Soạn:

Dạy:

I. MỤC TIÊU :

Kiến thức:

- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị.

Kĩ năng:

- Biết xác định và diễn tả được về dấu hiệu điều tra. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số hiệu thu thập được qua điều tra.

Thái độ:

- Phát triển và rèn luyện tư duy.

 

doc 25 trang Người đăng vultt Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Chương III: Thống kê - GV: Trần Văn Tấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
Tuần 19
Tiết 41
§1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức:
- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
- Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. 
Kĩ năng:
- Biết xác định và diễn tả được về dấu hiệu điều tra. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số hiệu thu thập được qua điều tra.
Thái độ:
- Phát triển và rèn luyện tư duy.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
 III.CHUẨN BỊ : 
 GV : Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 (trang 4), bảng 2 ( trang 5),
 bảng 3 (trang 7) và phần đóng khung (trang 6) SGK
 HS : Xem trước bàiở nhà 
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Giới thiệu (3ph)
Giới thiệu chương 
- GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của chương 
- Cho HS đọc phần giới thiệu thống kê
- HS nghe GV giới thiệu về chương 
- HS đọc phần giới thiệu về thống kê SGK trang 4
Hoạt động 2: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (10ph)
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu 
- Khi điều tra về số cây trồng được của 1 lớp ta có bảng số liệu thống kê ban đầu sau:
Bảng 1 (SGK trang 4)
- Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu 
HĐ2.1:
*GV đưa ra bảng 1 (bảng phụ)
- Dựa vào bảng số liệu thống kê trên em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì ?
HĐ2.2:
- Cho HS thực hành: em hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kỳ I (cho HS hoạt động nhóm)
- Kiểm tra một vài nhóm để nhận xét 
HĐ2.3: Cho HS xem bảng 2 (bảng phụ) để minh họa bảng có 6 cột với nội dung khác bảng 1.
- HS quan sát bảng 1 trên bảng phụ 
- Bảng 1 gồm 3 cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp.
- HS hoạt động nhóm với bài tập thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ qua bài kiểm tra toán HK 1
*HS quan sát bảng 2 và tiếp nhận thông tin.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về dấu hiệu (9ph)
2.Dấu hiệu: 
-Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng cần điều tra. Ký hiệu bằng chữ cái in hoa: X, Y,...
- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
- Số tất cả các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra .
Kí hiệu:
x là giá trị của dấu hiệu 
N là số các giá trị 
HĐ3.1:- Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
- Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là 1 đơn vị
HĐ3.2: - Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
- Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây chẳng hạn lớp 7A trồng 35 cây, lớp 7D trồng 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra.
- Ở bảng 1 dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ 3 
HĐ3.3: - Cho HS làm ?4
- số cây trồng được của mỗi lớp
- Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra 
* HS làm ?4:
- Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị
- Dãy giá trị của dấu hiệu X là
35; 30; 28; 30; 30; 35; 28; 30; 30; 35; 35; 50; 35; 50; 30; 35; 35; 30; 30; 50 
Hoạt động 4: Giới thiệu về tần số (15ph)
3.Tần số của mỗi giá trị 
 Tần số (n) của giá trị là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu
HĐ4.1: Cho HS làm ?5
-Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được ?
-Nêu cụ thể các số khác nhau đó ?
HĐ4.2: Cho HS làm ?6
-Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? Hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu?
-Câu hỏi tương tự đối với các giá trị 28; 35; 50 ?
Þ Giới thiệu: 8 là tần số của 30
- Tìm tần số của 28; 35; 50 ?
- Vậy tần số của một giá trị là gì ?
- Phân biệt x với X, n với N ? 
HĐ4.3: Cho HS làm ?7
* GV hướng dẫn HS các bước tìm tần số như sau :
+ Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn 
+ Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm số lần lặp lại của nó và ghi lại 
- Lưu ý HS là không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số 
* HS làm ?5:
-Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng 
-Đó là các số 28; 30; 35; 50
* HS làm ?6:
-Có 8 lớp trồng được 30 cây 
-Có 2 lớp trồng được 28 cây
-Có 7 lớp trồng được 35 cây
-Có 3 lớp trồng được 50 cây
- Tần số của 28; 35; 50 lần lượt là 2; 7; 3
* HS đọc định nghĩa tần số 
x : giá trị X : dấu hiệu
n : tần số N : số các giá trị
* HS làm ?7 :
- Các giá trị khác nhau 
 28; 30; 35; 50
- Tần số: 
n28= 2
n30= 8
n35= 7
n50= 3
- HS đọc phần chú ý trong SGK trang 7.
Hoạt động 5: Củng cố (6 ph)
* GV treo bảng phụ 
Số HS nữ của 12 lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại như sau :
18
14
20
17
25
14
19
20
16
18
14
16
Cho biết
a) Dấu hiệu là giø? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu?
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
* HS làm bài tập (nhanh)
a) Dấu hiệu : số học sinh nữ trong mỗi lớp 
Số tất cả các giá trị của dấu hiệu :12
b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là :
 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25
Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là:
 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2ph)
- Học thuộc bài 
- Làm bài tập 1; 2; 3 trang 7, 8 SGK
- Mỗi HS tự điều tra, thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn. Sau đó đặt ra các câu hỏi như trong tiết học và trình bày lời giải.
- Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
Tuần 19
Tiết 42
LUYỆN TẬP
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức:
- Học sinh củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu, giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng 
 Kĩ năng:
- Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu
 Thái độ:
- HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
 II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, vấn đáp thực hành.
 III. CHUẨN BỊ : 
GV : Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 5, bảng 6, bảng 7 ( SGK), phấn màu, thước
HS : Chuẩn bị một vài bài điều tra.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (8ph)
Số HS nữ của 10 lớp trong một trường THCS được ghi lại như sau:
15
17
18
15
19
20
15
20
20
17
a) Dấu hiệu là gì ? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu
b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó.
- GV treo bảng phụ đề kiểm tra 
- Cho HS suy nghĩ và gọi hs lên bảng 
- Cho hs cả lớp làm vào vở BT sau đó kiểm tra 3 tập HS
 a) Dấu hiệu: số HS nữ trong mỗi lớp
Số các giá trị của dấu hiệu :10
b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 15; 17; 18; 19; 20
Tần số tương ứng của các giá trị 15;17;18;19;20 là 
2; 2; 1; 1; 3
Hoạt động 2: Luyện tập (24ph)
Bài 3 trang 8
Thời gian chạy 50 mét của các học sinh trong một lớp 7 được thầy giáo dạy thể dục ghi lại trong hai bảng 5 và 6 (SGK)
Hãy cho biết:
a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng)
b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng)
HĐ2.1: Giải BT3
* GV đưa ra bảng 5, 6 (bảng phụ)
- Cho HS làm BT ít phút sau đó gọi 3 HS lên bảng 
* HS thực hiện:
a) Thời gian chạy 50m của mỗi hs 
b) Bảng 5
- Số các giá trị là 20
- Số các giá trị khác nhau 5
Bảng 6 
- Số các giá trị là 20
- Số các giá trị khác nhau: 4
c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng (đối với từng bảng)
- Chú ý: Kiểm tra kết quả ?
So sánh tổng tần số với số các giá trị N
2 + 3 + 8 + 5 + 2 = 20
3 + 5 + 7 + 5 = 20 
c) Bảng 5
- Các giá trị khác nhau là 
8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8
- Tần số tương ứng là 
2; 3; 8; 5; 2
Bảng 6
- Các giá trị khác nhau là
 8,7; 9,0; 9,2; 9,3
- Tần số tương ứng là:3; 5; 7; 5
Bài 4 trang 9
Chọn 30 hộp chè một cách tùy ý trong kho của một cửa hàng và đem cân, kết quả được ghi lại trong bảng 7 (SGK) (sau khi đã trừ khối lượng của vỏ)
Hãy cho biết:
Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó
Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu
Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng
HĐ2.2: Giải BT4:
* GV treo bảng phụ ( bảng 7)
- Gọi 1 hs đọc yêu cầu BT
- Tương tự như bài tập 3 HS tự giải BT
- Gọi vài tập chấm điểm
- Nhận xét, phê điểm
* HS thực hiện:
a) Dấu hiệu: khối lượng chè trong từng hộp 
Số các giá trị: 30
b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 5
c) Các giá trị khác nhau là 98; 99; 100; 101; 102
Tần số của các giá trị trên la : 3; 4; 16; 4; 3
Hoạt động 3: Củng cố (10ph)
Bài tập: 
Để cắt khẩu hiệu "NGÀN HOA VIỆC TỐT, DÂNG LÊN BÁC HỒ"
Hãy lập bảng thống kê các chữ cái với tần số xuất hiện của chúng.
HĐ3.1: Củng cố lý thuyết
- Thế nào là dấu hiệu ?
-Thế nào là giá trị của dấu hiệu?
- Thế nào là tần số ?
HĐ3.2: Vận dụng
- GV treo bảng phụ đề BT
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 
- GV kiểm tra 1 vài nhóm
* 3 HS lần lượt trả lời các câu hỏi
* HS hoạt động nhóm 
* Đại diện nhóm trình bày 
N
G
A
H
O
4
2
4
2
3
V
I
E
C
T
1
1
2
2
2
D
L
B
1
1
1
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nha ... BC của xạ thủ B)
- Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người
Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả * Xạ thủ A:
(8.5+9.6+10.9):20=184:20=9,2
* Xạ thủ B:
(6.2+7+9.5+10.12) : 20 = 
 = 184:20 = 9,2
- Hai xạ thủ có kết quả bằng nhau nhưng xạ thủ A bắn đều hơn (hoặc chụm hơn), còn xạ thủ B phân tán hơn
Hoạt động 3: Hứớng dẫn hs sử dụng máy tính đề tính (8ph)
Ấn MODE 0
Ấn tiếp 5 x 8 + 6 x 9 + 9 x 10= [ (... 5 + 6 + 9 =
Kết quả :9,2
- Tương tự hãy tính giá trị TB của xạ thủ B
*HS làm theo hướng dẫn của GV
HS ấn máy tính như sau :
Ấn MODE 0
Ấn tiếp : 2 x 6 + 1 x 7 + 5
x 9 + 12 x 10 + = [(...
2 + 1 + 5 + 12 =
Kết quả :9,2
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà ( 2 ph)
- Xem lại các BT vừa giải 
- làm BT 18 , 19 trang 21, 22 SGK
- Ôn tập chương III theo 4 câu hỏi ôn tập trong SGK. Chuẩn bị các BT20, 21 tr23 SGK.
- Tiết sau : Ôn tập
- Nhận xét tiết học.
Tuần 23
Tiết 49-50
ÔN TẬP CHƯƠNG III
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức:
Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển các kiến thức và kĩ năng cần thiết trong chương 3 như : dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tìm số TB cộng, mốt, biêu đồ
Kĩ năng:
HS có kĩ năng khái quát hoá, biết vận dụng kiến thức đã học vào các BT cụ thể.
Thái độ:
Phát triển và rèn luyện tư duy, có ý thức tự giác trong học tập.
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, hệ thống hoá, đàm thoại gợi mở, vấn đáp thực hành.
III. CHUẨN BỊ : 
GV : Thước thẳng, bảng phụ bảng tổng kết chương, bảng 28 ( BT20 ) SGK trang 23
HS : Ôn tập kiến thức chương III
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : Tiết 49
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 3 ph)
- Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, em phải làm những việc gì ? Trình bày kết quả thu được theo những mẫu bảng nào ? và làm thế nào để so sánh, đánh giá dấu hiệu đó ?
- Để có hình ảnh cụ thể về dấu hiệu, em cần làm gì ?
- Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, đầu tiên em phải thu thập số liệu thống kê, lập bảng số liệu ban đầu. Từ đó, lập bảng tần số, tìm số TB cộng của dấu hiệu; mốt của dấu hiệu 
- Dùng biểu đồ 
Hoạt động 2: Hệ thống hoá kiến thức (22 ph)
Số TB cộng, mốt của dấu hiệu 
Ý nghĩa thống kê trong đời sống 
Điều tra về một dấu hiệu
Thu thập số liệu thống kê 
Biểu đồ 
Bảng tần số 
	* GV treo bảng phụ 
 - Lập bảng số liệu ban đầu 
- Tìm các giá trị khác nhau
- Tìm tần số của mỗi giá trị 
_Tần số của một giá trị là gì ?
- Có nhận xét gì về tổng các tần số ?
- tính bằng công thức nào ?
- Mốt của dấu hiệu là gì ?
- Người ta dùng biểu đồ làm gì ? Có mấy loại biểu đồ thường gặp? Kể ra.
- Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống?
Kiến thức cơ bản:
*Tần số: Là số lần xuất hiện của giá trị đó trong dãy giá trị của dấu hiệu
- Tổng các tần số đúng bằng tổng số các đơn vị điều tra (N)
*Số trung bình cộng: = 
*Mốt của dấu hiệu: Là giá trị có tần số cao nhất trong bảng tần số 
*Biểu đồ: Là hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số . Các loại biểu đồ thường gặp là: Biểu đồ đọan thẳng, biểu đồ hình chữa nhật, biểu đồ hình quạt
*Ý nghĩa của thống kê: Biết được tình hình các họat động, diễn biến của hiện tượng.
Họat động 3: Luyện tập (17 ph)
BT 20 trang 23 
(bảng phụ)
c) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng:
- Gọi HS đọc đề bài ( GV treo bảng phụ)
- Đề bài yêu cầu gì ?
- GV hỏi thêm HS đứng tại chỗ trả lời
+ Dấu hiệu là gì ?
+ Số các giá trị của dấu hiệu
+ Số các giá trị khác nhau ? đó là các giá trị nào ?
- yêu cầu HS lập bảng tần số 
- Nêu các bước tính số TB cộng 
- Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng 
- Cho HS làm BT vào vở sau đó gọi lần lượt 3 HS lên bảng thực hiện các câu b), c), d).
+ Lập bảng tần số 
+ Dựng biểu đồ đọan thẳng 
+ Tìm số TB cộng 
Giải
a) Dấu hiệu : Năng suất lúa năm 1990 của 31 tỉnh thành 
+ Số các giá trị :31
+ Số các giá trị khác nhau là 7
+ Các giá trị khác nhau :30; 25; 30;35; 40; 45; 50
b) Bảng tần số
x
20
25
30
35
40
45
50
n
1
3
7
9
6
4
1
N=31
d) Số TB cộng 
	= 
	= 
Họat động 3: Hướng dẫn về nhà (3ph)
- Ôn lại lý thuyết theo bảng hệ thống ôn tập và các câu hỏi ôn tập trang 22 SGK
- Làm lại các dạng bài tập của chương 
- Làm các BT14, 15 tr7 SBT.
- Chuẩn bị bài tập sau: Điểm KT 1 tiết môn Toán của lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
8 7 5 6 6 4 5 5 6 7 8 3 6 2
5 6 7 3 2 7 6 2 9 6 7 5 8 5
 a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị của dấu hiệu? b) Lập bảng “tần số” bảng “tần suất”
c) Tính số trung bình cộng của điểm KT d) Tìm mốt của dấu hiệu.
Tiết 50 
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT DỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Luyện tập ôn tập ( 43ph)
1. Điểm KT 1 tiết môn Toán của lớp 7A được ghi lại trong bảng sau:
8 7 5 6 6 4 5 
5 6 7 8 3 6 2
5 6 7 3 2 7 6 
2 9 6 7 5 8 5
 a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị của dấu hiệu? 
b) Lập bảng “tần số” bảng “tần suất”
c) Tính số trung bình cộng của điểm KT 
 d) Tìm mốt của dấu hiệu.
HĐ1.1: *Giải BT tổng hợp đã ra ở tiết trứơc:
- Gọi HS trả lời câu a)
- Gọi 1 HS lên bảng lập bảng tần số, tần suất.
- Gọi 1 HS lên bảng tính số trung bình cộng.
- Gọi HS trả lời miệng câu d)
* NX kết quả bài làm của học sinh.
* HS thực hiện bài giải:
a) Dấu hiệu là điểm KT 1 tiết của mỗi HS . Số các giá trị là 28
b) Bảng tần số, tần suất:
(x)
2
3
4
5
6
7
8
9
(n)
3
2
1
6
7
5
3
1
(f) %
14
7
4
21
25
18
11
4
c) Số TB cộng:
d) Mốt của dấu hiệu: M0 = 6
2. Điều tra về số con của 20 hộ thuộc một thôn được cho trong bảng sau:
2 2 2 2 2 3 2 1 0 3
4 5 2 2 2 3 1 2 0 1
a) dấu hiệu là gì? Tính số các giá trị khác nhau của dấu hiệu.
b) Lập bảng “ tần số “
c) Tính số trung bình cộng của dấu hiệu.
d) Tìm mốt của dấu hiệu. Nêu ý nghĩa.
e) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.
HĐ1.2: *GV đưa ra BT (bảng phụ )
- Gọi HS trả lời miệng câu a)
- Gọi 1HS lên bảng lập bảng tần số. 
- Gọi HS tính số trung bình cộng và chấm điểm tập 5 HS
-Gọi HS trả lời miệng câu d).
-yêu cầu HS nêu cách dựng biểu đồ và vẽ biểu đồ vào vở bài tập.
*HS đọc đề bài và xác định các yêu cầu của bài toán.
- HS trả lời câu a)
- 1HS lập bảng tần số, cả lớp cùnglàm:
G.trị (x)
0
1
2
3
4
5
T.số (n)
2
3
10
3
1
1
N= 20
- 1HS tính số trung bình cộng:
(Có thể HS tính trên bảng tần số.)
- HS nêu được : M0 = 2 ; Số hộ có 2 con chiếm nhiều nhất.
- HS nêu được cách vẽ biểu đồ theo trình tự:
+Dựng hệ trục toạ độ.
+XĐ các điểm có toạ độ (x;n) :(0;2) , (1;3) , (2;10) , (3;3) , (4;1) , (5;1) .
+Nối mỗi điểm trên với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ, ta được biểu đồ cần vẽ.
3.Một xạ thủ bắn súng có số điểm đạt được sau mỗi lần bắn được ghi lại trong bảng:
8 9 10 9 9 10 8 7 9 9 
10 7 10 9 8 10 8 9 8 8 
10 7 9 9 9 8 7 10 9 9 
a) Dấu hiệu là gì? Tính số giá trị của dấu hiệu.
b) Lập bảng “ tần số “
c) Tính số TB cộng của dấu hiệu.
d) Tìm mốt của dấu hiệu. Nêu ý nghĩa.
e) Dựng biểu đồ đoạn thẳng.
HĐ1.3: *GV đưa ra BT (bảng phụ )
- Gọi HS trả lời miệng câu a)
- Gọi 1HS lên bảng lập bảng tần số và tính số trung bình cộng trên bảng tần số 
- Có NX gì về cách tính số TB cộng trên bảng tần số so với cách tính theo công thức?
-Gọi HS trả lời miệng câu d).
-Yêu cầu HS nêu cách dựng biểu đồ và vẽ biểu đồ vào vở bài tập. 
- Chấm điểm tập vài HS.
- NX chung kết quả luyện tập của HS.
*HS đọc đề bài và xác định các yêu cầu của bài toán.
- HS trả lời câu a)
- 1HS lập bảng tần số, cả lớp cùnglàm:
Điểm ( x )
Tần số (n)
Tích (x.n)
7
8
9
10
4
7
12
7
28
56
108
70
N = 30
Tổng: 262
- Vài HS nêu nhận xét theo ý kiến cá nhân của mình.
- HS nêu được : M0 = 9 ; xạ thủ có số lần bắn đạt 9 điểm là nhiều nhất.
- HS nêu được cách vẽ biểu đồ theo trình tự:
+Dựng hệ trục toạ độ.
+XĐ các điểm có toạ độ (x;n) :(7;4) , (8;7) , (9;12) , (10;7) .
+Nối mỗi điểm trên với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ, ta được biểu đồ cần vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ở nhà (2ph)
Tìm hiểu lại các BT đã giải. Ghi nhớ cách xác định dấu hiệu, số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, cách lập bảng tần số, dựng biểu đồ và cách tính số TB cộng.
Lưu ý cách NX các kết quả điều tra.
Chuẩn bị tốt các kiến thức cơ bản là cơ sở tốt nhất để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm trong bài kiểm tra ở tiết sau.
Nhận xét tiết học.
Tuần 24
Tiết 51
KIỂM TRA CHƯƠNG III 
Soạn:
Dạy:
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
HS được kiểm tra các kiến thức cơ bản về dấu hiệu thống kê, bảng “ tần số “, biểu đồ, số trung bình cộng, mốt của dấu hiệu.
Thông qua kết quả kiểm tra nắm được thông tin phản hồi từ phía HS . Qua đó điều chỉnh, uốn nắn những sai sót của HS nếu có.
Kĩ năng:
Có kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm và tự luận. Lập được bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu. Biết vẽ biểu đồ, có kĩ năng tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
Biết sử dụng máy tính để tính toán hợp lí.
Thái độ:
Có tính cẩn thận, chính xác khi tính toán, vẽ hình. Rèn luyện tính tư duy độc lập của từng cá nhân HS.
II. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra viết.
III. CHUẨN BỊ:
HS : Ôn tập các kiến thức cơ bản của chương III, dụng cụ học tập, máy tính, tâm thế kiểm tra.
GV : Đề kiểm tra theo ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Thu thập số liệu thống kê, tần số
Bảng “ tần số “ các giá trị của dấu hiệu
Biểu đồ
Số trung bình cộng
 Cộng
IV. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ1: Ổn định và kiểm tra sỉ số.
HĐ2: Phát đề kiểm tra.
HĐ3: Thu bài.
HĐ4: Dặn dò: Tìm hiểu bài “ Khái niệm về biểu thức đại số “

Tài liệu đính kèm:

  • docDS7 ChuongIII.doc