Giáo án Đại số 7 - GV: Đinh Thị Nhật - Tiết 54: Đơn thức đồng dạng

Giáo án Đại số 7 - GV: Đinh Thị Nhật - Tiết 54: Đơn thức đồng dạng

Tiết 54.Đ4. Đơn thức đồng dạng

1. Mục tiêu:

 Hs cần đạt được:

 - Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.

 - Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

 - Có kỹ năng vận dụng nhanh, chính xác

2. Giáo viên: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ

2. Học sinh: Đọc trước bài mới + Ôn lại các kiến thức đã học

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 612Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Đinh Thị Nhật - Tiết 54: Đơn thức đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn ://2011
Ngày dạy ://2011
Ngày dạy ://2011
Dạy lớp : 7A
Dạy lớp : 7B
Tiết 54.Đ4. Đơn thức đồng dạng
1. Mục tiờu:
	Hs cần đạt được:
	- Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng.
	- Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
	- Có kỹ năng vận dụng nhanh, chính xác	
2. Chuẩn bị:
1. Giỏo viờn: Giáo án + Tài liệu tham khảo + Đồ dùng dạy học + Bảng phụ 
2. Học sinh: Đọc trước bài mới + Ôn lại các kiến thức đã học
3/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TRấN LỚP.
* Ổn định: 7A:
 7B:
a. Kiểm tra bài cũ: (5')
1. Cõu hỏi: 
	HS 1: Thế nào là đơn thức? Chữa bài tập 11(Sgk-32)
 HS 2: Chữa bài tập 13a(Sgk-32)	
	2. Đỏp ỏn:	
 HS 1: - Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến. (3đ)
 - Bài tâp 11(sgk-32): Các đơn thức: 9x2yz; 15,5 (7đ)
 HS 2: Bài tập 13a (Sgk-32)
	 a. (- (7đ)
	Bậc của đơn thức thu được là: 7 (3đ) 
	* Đặt vấn đề: Khi nào các đơn thức được gọi là đồng dạng với nhau. Để hiểu rõ hơn ta sang bài hôm nay.
b. Bài mới:
Hoạt động của thầy trũ
Học sinh ghi
* HĐ 1: Đơn thức đồng dạng (12')
1. Đơn thức đồng dạng
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ? 1
? 1 (Sgk - 33)
Tb?
Bài ?1 cho biết gì? Yêu cầu gì?
Giải
Gv
Gọi 2 hs lên bảng mỗi em thực hiện 1 câu. Hs dưới lớp tự làm vào vở.
Cho đơn thức: 3x2yz
a) Ba đơn thức có phần biến giống phần biến của đơn thức 3x2yz là: 2x2yz; 6x2yz; -x2yz 
Gv
Gọi hs khác nhận xét, bổ sung (nếu cần). Gv kết luận.
b) Ba đơn thức có phần biến khác phần biến của đơn thức 3x2yz là: x2y; x2zy; xy2z
Gv
Giới thiệu: Các đơn thức viết đúng như yêu cầu của câu a là những ví dụ về những đơn thức đồng dạng. Những đơn thức viết đúng theo yêu cầu ở câu b là các ví dụ về các đơn thức không đồng dạng.
Ba đơn thức ở câu a là những đơn thức đồng dạng.
K?
Qua bài ? 1 em hiểu như thế nào là 2 đơn thức đồng dạng?
Hs
Đọc lại định nghĩa trong sgk
Tb?
Hai đơn thức được gọi là đồng dạng phải thỏa mãn những điều kiện gì?
Hs
Hai điều kiện: Có hệ số khác 0
 Có cùng phần biến.
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu các VD trong Sgk để hiểu kỹ hơn về đơn thức đồng dạng.
K?
Hãy lấy các ví dụ khác về đơn thức đồng dạng?
Gv
Yêu cầu học sinh đọc chú ý trong Sgk
* Chú ý (Sgk - 33)
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu và trả lời ? 2. Yêu cầu giải thích
? 2 (Sgk - 33)
Hs
Suy nghĩ trả lời
Giải
Gv
Yêu cầu học sinh làm bài 15 (Sgk -34)
Phúc nói đúng vì hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có phần hệ số giống nhau nhưng phần biến khác nhau nên chúng không đồng dạng.
Hs
Lên bảng làm - Dưới lớp tự làm vào vở
Bài 15 (Sgk - 34)
Giải
Nhóm 1: 
Nhóm 2: 
* HĐ 2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng (18')
2. Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng
Gv
Cho hai biểu thức số:
 A = 2.72.55 và B = 72.55
K?
áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng các số hãy tính A + B = ?
Hs
Lên bảng tính
A.B = 2.72.55 + 72.55 = (2+1).72.55
 = 3 . 72.55
Ví dụ 1:
2x2y + x2y = (2 + 1) x2y = 3x2y
Gv
Bằng cách tương tự hãy tính tổng hai đơn thức sau (gv hướng dẫn).
Đơn thức 3x2y gọi là tổng của hai đơn thức 2x2y và x2y.
K?
 Nêu nhận xét của em về quan hệ giữa phần hệ số (giữa phần biến) của đơn thức tổng 3x2y với phần hệ số (với phần biến) của hai đơn thức ban đầu?
Hs
Hệ số bằng tổng hai hệ số ..
Phần biến không thay đổi.
K?
Tương tự tìm hiệu của hai đơn thức sau?
Ví dụ 2:
Hs
Thực hiện
3xy2 – 7xy2 = (3 - 7)xy2 = - 4xy2
K?
So sánh phần hệ số và phần biến của hiệu với phần hệ số và phần biến của hai đơn thức kia?
Đơn thức – 4xy2 là hiệu của đơn thức 3xy2 và 7xy2
Tb?
Từ hai ví dụ trên hãy nêu cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng?
Hs
Đọc lại quy tắc trong sgk
* Quy tắc (Sgk - 34)
Gv
Yêu cầu học sinh vận dụng làm ? 3
? 3 (Sgk - 34)
?
Có nhận xét gì về 3 đơn thức đã cho?
Giải
Hs
Là 3 đơn thức đồng dạng
xy3 + 5xy3 + (- 7xy3) =(1+5-7)xy3
 = - xy3
Gv
Cho học sinh hoạt động nhóm làm ? 3
Gv
Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Gv
Sau này làm thành thạo rồi ta có thể bỏ qua bước trung gian.
* HĐ 3:c. Thi viết nhanh (6')
Gv
Cho học sinh nghiên cứu nội dung thi viết nhanh (sgk-34)
Hs
Nghiên cứu cá nhân
Gv
Thông qua thể lệ cuộc thi: Mỗi tổ trưởng viết một đơn thức bậc 5 có hai biến.
 Mỗi tổ cử 5 thành viên tham gia thi, lần lượt từng người lên bảng viết những đơn thức đồng dạng với đơn thức tổ trưởng viết. Cuối cùng tổ trưởng tính tổng của tất cả 6 đơn thức mà tổ mình viết. Tổ nào viết đúng và nhanh nhất thì tổ đó thắng.
Hs
Thực hiện
Hs
Cả lớp nhận xét kết quả của các tổ từ đó tìm ra đội chiến thắng.
d. Hướng dẫn về nhà (2')
	- Nắm chắc định nghĩa đơn thức đồng dạng.
	- Nắm chắc quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
	- BTVN: 16, 17, 18, 19 (Sgk - 34, 35, 36)
	- Tiết sau luyện tập.
	- HD bài 17: Nên thực hiện cộng trừ các đơn thức đồng dạng trước rồi mới thay các giá trị của biến vào đơn thức tìm đựơc (cho đơn giản)

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 54.doc