Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 17, 18, 19

Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 17, 18, 19

TIẾT 17 SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI

Ngày soạn:

A. Mục tiêu:

- HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu ntn là căn bậc hai của một số không âm, phân biệt được hai kí hiệu và - .

- Tính được căn bậc hai của 1 số chính phương trong phạm vi có thể nhẩm được, biết dùng MTBT để tính giá trị dương của căn bậc hai của các số thực.

B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

Gv: MTBT Casio f(x) 500MS, bảng phụ.

Hs: MTBT, học bài củ, xem lại diện tích hình vuông, xem trước bài mới, chuẩn bị ?1.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 17, 18, 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 17	SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
Ngày soạn: 
A. Mục tiêu: 
- HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu ntn là căn bậc hai của một số không âm, phân biệt được hai kí hiệu và -.
- Tính được căn bậc hai của 1 số chính phương trong phạm vi có thể nhẩm được, biết dùng MTBT để tính giá trị dương của căn bậc hai của các số thực.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị: 
Gv: MTBT Casio f(x) 500MS, bảng phụ.
Hs: MTBT, học bài củ, xem lại diện tích hình vuông, xem trước bài mới, chuẩn bị ?1.
D. Tiến trình: 
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (5’)
	Một số hữu tỉ biểu diễn 1 số thập phân nào ? Trong các số sau số nào là số thập phân hữu hạn, số nào là số thập phân vô hạn tuần hoàn ?
1,25 ;	2,12(34) ;	4,3765 ;	3,(52) ;	3,14519876...
III. Bài mới: 
1. ĐVĐ: (1’)	Chuyển tiếp từ bài củ: 1,25 ;2,12(34) ;	4,3765 ;3,(52) đều là số hữu tỉ vì chúng viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoan. Vậy 3,14519876... là số hữu tỉ hay là một loaiọ số mới ? Trong tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu.
2. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV vẽ hình lên bảng.
Diện tích hình vuông ABCD được tính ntn ?
HS: 
GV: Gọi x là độ dài đường cao AB ta có điều kiện gì ?
HS: x2 = 2(m2)
GV: Vậy x = ?
HS suy nghĩ.
GV người ta tìm đựoc
 x = 1,41421356...
GV: Có nhận xét gì về x ?
HS: x là số thập phận vô hạn không theo một chu kì nào cả.
GV: Giới thiệu 0,414213526...là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Những số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là số vô tỉ. Vậy thế nào là số vô tỉ ?
HS: Nêu định nghĩa sách giáo khoa.
GV: Cho ví dụ về số vô tỉ ?
HS 
GV: Đưa ra nhận xét
3 và –3 là các số mà bình phương của mỗi số đều bằng 9.
Ta nói 3 và –3 là các căn bậc 2 của 9.
 5 và –5 
GV: Qua 2 ví dụ trên, căn bậc 2 của 1 số là gì ?
HS: Nêu định nghĩa.
GV: Tại sao số cho trước phải không âm ?
HS vì không có số nào bình phương là một số âm. 
GV: Cho HS làm ?1.
GV: Trong định nghĩa “Căn bậc 2 ...” nếu thay a=4 thì x = ?
HS: x=2 hoặc x=–2.
GV: Tìm các căn bậc 2 của 16;0.
HS: Thực hiện.
GV: Căn bậc 2 của –16= ?
HS: căn bậc 2 
GV: Qua các ví dụ em hã cho biết:
Những số nào thì có 2 căn bậc 2 
Những số nào thì có 1 căn bậc 2
Những số nào không có căn bậc 2 nào ?
GV: Cho HS làm ?2
HS: Thực hiện
GV Ta viết=4 đúng hay sai?
HS 
GV: Vì là ký hiệu chỉ căn bậc 2 dương của 16.
GV: ở bài toán 1, x2 =2 thì x= ?
HS: x= hoặc x=-. Vì vế phải là một số dương nên x=
GV: Người ta cũng chứng minh được các số , ,,...cũng là các số vô tỉ.
1. Số vô tỉ: (8’)
Bài toán:
 Diện tích AEBF là:
1 . 1 = 1 (m2)
Diện tích hình vuông ABCD là:
2 . 1 = 2 m2
b) Gọi x là độ dài đường chéo AB ta có:
x2 = 2 (m2)
x = 1,41421356... là số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
* Định nghĩa:
Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Tập hợp các số vô tỉ kí hiệu là I .
Ví dụ: 1,23456789158...
 3,14351786...
2. Khái niệm về căn bậc 2: (15’)
Ví dụ: 32 = 9 (-3)2 = 9
3 và –3 là các căn bậc hai của 9
 52 = 25 (-5)2 = 25 
5 và –5 là các căn bậc hai của 25
Định nghĩa: (SGK) 
 ?1
Vì 22=4 và (-2)2=4 nên 2 và –2 là các căn bậc 2 của 4.
Ký hiệu: =2 và -= -2.
Kết luận:
Số a>0 có 2 căn bậc 2 là >0 
 và -<0
Số a<0 không có căn bậc 2.
Số a=0 có 1 căn bậc 2 duy nhất là 0.
?2
Lưu ý:
Không được viết =4 mà phải viết:
 =4 và -= -4
IV. Củng cố:(11’)
- Định nghĩa số vô tỉ, căn bậc 2.
- Bài tập 82,84(SGK).
V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà:(5’) 
-Bài tập 83,85,86(SGK) + 106,107,108,109(SBT).
-Học kỹ lý thuyết. Tam giác vuông có cạnh bằng 1 thì đường chéo bằng?
-Hướng dẫn bài 86: đối với những HS dùng máy Casio f(x)500MS thì ấn nút trước , sau đó bấm các số.
-Bài ra(chuẩn bị bài mới).
 1/ So sánh: 0,123(4) và 0,1235143
 -1,(35) và –1,2356
 2/ Điền vào ô trống ,, 
 xQ thì x I
 xI thì x Q
 N Z ; Z Q;
 3/ Các số sau đây số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ:
 2 ; 2 ; ; 1; ; -; ?
TIẾT 18 SỐ THỰC
Ngày soạn: Ngày dạy: 
A.Mục tiêu:
 -Học sinh thấy được số thực là tên gọi chung của số hữu tỉ và số vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực; hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
-Khi số thực viết dưới dạng thập phân, học sinh biết so sánh hai số qua phần nguyên hoặc các chữ số đứng cùng hàng ở phần thập phân.
-Rèn kỹ năng suy luận, tính cẩn thận, chính xác.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
Gv: Thước chia khoảng, compa, phấn màu.
Hs: Compa, thước chia khoảng, xem lại trục số hữu tỉ.
D. Tiến trình:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (5’)
 Số hữu tỉ và số vô tỉ kác nhau ở điểm nào ? Tìm các căn bậc 2:
6; 0; ; 3; 9 
III. Bài mới:
1. ĐVĐ: (1’) Các số trên (sau khi đã tìm căn bậc 2) số nào là số hữu tỉ? Số nào là số vô tỉ?) tất cả những số trên liệu cóc nằm trong một tập hợp nào không? Tên gọi chung của số hữu tỉ và số vô tỉ là gì?	
2. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Những số trên là các số thực. 
Vậy số thực là gì ?
HS 
GV: Cách viết x R cho ta biết điều gì ?
HS: Trả lời
GV: x R vậy x có thể là những số nào ?
HS: số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ, số vô tỉ.
GV: Cho ví dụ về số thực ?
HS nêu ví dụ.
GV: (Chốt lại) Số thực chỉ là tên gọi chung của số hữu tỉ và số vô tỉ. Một số thực bất kỳ có thể là số thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần nếu nó là số hữu tỉ, hoặc là số thập phân vô hạn không tuần hoàn nếu nó là số vô tỉ.
GV: Nói và ghi bảng 
GV: Muốn so sánh 2 số hữu tỉ với nhau ta làm như thế nào ?
HS: Đưa về dạng phân số hợăc số thập phân.
GV: Vậy muốn so sánh 2 số thực ta làm như thế nào ?
HS: Đưa về số thập phân rồi so sánh.
GV: Nếu 2 số thực đều là số âm ta so sánh 2 số dương sau đó lấy dấu ngược lại.
GV: Cho học sinh làm ?2
HS: 2 HS lên bảng 
GV: Nếu a,b R+ , a>b thì liệu> không ?
HS 
GV:Tại sao gọi là trục số thực mà không gọi là trục số hữu tỉ hay trục số vô tỉ ?
HS: Suy nghĩ.
GV: Để hiểu rõ chúng ta xét bài toán. HS: Theo dõi.
GV: Quan sát hình 6b rồi cho biết người ta biểu diễn như thế nào ?
HS: Trả lời dựa vào SGK.
GV: Qua bài toán này em rút ra những nhận xét gì về trục số ?
HS: Nêu nhận xét (SGK).
GV: Bằng phương pháp hình học người ta cũng biểu diễn được ,,...trên trục số. Điều đó chứng tỏ điều gì ?
HS: Không phải mỗi điểm trên trục đều biểu diễn một số hữu tỉ hay tập hợp số hữu tỉ thì không thể lấp đầy trục số.
GV: Chính vì vậy trục số có tên gọi là trục số thực.
1/ Ví dụ: (7’) ; -; 0; ; -;; 3; -3 là những số thực.
 a/Khái niệm:- Số thực là tên gọi chung cho số hữu tỉ và số vô tỉ.
Tập hợp số thực ký hiệu là R
Chú ý: Cách viết x R cho biết x là số thực.
Ví dụ:3R; 2,5R;2,3(6)R;R.
2/ So sánh số thực: (10’)
Với 2 số thực bất kỳ ta luôn có x=y, hoặc x>y hoặc x<y.
Ví dụ: 0,3192...< 0,32(5)
Ví dụ: -1,2345...và –1,2346
Ta có 1,2345... < 1,2346...
 -1,2345... > -1,2346...
?2 2,(35) = 2,3535...
 2,3535... < 2,369121518
b/ - = -0,(63)
Chú ý: Với a,b là 2 số thực dương nếu a>b thì >
2/ Trục số thực: (10’)
Biểu diễn trên trục số.
Nhận xét: (SGK)	
IV. Luyện tập-Củng cố: (6')
-Bài tập 87(SGK); 88,89 (SGK)
GV (chốt lại) NZQR
 I R
 RI = Q
 QI = 
V. Dặn dò,hướng dẫn về nhà: (5')
Bài tập 90,91,92 (SGK)
HD bài 90: C1: Đưa về số thập phân để tính.
 C2: Đưa về phân số để tính. 
-Dùng máy tính tính lại để kiểm tra đáp số.
Bài ra dành cho học sinh khá,giỏi.
 Không dùng MTBT, hãy so sánh:
 + với 
 HD: So sánh với 
 	với 
 với 
-Tiết sau luyện tập.
TIẾT 19 LUYỆN TẬP
Ngày soạn: Ngày dạy:
A.Mục tiêu: 
-Học sinh hiểu được mối quan hệ giữa 3 tập hợp Q, I, R.
-Rèn học sinh kỹ năng so sánh 2 số thực viết dưới dạng số thập phân, kỹ năng thực hiện các phép tính với các số thực viết ở dạng khác nhau.
-Rèn học sinh tính cẩn thận, chính xác, tư duy logic.
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ
Hs: Học bài cũ, chuẩn bị luyện tập.
D. Tiến trình:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (5’)	 
1/Nêu sự khác nhau giữa số hữu tỉ và số vô tỉ ?
 Số hữu tỉ có lấp đầy trục số không ? Vì sao ?
 So sánh 5,33256... và 5,33261...
 -0,2(4) và –0,24369...
2/Bài tập 90 SGK. 
III.Luyện tập - Củng cố: (')
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV: Treo bảng phụ ghi bài tập 91
HS: Điền vào bảng phụ
GV: Làm như thế nào để điền ?
HS: Ta đưa 2 số âm về 2 số dương so sánh sau đó lấy dấu ngược lại.
GV: Ta áp dụng tính chất, quy tắc nào để tính ?
HS: Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng và quy tắc chuyển vế.
GV: Gọi 2 học sinh lên bảng.
HS: Thực hiện.
GV: N, Z, Q, R/I có mối quan hệ gì ?
HS: NZQR
 I R
GV: Q&I có phần tử nào chung không ?
HS: Không. Vì x Q thì x I
 xI thì xQ
GV: Làm như thế nào để tính ?
HS: Tách hỗn số thành số nguyên + phân số.
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm câu a.
HS: Thực hiện.
GV: Làm như thế nào để tính B ?
HS: Tính dựa vào thứ tự thực hiện các phép tính.
 1 HS lên bảng làm câu b
HS: Thực hiện.
GV: làm ntn để tính B ?
HS: Tính dựa vào thứ tự thực hiện phép tính.
1 HS lên bảng làm câu B
Bài 91:(SGK) (Bảng phụ) (8’)
a/ -3,02 < -3,1
b/-7,58 > -7,513 
c/-0,4854 < -0,49826
d/-1,0765 < -1,892
Bài 93:(9’) Tìm x
a/ 3,2x + (-1,2)x + 2,7= -4,9
 (3,2-1,2)x = -2,7 – 4,9
 2x = -7,6
 x = -3,8 
b/(-5,6)x + 2,9x - 3,86= -9,8 
(-5,6+2,9)x = 3,86 – 9,8
 -2,7x = -5,94
 x = (-5,94) : (-2,7)
 x = 2,2
Bài 94: (5’) Tìm các tập hợp
a/ N Z ; b/ Z Q ; c/ Q R
d/ I R ; e/ Q I
Giải:
N Z N Z = N
Z Q Z Q = Z
Q R Q R = Q
I R I R = I
Q I = 
Bài 95: (10’) Tính giá trị của biểu thức:
A = -5,13 : (5-1.1,25+1)
= -5,13 : (5-.+1)
= -5,13 : (5-2+1)
= -5,13 : [(5-2+1)+(-+)
= -5,13 : (4+) = -5,13 : 
= 
B = (3.1,9+19,5:4)(-)
= (.+:).(-)
= (+). = +
= 4+3 = 7
IV.Củng cố: (Lồng vào luyện tập)
V. Dặn dò: (')
BTVN: 94, 96 97, 101 SGK 
Trả lời 5 câu hỏi trong SGK.
* HD:
Bài 100d:	Xem x + 1/3 như là 1 số chưa biết a rồi tìm 
Bài 97: 	Đưa về số tròn chục, tròn trăm... để tính.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 17-18-19.doc