Tiết 45 BIỂU ĐỒ
Ngày soạn:
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Biết cách dựng biểu đồ đường thẳng từ bảng "tần số" và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
- Biết đọc các biểu đồ đơn giản ( đoạn thẳng, HCN )
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị:
Gv: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
Hs: Thước thảng có chia khoảng, sưu tầm1 số biểu đồ các loại. (Từ sách, báo.)
Tiết 45 BIỂU ĐỒ Ngày soạn: A. Mục tiêu: - HS hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. - Biết cách dựng biểu đồ đường thẳng từ bảng "tần số" và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. - Biết đọc các biểu đồ đơn giản ( đoạn thẳng, HCN ) B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị: Gv: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu. Hs: Thước thảng có chia khoảng, sưu tầm1 số biểu đồ các loại. (Từ sách, báo...) D. Tiến trình: I. Ổn định: (1’) II. Bài củ: (8’) GV: viết bài tập ở bảng phụ (bài tập ra): Thời gian hoàn thành cùng một loại sản phẩm cảu 35 công nhân (tính bằng phút) được ghi lại ở bảng sau: a. Dấu hiệu ở đây là gì ? Có bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu ? b. Lập bảng "tần số" và rút ra nhận xét ? III. Bài mới: 1. ĐVĐ: (3') GV đưa hình ảnh sau lên bảng phụ. GV: Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để cho 1 hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh trên là 1 biểu đồ đoạn thẳng. GV: Từng trục biểu diễn cho từg đại lượng nào ? HS: Trục hoành biểu diễn các giá trị của x. Trục tung biểu diễn tần số n. GV: Để rõ hơn, tiết học hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ về biểu đồ. 2. Nội dung: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: ( Trở lại bảng 8) GV hướng dẫn HS thực hiện các bước ở ?1 GV: Lưu ý HS: Đơn vị dài trên 2 trục có thể khác nhau. Nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng ? HS: à GV cùng HS lập biểu đồ đoạn thẳng. HS: Thực hiện ở vở. GV: Biểu đồ vừa dựng là biểu đồ đoạn thẳng. HS: Theo dõi. GV: (Chốt lại) Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng trước hết ta cần làm gì ? HS: Lập bảng "tần số" sau đó thực hiện các bước trên. GV: Đế dễ nhận xét, so sánh người ta còn thay thế các đoạn thẳng thành các hcn. Đó là biểu đồ hcn. GV: Treo bảng phụ phóng to hình 2 HS Theo dõi. GV: Đôi khi người ta vẽ các hcn sát nhau. HS: Quan sát GV: Nhận xét về tình hình tăng, giảm diện tích cháy rừng ? HS: Nhận xét. 1/Biểu đồ đoạn thẳng: (15') Giá trị (x) 28 30 35 50 Tần số 2 8 7 3 N=20 ?1 * Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng: .Bước 1: Dựng hệ trục toạ độ .Bước 2: Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng "tần số" .Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng. 2/Chú ý (biểu đồ hcn): (6') IV. Cũng cố: (5') - Các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng ? Để vẽ biểu đồ được ta cần làm gì ? - BT10 (SGK) V. Dặn dò, hướng dẫn về nhà: (5') - Xem lại lý thuyết - BT 11,12 (SGK tr14) 9,10 (SBT tr6) . Đọc bài đọc thêm Bài ra: Kết quả khảo sát 1 nhóm HS cho thấy Có 7 HS thích màu đỏ 6 HS thích màu xanh lá cây 9 HS thích màu nước biển 2 HS thích màu vàng 6 HS thích màu hồng 2 HS thích màu da cam Hãy dựng biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hcn. HD: Muốn dựng biểu đồ hcn ta dựng các cột như H2. - Tiết sau luyện tập
Tài liệu đính kèm: