Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 56: Đa thức

Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 56: Đa thức

Tiết 56 ĐA THỨC

Ngày soạn:

A. Mục tiêu:

- Nhận biết được đa thức thông uqa 1 số ví dụ cụ thể.

- Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.

B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề

C. Chuẩn bị:

Gv: Bảng phụ hình vẽ trang 36 SGK.

 

doc 3 trang Người đăng vultt Lượt xem 501Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - GV: Hoàng Thị Huệ - Tiết 56: Đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 	ĐA THỨC
Ngày soạn: 
A. Mục tiêu:
- Nhận biết được đa thức thông uqa 1 số ví dụ cụ thể.
- Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức. 
B. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị: 
Gv: Bảng phụ hình vẽ trang 36 SGK.
Hs: 
D. Tiến trình: 
I. Ổn định: (1’)
II. Bài củ: (4’)
Thế nào là đơn thức, bậc của đơn thức ? Cho ví dụ ?
Có nhận xét gì về các phép tính trong biểu thức: x2y - 2xy + ?	
III. Bài mới: 
1. ĐVĐ: (1') x2y - 2xy + là đa thức . Vậy đa thức và đơn thức có mối liên hệ gì ? àBài mới.
2. Nội dung:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV lấy ví dụ ghi bảng 
HS theo dõi và ghi vở.
GV: Có nhận xét gì về các biểu thức ?
HS: Biểu thức viết dưới dạng tổng các đơn thức.
GV: Các biểu thức trên được gọi là các đa thức.
Vậy đa thức là gì ?
HS nêu định nghĩa.
GV gọi HS cho vài ví dụ về đa thức.
HS: ...
GV: Mỗi đơn thức được coi như là một đa thức không ?
HS: Được.
GV: Mỗi đa thức được xem là đơn thức không ?
HS: không kết luận được.
GV: Có nhận xét gì về các hạng tử của đa thức P ?
HS: Có các đa thức đồng dạng.
GV: Hãy thu gọn các đa thức đồng dạng ?
HS: à
Vậy muốn thu gọn các đa thức ta phải làm như thế nào ?
HS nêu quy tắc.
GV cho HS làm ?2 
GV: Muốn thu gọn đa thức ta làm như thế nào ?
HS tìm các đơn thức đồng dạng và thu gọn các hạng tử đồng dạng; những hạng tử không đồng dạng ta giưa nguyên.
GV: gọi 1 HS lên bảng.
HS thực hiện.
GV: Cho ví dụ và ghi bảng.
HS theo dõi.
GV: Trong đa thức mỗi hạng tử có bậc mấy ?
HS: Bậc 2; 2 ; 10
GV: Ta nói 10 là bậc của đa thức.
Vậy Bậc của đa thức là gì ?
HS: nêu kết luận.
Gv:
Đa thức 0 có bậc bao nhiêu ?
HS: không có bậc.
GV: Đa thức chưa thu gọn có tìm bậc được không ?
HS: Không tìm được.
GV: gọi 1 HS nêu chú ý SGK
GV cho HS làm ?3 
HS: ...
1 HS đứng tại chổ trả lời.
1. Đa thức: (7')
VD: 
a. 3x2 + 5xy - x2y3z5
b. -xz5 + 2yz 
c. 6xy2zt3 
Các biểu thức trên là những đa thức.
 ?1 -5x2y2 + y3z5 
Hạng tử: -5x2y2 và y3z5 
Đa thức: SGK
Các đơn thức gọi là hạng tử.
*Chú ý: Mỗi đơn thức được xem là đa thức.
2. Thu gọn đa thức: (9')
VD: Cho đa thức 
P = x2y + x2y + xy + x2y - 5 xy - x2y 
P = ( x2y - x2y)+ (x2y +x2y) + (xy - 5xy) = x2y - 4xy 
 x2y - 4xy gọi là đa thức thu gọn của đa thức P.
 ?2 Thu gọn đa thức
Q = 5x2y - 3xy + x2y - xy + 5xy - x + + x - =
= ( 5x2y+ x2y)+[(- 3xy)+(- xy)+5xy] + (x + x) + ( -)=
= x2y + xy + x + 
3. Bậc của đa thức: (10')
VD: Cho đa thức: 
E = 3x3+5xy-x2y3z5 
Hạng tử	 3x2 bậc 2 
	 5xy có bậc 2
	-x2y3z5 có bậc 10 
Bậc cao nhất là 10.
Ta nói 10 là bậc của đa thức E.
* Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức.
* Chú ý: (SGK)
 ?3 
Q = -3x5 - x3y - xy2 + 3x5 +2 =
= -3x5 + 3x5 -x3y - xy2 + 2 =
= -x3y - xy2 + 2 
Vậy bậc của đa thức là 4 
IV. Cũng cố: (9')
- Đa thức là gì ?
- BT 25, 26, 27 sgk
V. Dặn dò: (4')
- Học thuộc định nghĩa đa thức, bậc đa thức.
- BTVN 24, 28 SGK và 24, 25, 26, 27, 28 SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 56 ĐA THỨC.doc