CHƯƠNG III: THỐNG KÊ
Tuần : 19
Tiết : 41 §1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ Ngày soạn:
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU :
Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); biết xác định và diễn tả được về dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số hiệu thu thập được qua điều tra.
CHƯƠNG III: THỐNG KÊ Tuần : 19 Tiết : 41 §1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ Ngày soạn: Ngày dạy : MỤC TIÊU : Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, nội dung); biết xác định và diễn tả được về dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ "số các giá trị của dấu hiệu" và "số các giá trị khác nhau của dấu hiệu", làm quen với khái niệm tần số của một giá trị. Biết các ký hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số hiệu thu thập được qua điều tra. CHUẨN BỊ : GV : Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 (trang 4), bảng 2 ( trang 5), bảng 3 (trang 7) và phần đóng khung (trang 6) SGK HS : Xem trước bàiở nhà HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Giới thiệu chương - GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của chương - Cho HS đọc phần giới thiệu thống kê - HS nghe GV giới thiệu về chương - HS đọc phần giới thiệu về thống kê SGK trang 4 Hoạt động 2: Giá trị của một biểu thức đại số (10ph) Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu Các số liệu được ghi lại trong bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu - Khi điều tra về số cây trồng được của 1 lớp trong việc phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập được bảng 1 Dựa vào bảng số liệu thống kê trên em hãy cho biết bảng đó gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì ? Cho HS thực hành em hãy thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ của mình qua bài kiểm tra toán học kỳ I (cho HS hoạt động nhóm) - Kiểm tra một vài nhóm để nhận xét Cho HS xem bảng 2 (bảng phụ) để minh họa ý trên (bảng có 6 cột nội dung khác bảng 1) - HS quan sát bảng 1 trên bảng phụ Bảng 1 gồm 3 cột, các cột lần lượt chỉ số thứ tự, lớp và số cây trồng được của mỗi lớp. HS hoạt động nhóm với bài tập thống kê điểm của tất cả các bạn trong tổ qua bài kiểm tra toán HK 1 Hoạt động 3: Áp dụng (6ph) Dấu hiệu Dấu hiệu là vấn đề hay hiện tượng cần điều tra. Ký hiệu bằng chữ cái in hoa: X, Y,... Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu. Số tất cả các giá trị (không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra . Kí hiệu: x là giá trị của dấu hiệu N là số các giá trị - Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì? - Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là 1 đơn vị - Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra - Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây chẳng hạn lớp 7A trồng 35 cây, lớp 7D trồng 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có 1 số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra. - Ở bảng 1 dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột thứ 3 - Cho HS làm ?4 - số cây trồng được của mỗi lớp - Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra - HS làm ?4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị Dãy giá trị của dấu hiệu X là 35; 30; 28; 30; 30; 35; 28; 30; 30; 35; 35; 50; 35; 50; 30; 35; 35; 30; 30; 50 Hoạt động 4: Luyện tập (15ph) Tần số của mỗi giá trị Tần số (n) của giá trị là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu - Yêu cầu HS làm ?5 Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây trồng được ? Nêu cụ thể các số khác nhau đó ? - Làm ?6 Có bao nhiêu lớp trồng được 30 cây? Hay giá trị 30 xuất hiện bao nhiêu lần trong dãy giá trị của dấu hiệu? Câu hỏi tương tự đối với các giá trị 28; 35; 50 ? Þ Giới thiệu: 8 là tần số của 30 - Tìm tần số của 28; 35; 50 ? - Vậy tần số của một giá trị là gì ? - Phân biệt x với X, n với N ? - Yêu cầu HS làm ?7 GV hướng dẫn HS các bước tìm tần số như sau : + Quan sát dãy và tìm các số khác nhau trong dãy, viết các số đó theo thứ tự từ nhỏ đến lớn + Tìm tần số của từng số bằng cách đánh dấu vào số đó trong dãy rồi đếm số lần lặp lại của nó và ghi lại - Lưu ý HS là không phải trong trường hợp nào kết quả thu thập được khi điều tra cũng là các số - HS làm ?5 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng Đó là các số 28; 30; 35; 50 HS làm ?6 Có 8 lớp trồng được 30 cây Có 2 lớp trồng được 28 cây Có 7 lớp trồng được 35 cây Có 3 lớp trồng được 50 cây tần số của 28; 35; 50 lần lượt là 2; 7; 3 HS đọc định nghĩa tần số x : giá trị X : dấu hiệu n : tần số N : số các giá trị HS làm ?7 Các giá trị khác nhau 28; 30; 35; 50 Tần số: n28= 2 n30= 8 n35= 7 n50= 3 - HS đọc phần chú ý Hoạt động 5: Củng cố (6 ph) GV treo bảng phụ Số HS nữ của 12 lớp trong một trường trung học cơ sở được ghi lại như sau : 18 14 20 17 25 14 19 20 16 18 14 16 Cho biết a) Dấu hiệu là giø? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu? b) Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của từng giá trị đó. HS làm bài tập (nhanh) a) Dấu hiệu : số học sinh nữ trong mỗi lớp Số tất cả các giá trị của dấu hiệu :12 b) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25 Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1 Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2ph) - Học thuộc bài - Làm bài tập 1; 2; 3 trang 7, 8 SGK - Mỗi HS tự điều tra, thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn. Sau đó đặt ra các câu hỏi như trong tiết học và trình bày lời giải.
Tài liệu đính kèm: