Giáo án Đại số 7 - THCS Mỹ Quí - Tiết 43: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

Giáo án Đại số 7 - THCS Mỹ Quí - Tiết 43: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu

§2. BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU

I./Mục đích yêu cầu:

1.Kiến thức cơ bản:

 Nắm được cách lập bảng tần số và nhận xét

 2.Kĩ năng, kĩ xảo:

Lập bảng nhanh và nhận xét nhanh bảng tần số

3. Thái độ nhận thức:

Thấy được tính tiện dụng của bảng tần số

II./Chuẩn bị của GV và HS:

 1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập

 2. HS: Kiến thức cũ, xem trước bài mới ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - THCS Mỹ Quí - Tiết 43: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20	Ngày soạn :________
Tiết 43	Ngày dạy :________
§2. BẢNG TẦN SỐ CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
I./Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức cơ bản:
	Nắm được cách lập bảng tần số và nhận xét
	2.Kĩ năng, kĩ xảo:
Lập bảng nhanh và nhận xét nhanh bảng tần số 
3. Thái độ nhận thức:
Thấy được tính tiện dụng của bảng tần số
II./Chuẩn bị của GV và HS:
	1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
	2. HS: Kiến thức cũ, xem trước bài mới ở nhà.
III./Các hoạt động trên lớp:
1./Ổn định lớp:
	2./Kiểm tra bài cũ:
	3./Giảng bài mới:
TG
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Lập bảng “tần số”
Ta có thể thu gọn bảng thống kê ban đầu bằng cách lập bảng tần số 
Cho hs quan sát bảng 7
Hãy vẽ bảng gồm hai dòng : dòng trên ghi các giá trị khác nhau theo thứ tự tăng dần, dòng dưới ghi tần số tương ứng ?
Đây là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu còn gọi là bảng tần số 
Từ bảng ngang ta có thể chuyển thành bảng dọc 
Giátrị(x)
28
30
35
50
Tầnsố(n)
2
8
7
3
N=20
Giátrị(x)
28
30
35
50
Tầnsố(n)
2
8
7
3
N=20
Đây là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu còn gọi là bảng tần số 
Hoạt động 2: Chú ý
Cho hs chuyển thành bảng dọc
Qua bảng tần số ta có thể quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng đồng thời có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này. Qua bảng trên ta có thể nhận xét được :
Có bao nhiêu giá trị, có bao nhiêu giá trị khác nhau ?
Giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu cây, giá trị lớn nhất là bao nhiêu cây ?
 Số cây có ít lớp trồng nhất, số cây có ít lớp trồng nhất ?
Số cây của các lớp chủ yếu vào khoảng bao nhiêu cây ?
 GV cho HS đọc phần nhận xét cuối trang 1 0 SGK
Lên bảng chuyển thành bảng dọc
Giá trị (x)
Tần số (n)
28
2
30
8
35
7
50
3
N=20
Có 20 giá trị, có 4 giá trị khác 28, 30, 35, 50.
Giá trị nhỏ nhất là 28 cây, giá trị lớn nhất là 50 cây 
 Có 2 lớp trồng được 28 cây, có 8 lớp trồng được 30 cây
Số cây của các lớp chủ yếu là 30 cây hoặc 35 cây 
HS đọc nhận xét.
Giá trị (x)
Tần số (n)
28
2
30
8
35
7
50
3
N=20
Nhận xét: 
- Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lập bảng “tần số” (bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).
- Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.
Hoạt động 3: Luyện tập & củng cố
GV cho HS làm việc theo tổ. Mỗi tổ tự thống kê sau 3 phút nộp lại cho GV.
GV cho HS làm bài tập 6:
- Dấu hiệu cần tìm ở bài tập này là gì? Lập bảng “tần số”
- Nêu nhận xét?
HS làm việc theo tổ.
- Dấu hiệu là số con của 30 gia đình thuộc một thôn.
- Bảng “tần số”
Số con(x)
0
1
2
3
4
Tầnsố(n)
2
4
17
5
2
N=30
- Số con chủ yếu là 2 con, có 7 gia đình đông con chiếm tỉ lệ 7/30
Bài tập 5 trang 11 SGK 
Bài tập 6 trang 11 SGK 
a. Dấu hiệu là số con của 30 gia đình thuộc một thôn
Số con(x)
0
1
2
3
4
Tầnsố(n)
2
4
17
5
2
N=30
b. Số con chủ yếu là 2 con, có 7 gia đình đông con chiếm tỉ lệ 7/30
Hướng dẫn về nhà:
Xem lại bài học và các bài tập đã làm trên lớp 
Về nhà làm các bài tập 7, 8, 9 trang 11, 12 SGK.
Tiết sau luyện tập.
BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 43.doc