§ 5. ĐA THỨC
I./Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức cơ bản:
Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.
2.Kĩ năng, kĩ xảo:
Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
3. Thái độ nhận thức:
Thấy được đa thức là tổng của nhiều đơn thức
II./Chuẩn bị của GV và HS:
1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập
2. HS: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo.
Tuần 26 Ngày soạn :________ Tiết 56 Ngày dạy :________ § 5. ĐA THỨC I./Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức cơ bản: Nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể. 2.Kĩ năng, kĩ xảo: Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức. 3. Thái độ nhận thức: Thấy được đa thức là tổng của nhiều đơn thức II./Chuẩn bị của GV và HS: 1.GV: Sgk, giáo án, phấn, thước, bảng phụ, phiếu học tập 2. HS: Ôn tập kiến thức cũ và chuẩn bị bài mới chu đáo. III./Các hoạt động trên lớp: 1./Ổn định lớp: 2./Kiểm tra bài cũ: 3./Giảng bài mới: TG Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Đa thức Các em sẽ tìm hiểu thêm một dạng của biểu thức nữa là đa thức Cho hs xem các biểu thức dạng a, b, c và chỉ đó là đa thức Vậy đa thức có dạng như thế nào ? Hãy nêu một ví dụ về đa thức và chỉ rõ các hạng tử của đa thức đó? Ta kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa A, B, M, N, P, Q, Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó Đa thức: 3x2-y2+5/3xy-7x có các hạng tử là: 3x2, -y2, 5/3xy, -7x Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó Vd : 3x2-y2+5/3xy-7x * Mỗi đơn thức được coi là một đa thức Hoạt động 2: Thu gọn đa thức và bậc của đa thức Dựa vào việc cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta có thể thu gọn đa thức Cộng các đơn thức đồng dạng của đa thức đã cho Ta gọi đa thức 4x2y-2xy-1/2x+2 là dạng thu gọn của đa thức N Hãy làm bài tập ?2 ( gọi hs lên bảng ) Tìm bậc của từng hạng tử trong đa thức trên ? Bậc cao nhất trong các bậc ? Ta nói 7 là bậc của đa thức M Vậy thế nào là bậc của đa thức ? Hãy làm bài tập ?3 N = x2y-3xy+3x2y-3+xy-1/2x+5 = 4x2y-2xy-1/2x+2 Q=x2y+xy+x+ HS: x2y5 có bậc 7, -xy4 có bậc 5, y6 có bậc 6, 1 có bậc 0 HS: Bậc 7 Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó Bậc 5 Ví dụ: N=x2y-3xy+3x2y-3+xy-1/2x+5 = 4x2y-2xy-1/2x+2 Vd : M=x2y5-xy4+y6+1 cóbậc7 Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó Chú ý: Số 0 là đa thức 0 và nó không có bậc Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết ta phải thu gọn đa thức đó Hoạt động 3: Củng cố & luyện tập Nhắc lại cách thu gọn đa thức và cách tìm bậc của đa thức ? GV mời 1 HS lên bảng Ta tìm bậc của các đa thức này bằng cách nào? GV goi 1 HS lên bảng Nhắc lại cách thu gọn đa thức và cách tìm bậc của đa thức a) 5x+8y b) 120x+150y Mỗi biểu thức trên là một đa thức. Thu gọn đa thức trước sau đó tìm xem hạng tử nào có bậc cao nhất thì đó cũng là bậc của đa thức a) Bậc 2 b) Bậc 3 Q=3x2+y2+z2 Dựa vào việc cộng trừ các đơn thức đồng dạng ta có thể thu gọn đa thức Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó Bài tập 24 trang 38 SGK Bài tập 25trang 38 SGK Bài tập 26trang 38 SGK Hướng dẫn về nhà: Xem lại bài học và các bài tập đã giải trên lớp Về nhà làm các bài tập còn lại và xem trước § 6 Cộng, trừ đa thức Tiết sau học § 6 Cộng, trừ đa thức
Tài liệu đính kèm: