Tuần: 1
Tiết: 1 Chương I: SỐ HỮU TỈ – SỐ THỰC
§1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ
I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết khái niệm số hữu tỉ, cách so sánh hai số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Nhận biết quạn hệ giữa ba tập hợp N, tập Z, và tập Q.
- Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, biết so sánh hai số hữu tỉ, điền được các dấu thích kí hiệu chỉ quan hệ giữa phần tử của tập hợp với tập hợp, giữa tập hợp với tập hợp.
- Thái độ học tập nghiêm túc.
II. Chuẩn bị:
- GV: SGK, trục số.
- HS: SGK, dụng cụ học tập.
Tuần: 1 Tiết: 1 Chương I: SỐ HỮU TỈ – SỐ THỰC §1: TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết khái niệm số hữu tỉ, cách so sánh hai số hữu tỉ, cách biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Nhận biết quạn hệ giữa ba tập hợp N, tập Z, và tập Q. - Biết biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, biết so sánh hai số hữu tỉ, điền được các dấu thích kí hiệu chỉ quan hệ giữa phần tử của tập hợp với tập hợp, giữa tập hợp với tập hợp. - Thái độ học tập nghiêm túc. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, trục số. - HS: SGK, dụng cụ học tập. III. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (6p) Cho ví dụ phân số? Cho ví dụ về hai phân số bằng nhau? Hs nêu một số ví dụ về phân số, ví dụ về phân số bằng nhau, từ đó phát biểu tính chất cơ bản của phân số. Gv giới thiệu tổng quát về nội dung chính của chương I. Giới thiệu nội dung của bài 1. 3. Bài mới: (35p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: (10p) Số hữu tỉ: Viết các số sau dưới dạng phân số: 2; -2; -0,5; ? Gv giới thiệu khái niệm số hữu tỉ thông qua các ví dụ vừa nêu. Hoạt động 2: (10p) Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số: Vẽ trục số? Biểu diễn các số sau trên trục số: -1; 2; 1; -2? Dự đoán xem số 0,5 được biểu diễn trên trục số ở vị trí nào? Giải thích? Gv tổng kết ý kiến và nêu cách biểu diễn. Biễu diễn các số sau trên trục số: Yêu cầu Hs thực hiện theo nhóm. Gv kiểm tra và đánh giá kết quả. Lưu ý cho Hs cách giải quyết trường hợp số có mẫu là số âm. Hoạt động 3: (10P) So sánh hai số hữu tỉ: Cho hai số hữu tỉ bất kỳ x và y,ta có: hoặc x = y, hoặc x y. Gv nêu ví dụ a? yêu cầu hs so sánh? Gv kiểm tra và nêu kết luận chung về cách so sánh. Nêu ví dụ b? Nêu ví dụ c? Qua ví dụ c, em có nhận xét gì về các số đã cho với số 0? GV nêu khái niệm số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm. Lưu ý cho Hs số 0 cũng là số hữu tỉ. Trong các số sau, số nào là số hữu tỉ âm: Hoạt động 4: (5P) Củng cố: Làm bài tập áp dụng 1; 2; 3 tr 7. Hs viết các số đã cho dưới dạng phân số: Hs vẽ trục số vào giấy nháp. Biểu diễn các số vừa nêu trên trục số. Hs nêu dự đoán của mình. Sau đó giải thích tại sao mình dự đoán như vậy. Các nhóm thực hiện biểu diễn các số đã cho trên trục số. Hs viết được: -0,4 = . Quy => kq. Thực hiện ví dụ b và c Hs nêu nhận xét: Các số có mang dấu trừ đều nhỏ hơn số 0, các số không mang dấu trừ đều lớn hơn 0. Hs xác định các số hữu tỉ âm. Gv kiểm tra kết quả và sửa sai nếu có. HS làm bài tập áp dụng. I. Số hữu tỉ: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a, b Î Z, b ≠ 0. Tập hợp các số hữu tỉ được ký hiệu là Q. II. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số: VD: Biểu diễn các số sau trên trục số: -1; 2; 1; -2. Biểu diễn số 0,5 trn trục số: III. So sánh hai số hữu tỉ: VD: So sánh hai số hữu tỉ sau a/ -0,4 và Ta có: b/ Ta có: Nhận xét: 1/ Nếu x < y thì trên trục số điểm x ở bên trái điểm y. 2/ Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương. Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm. Số 0 không là số hữu tỉ âm, cũng không là số hữu tỉ dương. IV. Hướng dẫn - bài tập về nhà: (3p) Học thuộc bài và giải các bài tập 4; 5 / 8 và 3; 4; 8 SBT. Hướng dẫn: (1P) bài tập 8 SBT:dùng các cách so sánh với 0, so sánh với 1 hoặc -1 để giải. Rút kinh nghiệm: Tiết 2 §2: CỘNG TRỪ HAI SỐ HỮU TỈ. I. Mục tiêu: - Học sinh biết cách thực hiện phép cộng, trừ hai số hữu tỉ, nắm được quy tắc chuyển vế trong tập Q các số hữu tỉ. - Thuộc quy tắc và thực hiện được phép cộng, trừ số hữu tỉ. Vận dụng được quy tắc chuyển vế trong bài tập tìm x. - Thái độ học tập nghiêm túc, tự giác. II. Chuẩn bị: - GV: SGK, - HS: Bảng con, thuộc bài và làm đủ bài tập về nhà. III. Tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (7p) Nêu cách so sánh hai số hữu tỉ? Hãy thực hiện phép tính: Học sinh nêu cách so sách hai số hữu tỉ và thực hiện phép tính: GV giới thiệu bài: Ta thấy, mọi số hữu tỉ đều viết được dưới dạng phân số do đó phép cộng, trừ hai số hữu tỉ được thực hiện như phép cộng trừ hai phân số. 3. Bài mới: (35p) HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: (15p) Cộng,trừ hai số hữu tỉ: Qua ví dụ trên, hãy viết công thức tổng quát phép cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y. Với Gv lưu ý cho Hs, mẫu của phân số phải là số nguyên dương. Ví dụ: tính Gv nêu ví dụ, yêu cầu Hs thực hiện cách giải dựa trên công thức đã ghi? Làm bài tâp?1 Hoạt động 2: (15p) Quy tắc chuyển vế: Nhắc lại quy tắc chuyển vế trong tập Z ở lớp 6? Trong tập Q các số hữu tỉ ta cũng có quy tắc tương tự. Gv giới thiệu quy tắc. Yêu cầu Hs viết công thức tổng quát? Nêu ví dụ? Yêu cầu học sinh giải bằng cách áp dụng quy tắc chuyển vế? Làm bài tập?2. Gv kiểm tra kết quả. Giới thiệu phần chú ý: Trong Q,ta cũng có các tổng đại số và trong đó ta có thể đổi chỗ hoặc đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tuỳ ý như trong tập Z. Hoạt động 3: (5p) Củng cố Làm bài tập áp dụng 6; 9/10. Hs viết công thức dựa trên công thức cộng trừ hai phân số đã học ở lớp 6. Hs phải viết được: Hs thực hiện giải các ví dụ. Gv kiểm tra kết quả bằng cách gọi Hs lên bảng sửa. Làm bài tập?1. Phát biểu quy tắc chuyển vế trong tâp số Z. Viết công thức tổng quát. Thực hiện ví dụ. Gv kiểm tra kết quả và cho hs ghi vào vở. Giải bài tập?2. I. Cộng, trừ hai số hữu tỉ: Với (a,b Î Z, m > 0), ta có: VD: II. Quy tắc chuyển vế: Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó. Với mọi x,y,z Î Q: x + y = z => x = z – y VD: Tìm x biết:? Ta có: => Chú ý: xem sách. IV. Hướng dẫn – Bài tập về nhà: (2p) Giải bài tập 7; 8; 10 / 10. Hướng dẫn: Bài 10: Nhắc lại quy tắc bỏ dấu ngoặc đã học ở lớp 6.vận dụng quy tắc bỏ ngoặc để giải bài tập 10. Rút kinh nghiệm: Sông Đốc, ngày tháng năm 2010 Ký duyệt
Tài liệu đính kèm: