A. Mục tiêu:
Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau:
1. Kiến thức: -Học sinh biết ý nghĩa của việc làm tròn số.
2. Kỹ năng: - Học sinh vận dụng thành thạo các quy tắc làm tròn số
3. Thái độ: - Học sinh biết được ý nghĩa thực tế của việc làm tròn số, có ý thức vận dụng quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày.
B. Phương pháp giảng dạy:
- Nêu và giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị giáo cụ:
* Giáo viên: Bảng phụ.
* Học sinh: Học bài củ, xem trước bài mới.
Ngày soạn: 04/10/2010. Tiết 15 LÀM TRÒN SỐ A. Mục tiêu: Qua bài học, học sinh cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau: 1. Kiến thức: -Học sinh biết ý nghĩa của việc làm tròn số. 2. Kỹ năng: - Học sinh vận dụng thành thạo các quy tắc làm tròn số 3. Thái độ: - Học sinh biết được ý nghĩa thực tế của việc làm tròn số, có ý thức vận dụng quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày. B. Phương pháp giảng dạy: - Nêu và giải quyết vấn đề C. Chuẩn bị giáo cụ: * Giáo viên: Bảng phụ. * Học sinh: Học bài củ, xem trước bài mới. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: (1’) Lớp 7A Tổng sô: Vắng: Lớp 7B Tổng sô: Vắng: 2. Kiểm tra bài củ: (5’) Cho phân số và các phân số này viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hay ssố thập phân vô hạn tuần hoàn ? vì sao ? Hãy viết chúng dưới dạng số thập phân. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: (1’) : Để dễ nhớ, dễ ước lượng, dễ tính toán với các số có nhiều chữ số, người ta thường làm tròn số. Vậy làm tròn số như thế nào? Có những quy ước gì ? b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức GV: Vẽ trục số lên bảng. HS: Theo dõi GV: Có nhận xét gì về vị trí của 4,3 và 4,9 so với vị trí của 4 và 5 trên trục số ? HS: 4,3 gần 4 hơn so với 5 4,9 gần 5 hơn so với 4. GV: Ta viết à GV: Muốn làm tròn 1 STP đến hàng đơn vị ta làm ntn ? HS: Ta viết số nguyên gần với số đó nhất. GV: Cho HS làm ?1 HS lên bảng thực hiện. GV: Trường hợp 4,5 "đứng giữa" 2 số 4 và 5 sẽ có quy ước riêng. có thể chấp nhận hai kết quả, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. HS: Theo dõi GV: Yêu cầu HS nghiên cứu ví dụ 2 HS: Thực hiện GV: Làm "tròn nghìn" có nghĩa là được viết lại dưới dạng có các chữ số ở hàng đơn vị, hàng chục và hàng trăm đều bằng 0 . GV: Gọi 1 HS lên bảng. HS: Thực hiện. GV: Làm tròn đến hàng phần nghìn là làm tròn đến chữ số thứ mấy ? HS: Đến chữ số thập phân thứ 3. GV: Gọi 1 HS lên bảng làm ví dụ 3. HS: à Thực hiện GV: Ghi sẳn quy ước làm tròn số ở bảng phụ. HS: Theo dõi. GV cho HS làm VD. HS: à GV: Treo bảng phụ ghi à HS: Làm ví dụ. GV cho HS làm ?2 HS đứng tại chổ trả lời. 1. Ví dụ: (13') - Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị. 4,3 4; 4,9 5 Kí hiêu: đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ bằng. ?1 5,4 5; 5,8 6 có thể chấp nhận hai kết quả, tuỳ thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ 2: Làm tròn 72900 đến hàng nghìn ( tròn nghìn) 72900 73000 Ví dụ 3: Làm tròn các số sau đến hàng phần nghìn: a) 0,8134 b) 0,8137 0,8134 0,813 0,8137 0,814 2. Quy ước làm tròn số: (15') Trường hợp 1: (Bphụ) Chữ số đầu tiên trong các chữ số bỏ đi nhỏ hơn 5 thì giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp số nguyên thì thì thay chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0. Ví dụ: Làm tròn số 861,1234 đến chữ số thập phân thứ nhất, thứ 2. Giải: 861,1234 861,1 861,1234 861,12 Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì cộng thêm vào 1 chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Nếu là số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0. Ví dụ: Làm tròn đến chữ số thập phân thứ 2: a) 0,0861 b) 0,435 Giải: 0,0861 0,09 0,435 0,44 Làm tròn 542 đến hàng chục, 1573 đến hàng trăm. Giải: 542 540 1573 1600 ?2 79,3826 79,383 79,3826 79,38 79,3826 79,4 IV. Củng cố: (5') - Nêu quy ước làm tròn số. - Bài tập 73 SGK V.Dặn dò: (5') - Học kĩ lí thuyết. - BTVN 74, 75, 76, 77 SGK và 93, 94, 95, 96, 97 SBT Hướng dẫn BT74: Lấy HS1 x 1 + HS2 x 2 + HS3 x 3 sau khi tính tổng điểm chia cho tổng số cột và làm tròn. BT95: Tính TB cộng 5 số rồi làm tròn. - Tiết sau luyện tập.
Tài liệu đính kèm: