Giáo án Đại số 7 - Tiết 25: Luyện tập - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số 7 - Tiết 25: Luyện tập - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU:

+ Về kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

+ Về kỹ năng: Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.

+ Ý thức: Qua giờ luyện tập học sinh được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.

II. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 25: Luyện tập - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3, ngày 1 tháng 11 năm 2011.
Tiết 25: 	 	LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU:
+ Về kiến thức: HS làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
+ Về kỹ năng: Có kỹ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
+ Ý thức: Qua giờ luyện tập học sinh được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
II. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (10 ph)
- Câu 1. Làm bài tập 8 SBT
- Câu 2: Làm BT 8/56 SGK
2 HS lên bảng thực hiện
Hoạt động 2. LUYỆN TẬP (23 ph)
- Yêu cầu làm BT 7/56 SGK: 
- Hỏi: Khi làm mứt thì khối lượng dâu và đường là hai đại lượng quan hệ như thế nào?
- Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x?
- Bài 9/56 SGK.
- Hỏi: Bài toán này có thể phát biểu đơn giản thế nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày lời giải.
Bài 10 SGK.
Gọi HS lên bảng giải.
* Bài 7/56. Tóm tắt BT 7/56 SGK :
Cứ 2kg dâu thì cần 3kg đường
Vậy 2,5kg dâu cần bao nhiêu kg đường?
- Giải:
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận.
Ta có: = Þ x = = 3,75
Vậy bạn Hạnh nói đúng.
* Bài 9/56
Bài toán này nói gọn lại là chia 150 thành ba phần tỉ lệ với 3, 4 và 13.
Gọi khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là x, y, z ta có x + y + z = 150
 = = = = = 7,5
 Þ x = 7,5 . 3 = 22,5
 y = 7,5 . 4 = 30
 z = 7,5 . 13 = 97,5
Trả lời: Khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là 22,5kg; 30kg; 97,5kg.
Bài 10. Kết quả;
Độ dài ba cạnh của tam giác lần lượt là: 10cm; 15cm; 20cm.
Hoạt động 3. TỔ CHỨC “THI LÀM TOÁN NHANH” (10 ph)
- Tổ chức hai đội chơi gồm 2 dãy bàn
- Luật chơi: Mỗi đội có 5 người, chỉ có 1 phấn. Mỗi người làm 1 câu, làm xong chuyền phấn cho người tiếp theo. Người sau có quyền sửa bài cho người trước.
- Đội nào làm nhanh và đúng là đội thắng.
- Treo bảng phụ ghi nội dung bài toán:
Gọi x, y, z theo thứ tự là số vòng quay của kim giờ, kim phút, kim giây trong cùng một khoảng thời gian.
a) Điền số thích hợp vào ô trống
x
1
2
3
4
y
b) Biểu diễn y theo x
c) Điền số thích hợp vào ô trống
y
1
6
12
18
z
d) Biểu diễn z theo y
e) Biểu diễn z theo x
- Công bố trò chơi bắt đầu.
- Thông báo kết thúc trò chơi.
- Tiến hành chọn lựa người chơi đại diện cho dãy bàn của mình.
- Lắng nghe, thuộc luật chơi.
- HS còn lại cổ vũ cho hai đội chơi.
Bài làm của các đội
x
1
2
3
4
y
12
24
36
48
a)
b) y = 12x.
y
1
6
12
18
z
60
360
720
1080
c)
d) z = 60y.
e) z = 720x.
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại các dạng đã làm về đại lượng tỉ lệ thuận.
- BTVN: 13, 14, 15, 17/44,45 SBT.
- Ôn tập đại lượng tỉ lệ nghịch (tiểu học).
- Đọc trước §3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_25_luyen_tap_nam_hoc_2011_2012.doc