Giáo án Đại số 7 tiết 29 bài 5 Hàm số

Giáo án Đại số 7 tiết 29 bài 5 Hàm số

Tên bài dạy : BÀI 5 HÀM SỐ Tiết 29

I/ Mục tiêu

 Học sinh nắm vững khái niệm hàm số

 Nhận biết được đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho

 Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số

II/ Phương tiện dạy học

 Máy chiếu

 Thước thẳng

 Bảng phụ

III/ Tiến trình bài giảng

1/ Kiểm tra bài cũ

 1.Khi nào thì 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau?

 2.Khi nào thì 2 đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau ?

 

doc 9 trang Người đăng vultt Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 29 bài 5 Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2009
Ngày dạy: 28/11/2009
Tên bài dạy : Bài 5 Hàm số Tiết 29
I/ Mục tiêu 
	Học sinh nắm vững khái niệm hàm số
	Nhận biết được đại lượng này có là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho 
	Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số 
II/ Phương tiện dạy học 
	Máy chiếu 
	Thước thẳng 
	Bảng phụ 
III/ Tiến trình bài giảng
1/ Kiểm tra bài cũ
	1.Khi nào thì 2 đại lượng y và x tỉ lệ thuận với nhau?
	2.Khi nào thì 2 đại lượng y và x tỉ lệ nghịch với nhau ?
áp dụng:
	Chỉ ra mối quan hệ của đại lượng y với đại lượng x trong mỗi công thức sau 
y = 2x
y = 
y = 2x – 3
 Gọi một học sinh lên bảng trả lời, các học sinh còn lại làm ra nháp và theo dõi bài làm của bạn trên bảng.
Trả lời
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (k là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = hay x.y = a (a là hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a
Trong công thức 1, y tỉ lệ thuận với x
Trong công thức 2, y tỉ lệ nghịch với x
Trong công thức 3, y không tỉ lệ thuận với x, cũng không tỉ lệ nghịch với x
Gọi một học sinh nhận xét bài làm của bạn 
GV; Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh 
	Trong ba công thức trên , ở công thức thứ nhất y tỉ lệ thuận với x, ở công thức thứ hai y tỉ lệ nghịch với x, ở công thức thứ ba y không tỉ lệ thuận với x cũng khôngtỉ lệ nghịch với x. Nhưng cả ba công thức trên cùng có một mối quan hệ , mối quan hệ đó là mối quan hệ gì cô trò ta cùng vào bài hôm nay.
2 Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nôi dung
Hoạt động 1: Một số ví dụ về hàm số
Trong thực tế và trong toán học ta thường gặp rất nhiều đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các đại lượng khác
Trước tiên cô trò ta cùng xét ví dụ 1
Chiếu Ví dụ 1
Nhiệt độ T(0C) tại các thời điểm t (giờ) trong cùng một ngày được cho bởi bảng 
1) Con hãy cho biết nhiệt độ tại từng thời điểm được cho trong bảng?
2) Nhiệt độ T có phụ thuộc vào thời gian t không?
Ta có nhận xét thứ nhất
3) Với mỗi giá trị của đại lượng thời gian t t ta xác định được mấy giá trị tương ứng của nhiệt độ?
Như vậy trong ví dụ 1, ta đã rút ra được hai nhận xét. ta cùng xét tiếp ví dụ 2
HS đọc chậm để GV ghi bảng:
1) Nhiệt độ tại thời điểm 0 giờ là 200C
Nhiệt độ tại thời điểm 4 giờ là 180C
Nhiệt độ tại thời điểm 8 giờ là 220C
Nhiệt độ tại thời điểm 12 giờ là 260C
Nhiệt độ tại thời điểm 16 giờ là 240C
Nhiệt độ tại thời điểm 20 giờ là 210C
2) Nhiệt độ T có phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t
3) Với mỗi giá trị của đại lượng thời gian t ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của nhiệt độ
1. Một số ví dụ về hàm số
* Ví dụ 1: SGK-T62
t(giờ)
0
4
8
12
16
20
T(0C)
20
18
22
26
24
21
Nhận xét:
-Nhiệt độ T có phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t
- Với mỗi giá trị của đại lượng thời gian t ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của nhiệt độ
 Ví dụ 2:
1) Hãy đọc ví dụ 2 cùng ?1
2) Khối lượng m và thể tích V có quan hệ với nhau như thế nào? 
3) Khi biết giá trị của thể tích V con tìm giá trị tương ứng của khối lượng m như thế nào?
4) Con hãy làm ?1
Cô mời 1 con lên bảng, các HS khác làm bài vào vở nháp
Con hãy nhận xét bài làm của bạn?
Từ ?1 ta có bảng cá giá trị tương ứng của m như sau
Chiếu bảng kết quả
Tương tự ta cùng nhau xét ví dụ 3
1) Con đọc trên màn chiếu
2) khối lượng m tỉ lệ thuận với thể tích V theo công thức m = 7,8V
3) Con thay giá trị của V vào công thức để tính giá trị tương ứng của m
4) HS lên bảng:
Khi V = 1 thì m = 7,8.1=7,8
Khi V = 2 thì m = 7,8.2=15,6
Khi V = 3 thì m = 7,8.3=23,4
Khi V = 4 thì m = 7,8.4=31,2
HS nhận xét bài làm của bạn?
*Ví dụ 2: SGK-T63
 m = 7,8V
Chiếu ví dụ 3 cùng ?2
1) Hãy đọc ví dụ 3 cùng ?2
2) Ví dụ 3 cho ta biết điều gì? 
3) ?2 yêu cầu ta làm gì?
4) Con hãy thực hiện nhanh yêu cầu đó và điền kết quả vào bảng sau?
Chiếu bảng kết quả
Con hãy nhận xét câu trả lờicủa bạn
Từ ?1 và ?2 ta có bảng tổng hợp kết quả sau
Chiếu bảng tổng hợp kết quả sau
1) Con đọc trên màn chiếu
2) Ví dụ 3 cho biết thời gian t tỉ lệ nghịch với vận tốc v theo công thức t = 
3) ?2 yêu cầu tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v= 5; 10; 25; 50
4)HS đứng tại chỗ trả lời:
 Khi v = 5 thì t = =10
Khi v = 10 thì t = =5
Khi v = 25 thì t = =2
Khi v = 50 thì t = =1
Hs nhận xét
Ví dụ 3:
 t = 
? Như vậy khi thể tích V thay đổi và vận tốc v thay đổi thì khối lượng m và thời gian t có thay đổi theo không
Con hãy vận dụng làm bài tập sau:
khi thể tích V và vận tốc v thay đổi thì khối lượng m và thời gian t cũng thay đổi theo
Phiếu học tập
Nhóm số : 
	Dùng các cụm từ: phụ thuộc, thay dổi, mỗi giá trị, một giá trị, tương ứng, hàm số để hoàn thành các nhận xét sau:
Trong ví dụ 2:
	+ Khối lượng m (1) ......................... vào sự (2).........................của thể tích V
	+ Mỗi giá trị của V xác định được một giá trị (3)........................... của m
Trong ví dụ 3:
	+ Thời gian t phụ thuộc vào sự thay đổi của vận tốc V 
	+ Với(4) ..........................của v ta luôn xác định đợc chỉ(5) .................... tương ứng của t
Bài tập này các con hoạt động nhóm
Cô chia lớp làm 4 nhóm, mỗi bàn là 1 nhóm
GV phát phiếu học tập
Các con làm bài trong 5 phút
Thời gian bắt đầu
Hết thời gian, các con dừng bút
Hai nhóm cạnh nhau đổi chéo bài cho nhau
GV chiếu đáp án
GV thông báo biểu điểm
Con hãy chấm bài cho nhóm bạn?
Lần lượt các nhóm báo cáo điểm số của nhóm mình
Trở lại ví dụ 1:Ta đã có được hai nhận xét:
Nhiệt độ T có phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t
- Với mỗi giá trị của đại lượng thời gian t ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của nhiệt độ
Khi đó ta nói T là hám số của t
? Trong ví dụ 2 khối lượng m có là hàm số của thể tích V không? Vì sao?
? Trong ví dụ 3, thời gian t là hàm số của đại lượng nào? Vì sao?
? Nếu coi các đại lượng thay đổi là x, đại lượng phụ thuộc là y thì y là hàm số của x khi nào
Đây chính là nội dung chính của khái niệm hàm số
Ta sang phần 2
HS hoạt động nhóm
Hai nhóm cạnh nhau đổi chéo bài cho nhau
HS đọc đáp án
HS chấm bài cho nhóm bạn
HS báo cáo
Trong ví dụ 2 khối lượng m có là hàm số của thể tích V vì:
+ Khối lượng m phụ thuộc vào sự thay đổi của thể tích V
+ Mỗi giá trị của V xác định được chỉ một giá trị tương ứng của m
Trong ví dụ 3, thời gian t là hàm số của đại lượng vận tốc v vì:
+ Thời gian t phụ thuộc vào sự thay đổi của vận tốc v 
+ Với mỗi giá trị của v ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của t
y được gọi là hàm số của x, nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x và với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y 
Trong ví dụ 1, ta nói T là hàm số của t
m là hàm số của V
t là hàm số của v
Hoạt động 2: Khái niệm hàm số
Chiếu khái niệm hàm số
GV nhấn mạnh khái niệm
? Để y là hàm số của x cần mấy điều kiện, là những điều kiện nào? 
? Trở lại phần kiểm tra bài cũ, trong cả 3 công thức trên y có là hàm số của x không? Vì sao?
Ta đã biết trong công thức thứ nhất y tỉ lệ thuận với x, trong công thức thứ hai y tỉ lệ nghịch với x, trong công thức thứ ba y không tỉ lệ thuận với x, cũng không tỉ lệ nghịch với x, Nhưng trong cả ba công thức này, y là hàm số của x
Cô lưu ý các con: ở công thức thứ hai cần có thêm điều kiện x ≠ 0 để hàm số này có nghĩa. Vì sao như vậy thì lên các trên các con sẽ được biết
- Nếu y là hàm số của x thì khi x thay đổi y cũng thay đổi theo. ở đây cả x và y cùng thay đổi. Ta nói chúng là hai đại lượng biến thiên. Do đó hàm số là mối liên quan giữa hai đại lượng biến thiên
? Vận dụng con hãy làm bài tập sau:
Chiếu bài 1
HS đọc khái niệm
Để y là hàm số của x cần 2 điều kiện:
+đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x
+ với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
trong cả 3 công thức trên y có là hàm số của x. Vì:
+đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x
+ với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
2) Khái niệm hàm số: SGK-T63
 y là hàm số của x nếu:
+đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x
+ với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
Bài 1 y có phải là hàm số của x không? nếu các giá trị tương ứng của hai đại lượng được cho trong bảng sau:
a) 
x
-2
-1
0
1
y
-10
-5
0
5
b) 
x
-2
-1
1
-2
y
-15
-7,5
7,5
15
c) 
x
8
0
-8
-16
y
10
10
10
10
Bảng a) y là hàm số của x. Vì:
+đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x
+ với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
Bảng b) ta thấy với 1 giá trị x = - 2 ta xác định được 2 giá trị tương ứng của y là -15 và 15. Vậy y không là hàm số của x
Bảng c) y không là hàm số của x vì y không phụ thuộc vào x
Bảng c) y là hàm số của x vì
 với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
? Con hãy đọc yêu cầu của bài tập này
Bài tập này các con thảo luận nhóm trong 2 phút
Thời gian bắt đầu
Hết thời gian
? Mời đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình
? Mời các nhóm khác nhận xét và bổ xung cho ý kiến của nhóm bạn
GV chốt:
Bảng a) y là hàm số của x. Vì:
+đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x
+ với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
Bảng b) ta thấy với 1 giá trị x = - 2 ta xác định được 2 giá trị tương ứng của y là -15 và 15. Vậy y không là hàm số của x
Bảng c) y có là hàm số của x vì:
 với mỗi giá trị của x luôn xác định được chỉ 1 giá trị tương ứng của y
Nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Khi x thay đổi thì y luôn nhận 1 giá trị không đổi. Khi đó ta nói y là hàm hằng
Đây chính là nội dung của chú ý thứ nhất
- Chiếu chú ý thứ nhất
Trở lại 3 ví dụ về hàm số:
? Con hãy cho biết hàm số có thể được cho bằng những cách nào
Một lưu ý nữa về hàm số
- GV chiếu chú ý thứ 3
Khi y là hàm số của x ta viết y = f(x), y = g(x),.ở đây x là biến số, còn y là hàm số. f ta có thể thay bằng bất kì chữ cái nào khác, có thể là k, l, m.
Chẳng hạn, hàm số được cho bởi công thức y = 2x +3
ta viết y = f(x) = 2x +3
? Khi x=3 con hãy tính nhanh giá trị tương ứng của y
? Vậy khi x=3 thì giá trị tương ứng của y bằng 9. Ta có thể nói ngắn gọn là: khi x=3 thì y=9. Thay cho câu nói này ta viết f(3) = 9
? Vậy để tính f(3) ta làm thế nào
Vận dụng con hãy làm bài tập
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS thảo luận nhóm trong 2 phút
Nhóm thứ nhất trình bày kết quả thảo luận
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
Khi x=3 thì y=2.3+3=9
Để tính f(3) ta thay x=3 vào công thức rồi tính
HS đọc chú ý thứ nhất
Hàm số có thể được cho bằng bảng như trong ví dụ 1, bằng công thức như trong ví dụ 2, ví dụ 3
khi x = 3 thì y = 2.3+3=9
Để tính f(3) ta thay x=3 vào công thức rồi tính
* Chú ý: SGK- T63
Hoạt động 3: Luyện tập
Chiếu bài tập
Yêu cầu HS đọc đề bài
Con hãy tóm tắt đề bài
? Con hãy lên bảng làm bài
Nhận xét bài của bạn
? Con đã tính f(0), f(-1) như thế nào
Từ đầu tiết học đến nay, cô thấy các con học rất tích cực. Cô sẽ thưởng cho các con 1 trò chơi
- Chiếu trò chơi
Cô mời bạn Thu lên điều khiển trò chơi:
Trò chơi này cần có hai đội tham gia. Cử bạn HIềN làm đội trưởng đội số 1, bạn HảI làm đội trưởng đội số 2
Mỗi đội các bạn chọn ra 5 bạn khác tham gia đứng xếp thành hai hàng.
Sau đây là luật chơi
Chiếu luật chơi và đọc
Mời hai đội nhận bút ( phát bút cho hai đội)
Hai đội chuẩn bị. Bắt đầu
Sau đây là đáp án
Chiếu đáp án
Mời đội 1 nhận xét kết quả của đội 2
Mời đội 2 nhận xét kết quả của đội 1
Như vậy cả hai đội đều làm đúng, nhưng đội 1 làm nhanh hơn. Vậy đội 1 thắng cuộc (vỗ tay)
Như vậy, nếu y tỉ lệ thuận với x, hoặc y tỉ lệ nghịch với x thì y là hàm số của x. Nhưng ngược lại, nếu y là hàm số của x thì chưa chác y đã tỉ lệ thuận với x, và chưa chắc y đã tỉ lệ nghịch với x. Hàm số y = 2x+5 là một ví dụ. Hàm số này còn có tên gọi khác, lên lớp 9 các con sẽ được biết
- Bài học hôm nay các con đã biết khái niệm hàm số, biết tính giá trị của hàm số tại giá trị của biến số
Chiếu HDVN
HS đọc đề bài
1 HS lên bảng làm bài
HS khác làm vào vở
H nhận xét
Con thay x=0 vào công thức để tính f(0), x= -1 vào công thức để tính f(-1)
1 HS đọc đề bài
Hai đội tham gia trò chơi
3) Luyện tập
Bài tập: Cho hàm số: 
y = 5x+2
f(0) = 5.0+2 = 2
f(-1) = 5. (-1) +2 = -3
HDVN 

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 7 bai Ham so.doc