TÊN BÀI: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a 0)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a 0).
- HS thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số.
2. Kỉ năng:
- Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax .
3. Thái độ:
- Rèn khả năng tư duy logic, tính cẩn, chính xác tong vẽ hình và tính toán
B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề
- Trực quan
TIẾT 33 Ngày soạn: TÊN BÀI: ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ y = ax (a0) A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS hiểu được khái niệm đồ thị của hàm số, đồ thị của hàm số y = ax (a0). - HS thấy được ý nghĩa của đồ thị trong thực tiễn và trong nghiên cứu hàm số. 2. Kỉ năng: - Biết cách vẽ đồ thị của hàm số y = ax . 3. Thái độ: - Rèn khả năng tư duy logic, tính cẩn, chính xác tong vẽ hình và tính toán B. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề - Trực quan C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: Giáo viên: Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu. Học sinh: Ôn lại cách xác định điểm trên mặt phẳng toạ độ, thước thẳng. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định – kiểm tra sĩ số: Lớp 7A Tổng số:............ Vắng: .................... Lớp 7B Tổng số ............. Vắng: ................... 2. Kiểm tra bà cũ: HS1: Chữa bài tập 37 tr68 SGK. HS2: Thực hiện yêu cầu ?1. 3. Nội dung bài mới: a. Đặt vấn đề: Nhờ có mặt phẳng toạ độ ta có thể biểu diển trực quan mối quan hệ phụ thuộc giữa hai đại lượng. b. Triển khai bài dạy: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung bài dạy. Hoạt động 1: GV: Chỉ vào ?1 và giới thiệu:Các điểm M, N, Q, R biểu diển các cặp số của hàm số y = f(x). Tập hợp các điểm đó gọi là đồ thị của hàm số y = f(x) đã cho. Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) là gì? HS: nêu ĐN đồ thị của hàm số y = f(x). GV: cho HS vẽ đồ thị của hàm số trong ?1. HS: cả lớp vẽ vào vở. GV: Vậy đồ thị của hàm số y = f(x) trong ?1, ta phải làm những bước nào? HS: -Vẽ hệ trục toạ độ Oxy. -Xác định trên mặt phẳng toạ độ, các điểm biểu diển các cặp giá trị (x;y) của hàm số. Hoạt động 2: GV: cho HS xét hàm số y = 2x. GV: Hàm số này có bao nhiêu cặp số (x;y). HS: Hàm số này có vô số cặp số (x;y). GV: Chính vì hàm số y = 2x có vô số cặp số (x;y) nên ta không thể liệt kê hết được các cặp số của hàm số. Để tìm hiểu về đồ thị của hàm số này, GV: cho HS hoạt động nhóm ?2. HS: hoạt động nhóm ?2 GV: yêu cầu nhóm 1 lên trình bày bài làm và kiểm tra thêm bài của vài nhóm khác. GV nhấn mạnh: Các điểm biểu diển các cặp số của hàm số y = 2x ta nhận tháy cùng nằm trên một đường thẳng qua gốc toạ độ. Người ta đã chứng minh được rằng: Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. GV: yêu cầu HS nhắc lại kết luận. HS: nhắc lại kết luận về đồ thị của hàm số y = a x (a0). GV: Từ khẳng định trên, để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a0) ta cần biết mấy điểm của đồ thị? HS: trả lời:.. GV: cho HS làm ?4. HS cả lớp làm ?4 vào vở. Sau ít phút gọi 1 HS lên bảng trình bày. HS lên bảng trình bày ?4. GV: cho kiểm tra bài làm của vài HS và yêu cầu HS đọc phần nhận xét ở SGK. HS: đọc to phần nhận xét ở SGK. GV:giới thiệu ví dụ 2. GV: yêu cầu HS hãy nêu các bước làm. HS: - Vẽ hệ trục toạ độ. - Xác định thêm 1 điểm thựoc đồ thị hàm số khác điểm 0. Chẳng hạn: A (2 ; -3) GV: yêu cầu cả lớp làm bài tập vào vở (lưu ý HS viết công thức hàm số theo đồ thị). HS: lên bảng vẽ đồ thị hàm số y = -1,5x. 1. Đồ thị của hàm số: ĐN: Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diển các cặp giá trị tương ứng (x ; y) trên mặt phẳng toạ độ. Ví dụ 1: Vẽ đồ thị của hàm số y = f(x) trong ?1. 2. Đồ thị của hàm số y = ax (a0): * Ví dụ 1: Xét hàm số y = 2x: a) (-2 ; -4); (-1 ; -2); (0 ; 0); (1 ; 2); (2 ; 4). b) c) Các điểm còn lại có nằm trên đường thẳng qua hai điểm (-2 ; -4); (2 ; 4). KL: Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Lưu ý: Để vẽ được đồ thị của hàm số y = ax (a0) ta cần biết hai điểm của đồ thị. ?4. a) A (4;2) b) NX: (sgk). Ví dụ 2: (sgk). 4. Củng cố: - Đồ thị của hàm số là gì? - Đồ thị của hàm số y = ax (a0) là đường ntn? - Muốn vẽ đồ thị của hàm số y = ax ta cần làm qua các bước nào? - Làm bài tập 39 TR71 sgk. 5. Dặn dò: - Nắm vững các kết luận và cách vẽ đồ thị hàm số y = ax (a0) . - BTVN: 41, 42, 43 tr72, 73 SGK và 53, 54, 55 tr52, 53 SBT. - Chuẩn bị tiết sau Luyện tập.
Tài liệu đính kèm: