Giáo án Đại số 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

- Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.

- Có kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.

- Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ ghi bài tập, giải thích cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Hình vẽ trục số để ôn lại giá trị tuyệt đối của số nguyên a.

- HS: Ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại (lớp 5 và lớp 6).

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 410Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 4: Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2, ngày 22 tháng 8 năm 2011.
Tiết 4: §4. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ. 
 CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU	
- HS hiểu khái niệm giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. 
- Xác định được giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ.
- Có kỹ năng làm các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phân.
- Có ý thức vận dụng tính chất các phép toán về số hữu tỉ để tính toán hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, giải thích cách cộng, trừ, nhân, chia số thập phân. Hình vẽ trục số để ôn lại giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
- HS: Ôn tập giá trị tuyệt đối của một số nguyên, qui tắc cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, cách viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân và ngược lại (lớp 5 và lớp 6).
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ (8 ph)
1) Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? Tìm: |15|; |-3|; |0|. 
Tìm x biết: |x| = 2.
2) Vẽ trục số, biểu diễn trên trục số các số hữu tỉ: 3,5 ; ; -2.
Hoạt động 2. GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ (12 ph)
GV: Nêu định nghĩa như SGK.
Cho HS nhắc lại định nghĩa
GV? Dựa vào định nghĩa hãy tìm: 
GV: Yêu cầu HS làm?1 phần b.
GV? Vậy với điều kiện nào của số hữu tỉ x thì ?
GV ghi tổng quát
Yêu cầu đọc ví dụ SGK.
Yêu cầu làm?2 SGK
Cho HS làm bài tập 17 SGK
ĐN: |x|: là khoảng các từ điểm x tới điểm 0 trên trục số.
HS:
-; ; ; .
?1: b)Nếu x > 0 thì 
 Nếu x = 0 thì nếu
 Nếu x < 0 thì 
HS: Với điều kiện x là số hữu tỉ âm.
TQ:
?2: Đáp số 
a) ; b) 
c) ; d) 0.
Hoạt động 3. CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ THẬP PHÂN (15 ph)
GV: Để cộng trừ, nhân chia số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc đã biết.
Trong thực hành ta làm như sau:
 (-1,13) + (-0,264)
= - (1,13 + 0,264) = -1,394
GV: Trong thực hành khi cộng hai số thập phân ta áp dụng quy tắc tương tự như đối với số nguyên. Ví dụ:
b) 0,245 – 2,134;
c) (-5,2).3,14
Vậy khi cộng, trừ hoặc nhân hai số thập phân ta áp dụng quy tắc về GTTĐ và dấu tương tự như với số nguyên.
d) (-0,408) : (-0,34)
GV: Nêu quy tắc chia hai số thập phân?
Yêu cầu làm?3 SGK
GV gọi 2 HS lên bảng làm?3
VD: (-1,13) + (-0,264) 
Qui tắc chia:
-Chia hai giá trị tuyệt đối.
-Đặt dấu “+” nếu cùng dấu.
-Đặt dấu “-” nếu khác dấu.
HS làm tương tự.
HS đọc quy tắc SGK
? 3: Tính
a)-3,116 + 0,263 = - (3,116 – 0,263) = -2,853
b)(-3,7) . (-2,16) = 3,7 . 2,16 = 7,992
Hoạt động 4. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Yêu cầu làm bài 19/15 SGK trang 12.
Giải thích cách làm.
Chọn cách làm hay.
Bài 20/15 SGK.
- Bài 19/15 SGK: 
a) Giải thích: Bạn Hùng cộng các số âm với nhau được: (- 4,5) rồi cộng tiếp với 41,5 được 
kết quả là 37.
Bạn Liên nhóm từng cặp các số hạng có tổng là số nguyên được (-3) và 40 rồi cộng hai số này được 37.
b)Cả hai cách đều áp dụng t/c giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính hợp lý. Nhưng làm theo cách của bạn Liên nhanh hơn.
Bài 20. HS thực hiện.
a) = (6,3 + 2,4)+[(-3,7) +(-0,3)] = 8,7+ (-4) = 4,7
b) = [(-4,9) + 4,9] + [5,5 + (-5,5)] = 0 + 0 = 0
c) = 3,7
d) 2,8.[(- 6,5) + (-3,5)] = 2,8.(-10) = -28
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Cần học thuộc định nghĩa và công thức xác định giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ, ôn tập cách so sánh hai số hữu tỉ.
- BTVN: Bài 21, 22, 24 trang 15, 16 SGK
 Bài 24, 25, 27 trang 7, 8 SBT.
- Tiết sau luyện tập, mang máy tính bỏ túi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_4_gia_tri_tuyet_doi_cua_mot_so_huu_ti.doc