Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số

A.MỤC TIÊU: Học sinh đạt được:

+Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

+Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-GV: Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 trang 4, bảng 2 trang 5, bảng 3 trang 7 và phần đóng khung trang 6 SGK.

 -HS: SGK, thước thẳng có chia khoảng.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I.Hoạt động I: Giới thiệu chương (3 ph).

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 3486Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 41: Thu thập số liệu thống kê, tần số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Tiết 41
Đ1.THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ 
Ns 2.1.2010
Nd 4.1.2010
A.MỤC TIÊU: Học sinh đạt được:
+Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
+Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra..
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Bảng phụ ghi số liệu thống kê ở bảng 1 trang 4, bảng 2 trang 5, bảng 3 trang 7 và phần đóng khung trang 6 SGK.
 -HS: SGK, thước thẳng có chia khoảng.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 I.Hoạt động I: Giới thiệu chương (3 ph).
Hoạt động của giáo viên
-Giới thiệu chương 3:
Mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kỹ năng đã biết ở tiểu họcvà lớp 6 như thu thập các số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu một số khái niệm cơ bản, qui tắc tính toán đơn giản để qua đó cho HS làm quenvới thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.
-Cho HS đọc phần giới thiệu về thống kê.
Hoạt động của học sinh
-Nghe GV giới thiệu về chương thống kê và các yêu cầu mà HS cần đạt được khi học xong chương trình này.
-Mở SGK trang 4 theo dõi.
-1 HS đọc phần giới thiệu về thống kê.
 II.Hoạt động 2: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (12 ph).
HĐ của Giáo viên
-Treo bảng phụ ghi bảng 1 trang 4 SGK nói : Khi điều tra về số cây của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người ta lập được bảng dưới đây:
-Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu được ghi lại trong bảng số liệu thống kê ban đầu.
HĐ của Học sinh
-Quan sát bảng 1 trên bảng phụ.
-Lắng nghe để hiểu được thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu.
-Trả lời câu hỏi của GV.
Ghi bảng
1.Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
-Ví dụ 1 (bảng 1): số liệu thống kê ban đầu về số cây trồng được của mỗi lớp.
-?1: Bảng 1 gồm 3 cột:
số thứ tự, lớp, số cây trồng.
-Dựa vào bảng trên em hãy cho biết bảng gồm mấy cột, nội dung từng cột là gì ?
-Cho thực hành theo nhóm hai bàn: Hãy thống kê điểm kiểm tra HK I môn toán của tất cả các bạn trong nhóm.
-Cho một vài nhóm báo cáo.
-Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau. Cho xem bảng 2.
-Thực hành theo nhóm hai bàn (4 HS). Lập bảng thống kê ban đầu về điểm thi HKI môn toán của tất cả HS trong nhóm..
-Vài nhóm đứng tại chỗ báo cáo kết quả điều tra, trình bày cấu tạo bảng.
-Xem bảng 2: Thấy được cấu tạo có khác bảng 1, 6 cột phù hợp với mục đích điều tra.
-Thực hành:
-Ví dụ 2 (bảng 2): Dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999
 III.Hoạt động 3: Dấu hiệu(10 ph).
-Yêu cầu làm ?2
-Hỏi:
+Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì?
+Dấu hiệu X ở bảng 1 là gì ? 
-Mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
-Yêu cầu làm ?3: trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
-Giới thiệu thuật ngữ giá trị của dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu: ứng với mỗi lớp (đơn vị) có một số liệu gọi là một giá trị của dấu hiệu.
-Yêu cầu đọc và trả lời ?4.
-Yêu cầu làm BT 2/7 SGK, đọc kỹ đầu bài.
-Chú ý bỏ từ tần số học tiếp sau.
-Gọi 3 HS trả lời.
-Làm ?2
+Nội dung điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
+Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng của mỗi lớp.
-Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
-Lắng nghe thuật ngữ GV nêu.
-Trả lời ?4:
+ Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị.
+Đọc dãy các giá trị của dấu hiệu X ở cột 3 bảng 1.
-1 HS đọc to BT 2/7 SGK.
-3 HS lần lượt trả lời a, b, c:
a)Dấu hiệu quan tâm là: thời gian cần thiết đi từ nhà đến trường. Có 10 giá trị.
b)Có 5 giá trị khác nhau.
c)Các giá trị khác nhau của dấu hiệu là : 17; 18; 19; 20; 21.
2.Dấu hiệu:
a)Dấu hiệu, Đơn vị điều tra:
-Dấu hiệu: là vấn đề hay hiện tượng cần quan tâm, Kí hiệu bằng chữ cái in hoa X, Y,
b)Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
-Giá trị của dấu hiệu: là số liệu ứng với 1 đơn vị điều tra.
Số các giá trị của dấu hiệu = Số cá đơn vị điều tra (N)
-Bảng 1: Dãy giá trị của dấu hiệu X chính là các giá trị ở cột 3
-?4: Dấu hiệu X ở bảng 1 có 20 giá trị.
-BT 2/7 SGK:
a)Dấu hiệu: thời gian đi từ nhà đến trường. Có 10 giá trị.
b)Có 5 giá trị khác nhau.
c)Các giá trị khác nhau: 17; 18; 19; 20; 21.
 IV.Hoạt động 4: Tần số của mỗi giá trị (13 ph).
-Yêu cầu HS làm ?5; ?6.
-Gọi 2 HS trả lời.
-Hướng dẫn HS đọc định nghĩa tần số.
-Lưu ý HS phân biệt các kí hiệu: Giá trị của dấu hiệu (x) với dấu hiệu (X); Tần số của giá trị (n) với số các giá trị (N).
-Yêu cầu HS làm ?7
-Yêu cầu trả lời tiếp câu c BT 2/7 SGK.
-Hướng dẫn cách kiểm tra: So sánh tổng tần số với tổng các đơn vị điều tra có bằng nhau không ?
-Cho HS đọc chú ý trang 7.
-Yêu cầu đọc phần đóng khung SGK.
-Đọc và tự làm ?5; ?6.
-Hai HS trả lời:
+?5: Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được. Đó là : 28; 30; 35; 50.
+?6: 
Có 8 lớp trồng được 30 cây. Có 2 ... 28 
Có 7 ... 35 
Có 3 ... 50 
-Đọc định nghĩa tần số.
-Học thuộc các kí hiệu.
-Làm ?7:
+Có 4 giá trị khác nhau là 28; 30; 35; 50. 
+Tần số tương ứng là 2; 8; 7; 3.
-Đọc chú ý SGK.
-Đọc phần đóng khung SGK.
3.Tần số của mỗi giá trị:
 a)Ví dụ: Bảng 1
-Có 4 số khác nhau : 
 28; 30; 35; 50.
-Giá trị 30 xuất hiện 8 lần. Gọi 8 là tần số của giá trị 30
-..28  2 
.. 2 ...28
b)Đ.nghĩa tần số: 
-Số lần xuất hiện của một giá trị.
-Kí hiệu:
 +Giá trị của dấu hiệu : x
 +Tần số của giá trị : n
 +Số các giá trị : N
 +Dấu hiệu: X
-?7:
4.Chú ý: SGK
-Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số.
-Bảng có thể chỉ ghi giá trị.
 V.Hoạt động 5: Luyện tập củng cố (5 ph).
-Cho làm BT:
Cho bảng số HS nữ của 12 lớp trong trường THCS:
 18 14 20 17 25 14
 19 20 16 18 14 16
a)Dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị ?
b)Nêu các giá trị khác nhau? Tần số của từng giá trị đó?
-Trả lời:
a)Dấu hiệu: Số HS nữ trong mỗi lớp; Số tất cả các giá trị của dấu hiệu : 12.
b)Các giá trị khác nhau: 14; 16; 17; 18; 19; 20; 25. Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 3; 2; 1; 2; 1; 2; 1. 
 VI.Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà (2 ph).
-Học thuộc bài.
-BTVN: 1/7; 3/ 8 SGK; 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 41.doc