I. MỤC TIÊU
- Về kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng.
- Về kỹ năng: Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu.
- Thái độ: thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Thứ 4, ngày 28 tháng 12 năm 2011 Tiêt 42. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Về kiến thức: HS được củng cố khắc sâu các kiến thức đã học ở tiết trước như: dấu hiệu; giá trị của dấu hiệu và tần số của chúng. - Về kỹ năng: Có kỹ năng thành thạo tìm giá trị của dấu hiệu cũng như tần số và phát hiện nhanh dấu hiệu chung cần tìm hiểu. - Thái độ: thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 KIỂM TRA GV kiểm tra HS 1: Thế nào là dấu hiệu? Thế nào là giá trị của dấu hiệu? Tần số của mỗi giá trị là gì? Chữa BT1 (tr.3 SBT). (Đề bài đưa bảng) HS 1 lên bảng thực hiện Hoạt động 2 LUYỆN TẬP GV cho HS làm BT 3 (tr.8 SGK). 1 HS đọc to đề bài Hãy cho biết HS trả lời a) Dấu hiệu chung cần tìm hiểu (ở cả hai bảng). a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 mét của mỗi HS (nam, nư). b) Số các giá trị của dấu hiệu và số các gái trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng) b) Đối với bảng 5: Số các giá trị là 20. số các giá trị khác nhau là 5. Đối với bảng 6: Số các giá trị là 20. số các giá trị khác nhau là 4. c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng (đối với từng bảng) a) Đối với bảng 5: Các giá trị khác nhau là 8,3; 8,4; 8,5; 8,7; 8,8. Tần số của chúng lần lượt là 2; 3; 8; 5; 2. Đối với bảng 6: Các gái trị khác nhau là 8,7; 9,0; 9,2; 9,3. Tần số của chúng lần lượt là: 3; 5; 7; 5. Bài tập 4 (tr.9 SGK) HS làm bài tập 4 (tr.9 SGK) a) Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó. Dấu hiệu. Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị: 30. b) Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu. b) Số các gái trị khác nhau của dấu hiệu là: 5. c) Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng. c) Các giá trị khác nhau là 98; 99; 100; 101; 102. Tần số của các giá trị theo thứ tự trên là; 3; 4; 16; 4; 3. Bài tập 3 (tr.4 SBT) GV yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. Một người ghi lại số điện năng tiêu thụ (tính theo kWh) trong một xóm gồm hai mươi hộ để làm hoá đơn thu tiền. Người đó ghi như sau: HS làm bài tập 3 (tr.4 SBT) 75 100 85 53 40 165 85 47 80 93 72 105 38 90 86 120 94 58 86 91 - Theo em thì bảng số liệu này còn thiếu sót gì và cần phải lập bảng như thế nào? - Bảng số liệu này còn thiếu tên các chủ hộ của từng hộ để từ đó mới làm được hoá đơn thu tiền. - Bảng này phải lập như thế nào? - Phải lập danh sách các chủ hộ theo một cột và một cột khác ghi lượng điện tiêu thụ tương ứng với từng hộ thì mới làm hoá đơn thu tiền cho từng hộ được. GV có thể bổ sung thêm câu hỏi: HS trả lời: Cho biết dấu hiệu là gì? Các giá rị khác nhau của dấu hiệu và tần số của từng giá trị đó? Dấu hiệu là số điện năng tiêu thụ (tính theo kWh) của từng hộ. Các giá trị khác nhau của dấu hiệu 38; 40; 47; 53; 58; 72; 75; 80; 85; 86; 90; 91; 93; 94; 100; 105; 120; 165. Tần số tương ứng của các giá trị trên lần lượt là: 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 2; 2; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1; 1. GV đưa lên máy chiếu bài tập sau: HS quan sát bảng thống kê số liệu ban đầu. Bảng ghi điểm thi học kì I môn toán của 48 HS lớp 7A như sau: 8 8 5 7 9 6 7 8 8 7 6 3 9 5 9 10 7 9 8 6 5 10 8 10 6 4 6 10 5 8 6 7 10 9 5 4 5 8 4 3 8 5 9 10 9 10 6 8 GV yêu cầu HS tự đặt các câu hỏi có thể có cho bảng ghi ở trên? HS đặt câu hỏi: Cho biết dấu hiệu là gì? Số tất cả các giá trị của dấu hiệu. Nêu các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng. Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học kỹ lí thuyết ở tiết 41. Tiếp tục thu thập số liệu, lập bảng thống kê số liệu ban đầu và đặt các câu hỏi có trả lời kèm theo về kết quả thi học kì môn văn của lớp.
Tài liệu đính kèm: