Giáo án Đại số 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

HS cần đạt được:

- Kiến thức: Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu đợc dễ dàng hơn.

- Kĩ năng: Biết cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.

II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 43: Bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Thứ 2, ngày 2 tháng 1 năm 2012
Tiết 43.	§2. BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
MỤC TIÊU
HS cần đạt được:
- Kiến thức: Hiểu được bảng “tần số” là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu đợc dễ dàng hơn.
- Kĩ năng: Biết cách lập bảng “tần số” từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
GV: Nếu lập 1 bảng gồm 2 dòng, dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu, dòng dưới ghi các tần số tương ứng ta được 1 bảng rất tiện cho việc tính toán sau này, gọi là bảng tần số
Hoạt động 2 1. LẬP BẢNG “TẦN SỐ”
GV đưa lên máy chiếu bảng 7 (tr.9 SGK) để HS quan sát lại.
GV yêu cầu HS làm ?1  dưới hình thức hoạt động nhóm.
Hãy vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng: dòng trên ghi lại các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần, dòng dưới, ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó.
Sau đó GV bổ sung thêm vào bên phải và bên trái của bảng như sau:
Giá trị(x)
98
99
100
101
102
Tần số (n)
3
4
16
4
3
N=30
GV giải thích cho HS hiểu:
Giá trị (x); tần số (n) ; N = 30 và giới thiệu bảng như thế gọi là “Bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu”.
Để cho tiện ta gọi bảng đó là bảng “Tần số”.
GV yêu cầu HS trở lại bảng 1 (tr.4 SGK) lập bảng “Tần số”.
HS quan sát bảng 7.
HS hoạt động nhóm bài ?1 
Kết quả hoạt động nhóm của HS 
98
99
100
101
102
3
4
16
4
3
Kết quả
Bảng 8
Giá trị (x)
28
30
35
50
Tần số (n)
2
8
7
3
N=20
Hoạt động 3 2. CHÚ Ý
GV hướng dẫn HS chuyển bảng “Tần số” dạng “ngang” như bảng 8 thành bảng “dọc”, chuyển dòng thành cột.
GV: Tại sao phải chuyển bảng “số liệu thống kê ban đầu” thành bảng “tần số”?
Cho HS đọc chú ý b.
Bảng 9
Giá trị (x)
Tần số (n)
28
2
30
8
35
7
50
3
N = 20
HS: Việc chuyển thành bảng “tần số” giúp chúng ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng, có nhiều thuận lợi trong việc tính toán sau này.
Hoạt động 4 6. LUYỆN TẬP CỦNG CỐ
GV cho HS làm bài tập 6 (tr.11 SGK).
Bài tập 6 (tr.11 SGK).
a) Dấu hiệu: Số con của mỗi gia đình.
Bảng “tần số”
Số con của mỗi gia đình (x)
0
1
2
3
4
Tần số (n)
2
4
17
5
2
N = 30
b) Hãy nêu một số nhận xét từ bảng trên về số con của 30 gia đình trong thôn?
GV liên hệ với thực tế qua bài tập này: Mỗi gia đình cần thực hiện chủ trương về phát triển dân số của nhà nước. Mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 đến 2 con.
b) Nhận xét:
Số con của các gia đình trong thôn là từ 0 đến 4.
Số gia đình có 2 con chiếm tỉ lệ cao nhất.
Số gia đình có từ 3 con trở lên chỉ chiếm xấp xỉ 23,3%.
GV cho HS làm bài tập 7 (tr.10 SGK).
Bài tập 7(tr.10 SGK).
Dấu hiệu: Tuổi nghề của mỗi công nhân.
Số các giá trị: 25.
 b) Bảng tần số
Tuổi nghề của mỗi công nhân (x)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Tần số (n)
1
3
1
6
3
1
5
2
1
2
N=25
Bài tập 5 (tr.11 SGK) GV tổ chức cho HS trò chơi toán học.
Nhận xét:
Tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.
Tuổi nghề cao nhất là 10 năm.
Giá trị có tần số lớn nhất : 4
Khó có thể nói là tuổi nghề của một số đông công nhân chụm vào một khoảng nào.
HS chơi trò chơi thông qua bài tập 5
Hoạt động 5. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Ôn lại bài.
Bài tập 4,5 6 (tr.4 SBT).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_7_tiet_43_bang_tan_so_cac_gia_tri_cua_dau_hie.doc