I. MỤC TIÊU
- Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Củng cố kỹ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu.
- Biết cách từ bảng tần số viết lại một bảng số liệu ban đầu.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Thứ 2, ngày 2 tháng 21 năm 2012. Tiết 44. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Tiếp tục củng cố cho HS về khái niệm giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. - Củng cố kỹ năng lập bảng “tần số” từ bảng số liệu ban đầu. - Biết cách từ bảng tần số viết lại một bảng số liệu ban đầu. II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ GV gọi HS 1 chữa bài tập 5 (tr.4 SBT). GV gọi HS 2 chữa bài tập 6 (tr.4 SBT). 2 HS lên bảng thực hiện Hoạt động 2 LUYỆN TẬP GV cùng HS làm bài tập 8 (tr.12 SGK). GV đưa đề bài lên màn hình và yêu cầu HS đọc đề bài - Sau đó GV gọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi. a) Dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đã bắn bao nhiêu phát? b) Lập Bảng “tần số” và rút ra nhận xét. GV có thể giới thiệu cho HS biết bắn súng là một môn thể thao mà các vận động viên Việt Nam đã giành được rất nhiều huy chương trong các kì thi ở trong và ngoài nước. Đặc biệt là trong các kì SEA Games GV cho HS làm bài tập 9 (tr.12 SGK). Yêu cầu HS làm trên giấy trong. Sau đó GV cùng HS cả lớp kiểm tra bài làm của vài em trên bảng phụ. HS làm bài tập 8 (tr.12 SGK). HS đọc đề bài. Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn súng. Xạ thủ đã bắn 30 phát. Bảng “tần số” Điểm số (n) 7 8 9 10 Tần số (n) 3 9 10 8 N=30 Nhận xét: Điểm số thấp nhất: 7. Điểm số cao nhất: 10. Số điểm 8 và điểm 9 chiếm tỉ lệ cao. HS làm bài tập 9 (tr.12 SGK). Dấu hiệu: Thời gian giải một bài toán của mỗi HS (tính theo phút). Số các giá trị: 35. b) Bảng “tần số” Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 N=35 GV cùng HS làm bài tập 7 (tr.4 SBT) c) Nhận xét: Thời gian giải một bài toán nhanh nhất : 3 phút. Thời gian giải một bài toán chậm nhất: 10 phút. Số bạn giải một bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. HS làm bài tập 7 (tr.4 SBT) HS đọc đề bài. Cho bảng “Tần số” Giá trị (x) 110 115 120 125 130 Tần số (n) 4 7 9 8 2 N = 30 Hãy từ bảng này viết lại bảng số liệu ban đầu. GV: Em có nhận xét gì về nội dung yêu cầu của bài này so với bài vừa làm. Bảng số liệu ban đầu này phải có bao nhiêu giá trị, các giá trị như thế nào? Cho ví dụ HS: Bài toán này là bài toán ngược với bài toán lập bảng “tần số”. Bảng số liệu ban đầu này phải có 30 giá trị trong đó có: 4 giá trị 110; 7 giá trị 115; 9 giá trị 120; 8 giá trị 125; 2 giá trị 130. Ví dụ cách trình bày như sau: 110 115 125 120 125 110 115 120 125 120 115 120 115 130 115 120 125 120 115 125 125 110 125 120 130 125 120 115 120 110 Bài tập: Để khảo sát kết quả học toán của lớp 7A, người ta kiểm tra 10 HS của lớp. Điểm kiểm tra được ghi lại như sau: 4; 4; 5; 6; 6;6; 8; 8;8 10. a) Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu. Lập bảng tần số theo hàng ngang và theo cột dọc. Nêu nhận xét (giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất) GV chốt lại: trong giờ luyện tập hôm nay, các em đã biết: Dựa vào bảng số liệu thống kê tìm dấu hiệu, biết lập bảng “Tần số” theo hàng ngang cũng như theo hàng dọc và từ đó rút ra nhận xét. Dựa vào bảng “Tần số” viết lại bảng số liệu ban đầu. Kết quả a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán. Số các giá trị khác nhau là 5. b) Bảng “Tần số” theo hàng ngang Điểm kiểm tra toán 4 5 6 8 10 Tần số (n) 2 1 3 3 1 N=10 Bảng “Tần số” theo cột dọc Điểm kiểm tra toán Tần số(n) 4 2 5 1 6 3 8 3 10 1 N=10 Nhận xét: Điểm kiểm tra cao nhất là 10. Điểm kiểm tra thấp nhất là 4. Tỉ lệ điểm trung bình trở lên chiếm 80%. Hoạt động 3. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Bài tập 1: Tuổi nghề (tính theo năm). Số tuổi nghề của 40 công nhân được ghi lại trong bảng sau: 6 5 3 4 3 7 2 3 2 4 5 4 6 2 3 6 4 2 4 2 5 3 4 3 6 7 2 6 2 3 4 3 4 4 6 5 4 2 3 6 Dấu hiệu là gì? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? Lập bảng “Tần số” và rút ra nhận xét.
Tài liệu đính kèm: