I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
- Kỹ năng: + Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “Tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian.
+ Biết đọc các biểu đồ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ
- Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào?
- Nêu tác dụng của bảng đó
GV: Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để dùng cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh trên là một biểu đồ đoạn thẳng. HS: Trả lời.
Thứ 2, ngày 9 tháng 1 năm 2012 Tiết 45. §3. BIỂU ĐỒ I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa minh hoạ của biểu đồ về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng. - Kỹ năng: + Biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “Tần số” và bảng ghi dãy số biến thiên theo thời gian. + Biết đọc các biểu đồ đơn giản. II. CHUẨN BỊ - Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Từ bảng số liệu ban đầu có thể lập được bảng nào? - Nêu tác dụng của bảng đó GV: Ngoài bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, người ta còn dùng biểu đồ để dùng cho một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh trên là một biểu đồ đoạn thẳng. HS: Trả lời... Hoạt động 2. BIỂU ĐỒ ĐOẠN THẲNG GV trở lại với bảng “Tần số” được lập từ bảng 1 và cùng HS làm ? theo các bước như trong SGK. GV cho HS đọc từng bước và làm theo. GV lưu ý: Độ dài đơn vị trên hai trục có thể khác nhau. Trục hoành biểu diễn giá trị x; trục tung biểu diễn tần số n. Giá trị viết trước, tần số viết sau. GV: Em hãy nhắc lại các bưỡc vẽ biểu đồ đoạn thẳng? GV cho HS làm bài tập 10 (tr.14 SGK) trên giấy trong. GV đưa đề bài lên màn hình yêu cầu HS đọc kỹ đề bài. HS đọc từng bước vẽ biểu đồ đạon thẳng như trong ? SGK 10 28 30 35 50 8 7 9 6 5 4 2 1 0 3 n x HS trả lời: Bước 1: Dựng hệ trục tạ độ. Bước 2: Vẽ các điểm có có các toạ độ đã cho trong bảng. Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng. HS làm BT (tr.14 SGK) 1 HS đọc to đề bài. Kết quả Dấu hiệu: Điểm kiểm tra toán (học kì I) của mỗi HS lớp 7C. Số các giá trị 50. Biểu đồ đoạn thẳng: Hoạt động 3. CHÚ Ý GV: Bên cạnh các biểu đồ đoạn thẳng thì trong các tài liệu thống kê hoặc trong sách, báo còn gặp biểu đồ như hình 2 (tr.14 SGK). GV: Các hình chữ nhật có khi được vẽ sát nhau để nhận xét và so sánh. GV giới thiệu cho HS đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật này là biểu đồ sự thay đổi giá trị của dấu hiệu theo thời gian (từ năm 1995 đến năm 1998). GV: Em hãy cho biết từng trục biểu diễn cho đại lượng nào? GV yêu cầu HS nối trung điểm các đáy trên của các hình chữ nhật và yêu cầu HS nhận xét về tình hình tăng, giảm diện tích cháy rừng. GV: Như vậy biểu đồ đoạn thẳng (hay biểu đồ hình chữ nhật) là hình gồm các đoạn thẳng (hay các hình chữ nhật) có chiều cao tỉ lệ thuận với các tần số. HS quan sát hình 2 (tr.14 SGK). + Trục hoành biểu diễn thời gian từ năm 1995 đến năm 1998. + Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá, đơn vị nghìn ha. 1995 1996 1997 1998 20 15 10 5 0 Nhận xét: Trong 4 năm kể từ năm 1995 đến năm 1998 thì rừng nước ta bị phá nhiều nhất vào năm 1995. Năm 1996 rừng bị phá ít nhất so với 4 năm. Song mức độ phá rừng lại có xu hướng gia tăng vào các năm 1997, 1998 Hoạt động 4. LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ GV: Em hãy nêu ý nghĩa của việc vẽ biểu đồ? Cho HS làm bài tập 8 SBT Vẽ biểu đồ để cho một hình ảnh cụ thể dễ thấy, dễ nhớ về giá trị của dấu hiệu và tần số. HS thực hiện Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Học bài. Làm bài tập 11, 12 (tr.14 SGK); 9, 10 (tr.6 SBT). - Đọc “Bài đọc thêm” (tr. 15, 16 SGK).
Tài liệu đính kèm: