Giáo án Đại số 7 tiết 47 đến 50

Giáo án Đại số 7 tiết 47 đến 50

Tuần 22. Tiết: 47 §4 . SỐ TRUNG BÌNH CỘNG

I. MỤC TIÊU:

 HS cần đạt được:

 - Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.

 - Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Giáo viên: Bảng phụ

 - Học sinh: Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 47 đến 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/01/2008
Ngày dạy:
Tuần 22. Tiết: 47 §4 . SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	HS cần đạt được:
	- Biết cách tính số trung bình cộng theo công thức từ bảng đã lập, biết sử dụng số trung bình cộng để làm “đại diện” cho một dấu hiệu trong một số trường hợp và để so sánh khi tìm hiểu những dấu hiệu cùng loại.
	- Biết tìm mốt của dấu hiệu và bước đầu thấy được ý nghĩa thực tế của mốt.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Bảng phụ 
	- Học sinh: Học thuộc bài và làm bài tập ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
 Hỏi: Nêu các bước vẽ biểu đồ. Giải bài tập 9/ 5 SBT.
	3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Số trung bình cộng của dấu hiệu:
Cho 4 số: 10; 5; 7; 8. Hãy tính trung bình cộng của chúng.
GV: Cho HS làm bài toán (SGK.)
H: Có tất cả bao nhiêu bạn làm bài kiểm tra?
H: Aùp dụng quy tắc tính số trung bình cộng để tính điểm trung bình của lớp?
GV: gợi ý cách tính thuận lợi.
GV: Giới thiệu bảng dọc và thêm cột “các tích”
H: Dấu hiệu ở đây là gì?
H: Số trung bình cộng của dấu hiệu là bao nhiêu?
H: Qua bài toán trên hãy nêu cách tính số trung bình cộng?
GV: Yêu cầu HS viết công thức tính?
H: Trong bài toán trên hãy xác định k, x1, x2 ; n1, n2 ; N.
GV: Cho HS làm ?3
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm vào bản nhóm.
GV: Kiểm tra bài làm của các nhóm.
H: Hãy so sánh kết quả làm bài kiểm tra toán nói trên của hai lớp?
GV: Ngoài ra ta còn có thể tính số trung bình:
Dựa vào bảng “tần số”, ta có thể tính số trung bình cộng của một dấu hiệu như sau:
- Nhân từng giá trị với tần số tương ứng.
- Cộng tất cả các tích vừa tìm được.
- Chia tổng đó cho số các giá trị (tổng các tần số)
 Trong đó: x1, x2, x3, xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X.
 n1, n2, n3,  nk là k tần số tương ứng.
 N là số các giá trị.
2: Ý nghĩa của số trung bình cộng.
H: Hãy so sánh khả năng học toán của hai bạn trong lớp?
H: Vậy số trung bình cộng có ý nghĩa gì?
GV: Nêu ý nghĩa của số trung bình cộng: Số trung bình cộng thường được dùng làm “đại diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Chú ý: (SGK)
H: Dấu hiệu X có dãy giá trị là: 4000; 1000; 500; 100. Hãy tính số trung bình cộng của dấu hiệu X?
H: Vậy số trung bình cộng = 1400 có đại diện cho X không?
3: Mốt của dấu hiệu
GV: Giới thiệu mốt của dấu hiệu.
GV: Cho HS làm ví dụ.
GV: Treo bảng phụ có ghi sẵn số liệu.
H: Cỡ dép nào bán được nhiều nhất?
H: Để bán được nhiều hàng, điều mà cửa hàng quan tâm là gì?
GV: Vậy trong trường hợp này cỡ 39 sẽ là “đại diện” chứ không phải là số trung bình cộng của các cỡ. Giá trị 39 với tần số lớn nhất gọi là mốt.
H: Vậy mốt củ dấu hiệu là gì?
4: Củng cố:
GV: Cho HS làm bài 15/20 SGK
GV: Gọi 2 HS đọc đề bài.
HS: Cả lớp làm vào nháp.
HS: Nói cách tính và đọc kết quả.
HS: Đọc đề bài và quan sát số liệu.
HS: 40
HS: cả lớp tính ra nháp.
HS: Vài em nêu kết quả.
HS: Điểm kiểm tra toán của từng HS.
HS: 6,25
HS: Nêu các bước tìm số trung bình cộng.
HS: Viết công thức tính.
HS: Trả lời.
HS: các nhóm hoạt động và ghi kết quả vào bảng nhóm.
HS: Các nhóm nhận xét 
HS: Lớp 7C học toán yếu hơn lớp 7A.
Điểm số
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
3
4
5
6
7
8
9
10
2
2
4
10
8
10
3
1
6
8
20
60
56
80
27
10
N = 40
Tổng: 267
2: Ý nghĩa của số trung bình cộng.
HS: So sánh bằng cách so sánh điểm trung bình môn toán HKI của hai bạn.
HS: Một vài em nêu ý nghĩa.
HS: Cả lớp làm ra nháp (=1400)
HS: Không, vì có sự chênh lệch quá lớn giữa các giá trị (4000 và 100)
3. Mốt của dấu hiệu:
HS: Đứng tại chỗ đọc ví dụ.
HS: 39
HS: Cỡ dép nào bán được nhiều nhất.
HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng “tần số”, kí hiệu là M0
4: Củng cố:
HS: Trả lời.
HS: Đọc đề bài.
HS: Làm trong ít phút.
HS: Lên bảng lập bảng tần số (dọc) và tính số trung bình cộng.
Bài 15/20 SGK
Giá trị
(x)
Tần số
(n)
Các tích
(x.n)
1150
1160
1170
1180
1190
5
8
12
18
7
5750
9280
14040
21240
8330
N=50
58640
(giờ)
HS: Nhận xét 
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Học thuộc công thức tính số trung bình cộng, cách xác định mốt của dấu hiệu.
	- Làm bài tập 14, 16, 17 / 20 SGK
Ngày soạn: 20/01/2008
Ngày dạy:
Tuần 22. Tiết: 48 LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU:
	- Hướng dẫn lại cách lập bảng và công thức tính số trung bình cộng (các bước và ý nghĩa của các kí hiệu)
	- Đưa ra một số bảng tần số (không nhất thiết phải nêu rõ dấu hiệu) để HS luyện tập tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Bảng phu, máy tính bỏ túi. 
	- Học sinh: Bảng nhóm, bút lông, máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
 Hỏi: Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu? Nêu công thức tính số trung bình cộng và giải thích các kí hiệu. Giải bài tập 17a / 20 SGK.
	3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Luyện tập:
GV: Cho HS làm bài 12/ 6 SBT
GV: Treo bảng phụ đề bài.
H: Để tính điểm trung bình của từng xạ thủ phải làm gì?
GV: Gọi 2 HS lên bảng tính điểm tính điểm trung bình của từng xạ thủ.
H: Có nhận xét gì về kết quả và khả năng của từng người?
Xạ thủ A
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
8
5
40
9
6
54
10
9
90
N = 20
Tổng: 184
GV: Cho HS làm bài tập sau:
Tìm số trung bình cộng và tìm mốt của dãy giá trị sau bằng cách lập bảng:
18 26 20 18 24 21 18 21 17 20
19 18 17 30 22 18 21 17 19 26
28 19 26 31 24 22 18 31 18 24
GV: Cho HS hoạt động nhóm. 
GV: Kiểm tra kết quả và ý thứ làm bài của các nhóm.
GV: Cho HS làm bài 18 / 21 SGK
H: Có nhận xét gì về sự khác nhau giữa bảng này và những bảng tần số đã biết?
GV: Giới thiệu bảng này là bảng phân phối ghép lớp.
GV: Giới thiệu cách tính số trung bình cộng trong trường hợp này.
Chiều cao
Giá tri TB
Tần số
Các tích
105
105
1
105
(cm)
110-120
115
7
805
121-131
126
35
4410
132-142
137
45
6165
143-153
148
11
1628
155
155
1
155
N = 100
13268
GV: Nhận xét 
1: Luyện tập:
Bài 12/ 6 SBT:
HS: Cả lớp quan sát đề bài.
HS: Phải lập bảng tần số và tính .
HS1: Tính của xạ thủ A.
HS2: Tính của xạ thủ B.
HS: Hai người có kết quả bằng nhau nhưng xạ thủ A bắn đều hơn (điểm chụm hơn), còn điểm của xạ thủ B phân tán hơn.
Xạ thủ B
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
6
2
12
7
1
7
9
5
45
10
12
120
N = 20
Tổng: 184
HS: Các nhóm hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm.
HS: Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày.
Giá trị (x)
Tần số (n)
Các tích
17
3
51
18
7
126
19
3
57
20
2
40
21
3
63
22
2
44
24
3
72
26
3
78
28
1
28
30
1
30
31
2
62
N = 30
Tổng:651
Mốt của dấu hiệu là M0 = 18
HS: Các nhóm nhận xét 
Bài 18 / 21 SGK:
a) Bảng này khác so với những bảng “tần số” đã biết là trong cột giá trị người ta ghép những giá trị của dấu hiệu theo từng lớp 9hay khoảng)
HS: Đứng tại chỗ trả lời.
HS: Tính số trung bình cộng của giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của mỗi lớp thay cho giá trị x.
HS: Tính toán kết quả.
HS: Nhận xét 
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Làm 4 câu hỏi ôn tập chương III. Làm bài tập 20 /23 SGK; 14 / 7 SBT
 Ngày soạn: 20/01/2008
Ngày dạy:
Tuần 23. Tiết: 49 ÔN TẬP CHƯƠNG III 
I. MỤC TIÊU:
	- Hệ thống lại cho HS trình tự phát triển và kĩ năng cần thiết trong chương.
	- Oân lại kiến thức và kĩ năng cơ bản của chương như: dấu hiệu, tần số, bảng tần số, cách tính số trung bìh cộng, mốt biểu đồ.
	- Luyện tập một số dạng toán cơ bản của chương.	
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bút lông.
	- Học sinh: Thước thẳng, bảng nhóm, bút lông.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (trong quá trình ôn tập)
 3. Oân tập: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1: Oân tập lí thuyết:
H: Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó em phải làm gì? Trình bày kết quả thu được theo bảng nào? Và làm thế nào để so sánh đánh giá dấu hiệu đó?
H: Để có một hình ảnh cụ thể về dấu hiệu cần làm gì?
H: Hãy nêu mẫu bảng số liệu ban đầu?
H: Tần số của một giá trị là gì?
H: Nhận xét gì về tổng các tần số?
H: Bảng tần số gồm những cột nào?
H: Nêu công thức tính số trung bình cộng?
H: Mốt của dấu hiệu là gì?
H: Người ta dùng biểu đồ làm gì?
H: Em đã biết những loại biểu đồ nào?
H: Thống kê có ý nghĩa gì trong đời sống của chúng ta?Điều tra về một dấu hiệu
Thu thập số liệu thống kê
- Lập bảng số liệu ban đầu.
- Tìm các giá trị khác nhau.
- Tìm tần số của mỗi giá trị.
Bảng “Tần số”
Biểu đồ 
Số trung bình cộng,
Mốt của dấu hiệu
Ý nghĩa của thống kê ttrong đời sống
2: Bài tập:
GV: Cho HS làm bài 20/23SGK
GV: Treo đề bài lên bảng.
H: Đề bài yêu cầu gì?
GV: Yêu cầu một HS lên bảng lập bảng tần số hàng dọc và nêu nhận xét.
GV: Gọi một HS lên bảng tính số trung bình cộng.
H: Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng?
GV: Nhận xét 
GV: Cho HS làm bài 14 / 7 SBT
GV: Treo bảng đề bài.
H: Có bao nhiêu trận trong toàn giải?
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm các câu c, d, e.
GV: Nhận xét 
3: Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tính giá trị trung bình 
GV: Hướng dẫn HS tính giá trị trung bình trong bài tập 13/6 SBT.
1. Oân tập lí thuyết.
HS:Muốn điều tra về một dấu hiệu nào đó, ta phải thu thập số liệu thống kê, lập bảng tần số, tìm số trung bình cộng của dấu hiệu, tìm mốt của dấu hiệu.
HS: Dùng biểu đồ.
HS: Trả lời: 3 cột STT, Đơn vị, Số liệu điều tra.
HS: Trả lời.
HS: Tổng các tần số bằng tổng các đơn vị điều tra (N).
HS: Nêu bảng tần số.
HS: Nêu công thức.
HS: Trả lời.
HS: Để có một hình ảnh cụ thể về giá trị của dấu hiệu và tần số.
HS: Biểu đồ đoạn thẳng, hình chữ nhật và hình quạt.
HS: Trả lời.
Công thức:
2. Bài tập:
HS: Đọc đề bài.
HS: - lập bảng tần số.
 - Dựng biểu đồ đoạn thẳng.
 - Tìm số trung bình cộng.
HS: Lên bảng lập bảng tần số.
HS: Một em nhắc lại các bước tính số trung bình cộng và tính.
Năng suất
Tần số
Các tích
20
1
20
25
3
75
30
7
210
35
9
315
40
6
240
45
4
180
51
1
51
N = 31
1090
HS: Nêu các bước dựng biểu đồ đoạn thẳng và vẽ biểu đồ.
HS: Vài em nhận xét bài làm của bạn.
Bài 14 /7 SBT
HS: Đứng tại chỗ đọc đề bài 
HS: Có 90 trận.
HS: Hoạt động nhóm làm vào bảng nhóm.
HS: Đại diện các nhóm trình bày.
a) Số trận lượt đi là: (9 x 10): 2=45 (trận)
tương tự số trận lượt về là 45 trận.
c) Có 10 trận (90 -80 =10) không có bàn thắng.
d) (bàn thắng)
e) M0 = 3. 
HS: Các nhóm nhận xét.
3. Hướng dẫn sử dụng máy tính bỏ túi để tính giá trị trung bình :
HS: Aán để máy tính làm việc ở dạng thường.
Aán tiếp 
Kết quả: = 9,2
	4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Oân tập lí thuyết theo bảng hệ thống ôn tập chương và các câu hỏi ôn tập /22 SGK.
	- Xem lại các dạng bài tập để tiết sau kiểm tra một tiết.
Ngày soạn: 20/01/2008
Ngày dạy:
Tuần 23. Tiết: 50 KIỂM TRA CHƯƠNG III
I. MỤC TIÊU:
	- Kiểm tra việc nắm kiến thức về thống kê của HS như biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu, bảng tần số, công thức tính số trung bình cộng, biểu đồ.
	- Có kĩ năng thu thập số liệu từ những cuộc điều tra nhỏ, lập bảng tần số. Biết vẽ biểu đồ đoạn thẳng , biết cách tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu. Biết dựa vào bảng tần số hoặc biểu đồ đoạn thẳng để nhận xét .
	- Rèn luyện cho HS tính trung thực.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	- Giáo viên: Đề bài phôtô sẵn.
	- Học sinh: Oân tập kĩ các nội dung trong chương.
III. ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN:
Điểm
ĐỀ
ĐÁP ÁN
1
2
7
Câu 1:
a) Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu.
b) Điểm thi giải bài toán nhanh của 20 HS được cho bởi bảng sau:
 6 7 4 8 9 7 10 4 9 8 
 6 9 5 8 9 7 10 9 7 8
Dùng các số liệu trên để trả lời các câu hỏi sau đây:
i)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
 A. 7 B. 8 C. 20
ii) Tần số của HS có điểm 7 là:
 A. 3 B. 4 C. 5
Câu 2: 
Số cân nặng của 20 bạn (tính tròn đến kg) trong một lớp được ghi lại như sau:
 36 30 32 36 28 30 31 28 32 
32 30 32 31 45 28 31 31 32 31
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét ?
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Câu 1: 
a) Nêu được các bước tính số trung bình cộng 
 (1 điểm)
b) Đúng mỗi câu được (1 điểm) 
i) A ii) B
Câu 2:
a) Dấu hiệu là số cân nặng của mỗi bạn (1 điểm) 
b) Bảng tần số: (1 điểm) 
Số cân (x)
28
30
31
32
36
45
Tần số (n)
3
3
5
6
2
1
N = 20
Nhận xét :
Người nhẹ nhất : 28 kg
Người nặng nhất : 45 kg (0,5 điểm) 
Nói chung số cân nặng của các bạn vào khoảng 30kg đến 32kg.
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu:
 » 31,9 kg (1,5 điểm) 
 M0 = 32 (0,5 điểm) 
d) Vẽ đúng biểu đồ đoạn thẳng (2 điểm) 
Phòng giáo dục Krông Ana Đề kiểm tra chương III
Trường THCS Nguyễn Trãi Môn: Toán 7
Họ và tên:ŽŽŽŽŽ.. (Thời gian làm bài: 45’)
Lớp: 
I. Trắc nghiệm: (3đ)(Khoanh tròn vào đáp án đúng)
 Điểm thi giải bài toán nhanh của 20 HS được cho bởi bảng sau:
 6 7 4 8 9 7 10 4 9 8 
 6 9 5 8 9 7 10 9 7 8
Dùng các số liệu trên để trả lời các câu hỏi sau đây:
i)Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là:
 A. 7 B. 8 C. 20	 D. 10
ii) Tần số của HS có điểm 7 là:
 A. 3 B. 4 C. 5 D.7
iii. Điểm trung bình của 20 HS là:
 A. 7,2 	 B. 7,8	C. 7,5	D. Một kết quả khác.
II/ Tự luận.
Câu 1:
 Nêu các bước tính số trung bình cộng của một dấu hiệu.
Câu 2: 
Số cân nặng của 20 bạn (tính tròn đến kg) trong một lớp được ghi lại như sau:
 	33 36 30 32 36 28 30 31 28 32 
	32 30 32 31 45 28 31 31 32 31
a) Dấu hiệu ở đây là gì?
b) Lập bảng tần số và nhận xét ?
c) Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu
d) Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
Bài làm:

Tài liệu đính kèm:

  • doct4750doc.doc