Giáo án Đại số 7 tiết 51 đến 56 – Trường THCS Chiềng Sinh

Giáo án Đại số 7 tiết 51 đến 56 – Trường THCS Chiềng Sinh

Chương IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

Tiết 51. § 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

1. MỤC TIÊU

 a, Về kiến thức:

- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.

- Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.

 b, Về kỹ năng:

 - Nhận biết về biểu thức đại số.

c, Về thái độ:

- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán

2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

 a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án , bảng phụ.

 b, Chuẩn bị của học sinh:

 

doc 24 trang Người đăng vultt Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 51 đến 56 – Trường THCS Chiềng Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 2 / 2011 
Ngày dạy
7E :.................................
7QS:.
Chương IV. BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
Tiết 51. § 1: KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
1. MỤC TIÊU
	a, Về kiến thức:
- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.
- Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.	
	b, Về kỹ năng:
	- Nhận biết về biểu thức đại số.
c, Về thái độ:
- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán
2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án , bảng phụ.
 b, Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đồ dùng học tập + Học bài và làm bài ở nhà, Đọc trước bài mới.
3, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 * Ổn định tổ chức:( Kiểm tra sĩ số)
 7E:.7QS:
	a, Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 	
	* Đặt vấn đề: (2') Trong chương IV ta sẽ nghiên cứu các nội dung sau:
	- Khái niệm về biểu thức đại số.
	- Giá trị của 1 biểu thức đại số.
	- Đơn thức
	- Đa thức
	- Các phép tính cộng trừ đơn, đa thức, nhân đơn thức.
	- Nghiệm của đa thức.
	Bài học hôm nay ta nghiên cứu “Khái niệm về biểu thức đại số”.
	b, Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
* Hoạt dộng 1: Nhắc lại về biểu thức (5')
1. Nhắc lại về biểu thức
Gv
Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu phần 1 (Sgk-24)
?tb
Qua nghiên cứu sgk em hãy cho biết thế nào là biểu thức?
- Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng; trừ; nhân; chia; nâng lên lũy thừa) còn gọi là biểu thức số.
- Ví dụ: 5 + 3 - 8; 14.(3 + 4.2); 153 : 52 
Hs
Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa)
?Tb
Cho 1 số ví dụ về biểu thức?
Hs
Tự lấy ví dụ về biểu thức
?tb
Những biểu thức trên còn được gọi là gì?
Hs
Còn gọi là biểu thức số
?kh
Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 5cm; chiều dài bằng 8cm. Hãy viết biểu thức số biểu thị chu vi của hình chữ nhật đó?
Hs
Biểu thức: 2.(5+8)
Gv
 Yêu cầu học sinh nghiên cứu ? 1.
? 1 (Sgk - 24)
?
Trả lời ? 1. Giải thích cách làm?
Giải
Hs
Dựa vào công thức tính diện tích hình chữ nhật.
Biểu thức số biểu thị diện tích của hình chữ nhật đó là: 3.(3+2)(cm2)
Gv
Gọi 1 hs lên bảng làm.
* Hoạt động 2: Khái niệm về biểu thức đại số (25')
2. Khái niệm về biểu thức đại số
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu bài toán (Sgk-24)
* Xét bài toán (Sgk - 24)
?Tb
Yêu cầu của bài toán là gì?
Hs
Viết biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng 5(cm) và a(cm).
kh
Giả thiết của bài toán này khác với giả thiết của ví dụ trên ở điểm nào?
Hs
Khác ở chỗ: ở bài toán này người ta dùng chữ a để viết thay cho 1 số là độ dài 1 cạnh của hình chữ nhật.
Gv
Ta hiểu chữ a đại diện cho 1 số nào đó. Trong bài toán này thì chữ a đại diện cho độ dài 1 cạnh của hình chữ nhật.
?kh
Biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5(cm) và a(cm) được viết như thế nào
Ta có biểu thức biểu thị chu vi của hình chữ nhật có 2 cạnh liên tiếp là 5(cm) và a(cm) là: 
Hs
2(5 + a)
2.(5+a)
?tb
 Khi a = 2 thì biểu thức trên biểu thị điều gì? Khi a = 3,5 thì biểu thức trên biểu thị điều gì?
Hs
Khi a = 2 thì biểu thức trên biểu thị chu vi của hình chữ nhật có hai cạnh là 5(cm) và 2(cm) 
Gv
Như vậy, ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có 1 cạnh bằng 5(cm), cạnh kia là 1 số tùy ý.
* Ta có thể dùng biểu thức trên để biểu thị chu vi của các hình chữ nhật có một cạnh bằng 5(cm).
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ? 2
? 2 (Sgk - 25)
?Tb
? 2 cho biết gì ? yêu cầu gì?
Giải
Hs
+ Cho biết: các hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng là 2cm.
+ Yêu cầu: Viết biểu thức biểu thị diện tích của các hình chữ nhật đó.
Gọi a (cm) là chiều rộng của hình chữ nhật thì chiều dài là:
a + 2(cm)
Diện tích của hình chữ nhật: 
?kh
Nêu cách làm?
a .(a + 2) (cm2)
Gv
Giới thiệu: Trong toán học, vật lí,  ta thường gặp những biểu thức mà trong đó ngoài các số, các kí hiệu của các phép toán còn có cả các chữ (đại diện cho các số) như hai biểu thức: 2.(5+a); a.(a+2).
Người ta gọi những biểu thức như vậy là biểu thức đại số.
Biểu thức mà trong đó ngoài các số; các ký hiệu phép toán cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa còn có cả các chữ (đại diện cho các số) gọi là biểu thức đại số.
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu VD các biểu thức đại số (Sgk-25)
?kh
Như vậy các biểu thức đại số có gì khác so với các biểu thức số?
Hs
ở các biểu thức đại số còn có thêm các chữ (đại diện cho các số)
Gv
Yêu cầu học sinh đọc tiếp phần thông tin về 1 số quy ước khi viết các biểu thức đại số. Sau đó GV nhấn mạnh lại.
?Tb
Hãy lấy 1 vài ví dụ về các biểu thức đại số?
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ? 3.
? 3 (Sgk - 25)
?Tb
Nêu yêu cầu của ? 3 ?
Giải
?K
Dựa vào công thức nào để giải bài toán?
a. Quãng đường đi được sau x(h) của một ô tô đi với vận tốc 30km/h là: 30x
Hs
Quãng đường = vận tốc x thời gian
Gv
Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện đồng thời.
b. Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5x + 35y 
Em có nhận xét gì về 2 biểu thức này?
Là 2 biểu thức đại số
Gv
Giới thiệu: Trong các biểu thức đại số, các chữ có thể đại diện cho những số tùy ý nào đó, người ta gọi những chữ như vậy là biến số (gọi tắt là biến)
* Trong biểu thức đại số các chữ được gọi là biến số (gọi tắt là biến).
?Kh
Hãy chỉ ra trong 2 biểu thức đại số ở bài ? 3 thì đâu là biến?
Hs
 Các chữ x, y là các biến.
Gv
Yêu cầu hs tự đọc chú ý trong Sgk - 25
* Chú ý (Sgk- 25)
Gv
Nhấn mạnh 2 chú ý.
Gv
Chốt: Trong bài học hôm nay các em phải nắm được:
 + Biểu thức số là biểu thức gồm các số nối với nhau bởi dấu các phép tính.
 + Biểu thức đại số là biểu thức mà ngoài các số, ký hiệu các phép toán ra còn có các chữ đại diện cho các số. Các chữ trong biểu thức đại số được gọi là biến số (hay là biến).
 + Khi thực hiện các phép toán trên các chữ trong biểu thức đại số ta có thể áp dụng những tính chất, quy tắc phép toán như trên các số như : t/c giao hoán; t/c kết hợp; t/c phân phối của phép nhân đối với phép cộng; nâng lên lũy thừa; quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế ....
c, Luyện tập - củng cố (11’)
3. Luyện tập
Yêu cầu hs vận dụng kiến thức vừa học hoạt động nhóm làm bài tập 1; 2 (Sgk-26)
Bài tập 1(Sgk- 26):
Giải
Hs
Hoạt động theo nhóm
a) x + y
b) xy
c) (x + y) (x – y)
Gv
Gọi các nhóm báo cáo kết quả; nhóm khác nhận xét; Gv đánh giá và cho điểm từng nhóm.
Bài tập 2 (Sgk - 26):
Giải
Diện tích hình thang đó là:
Gv
Treo bảng phụ bài 3(sgk-26)
Gọi HS lên bảng nối các ý cho phù hợp.
Gọi HS khác nhận xét.
Bài tập 3 (Sgk - 26):
1- e; 2 – b; 3 – a; 4 – c; 5 - d
d,Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
	- Nắm vững thế nào là biểu thức đại số.
	- BTVN: 4; 5 (Sgk - 27); 1, 2, 3, 4, 5 (SBT - 10)
	- Hướng dẫn bài 5 (Sgk - 27): Một quý là 3 tháng a, 3.a + m (đồng)
	- Đọc "Có thể em chưa biết" và đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 07 / 2 / 2011 
Ngày dạy
7E :.................................
7QS:.
 Tiết 52. § 2: GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ
1. MỤC TIÊU.
	a, Về kiến thức:
- Học sinh biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
- Biết cách trình bày lời giải của loại toán này.	
	b, Về kỹ năng:
	Rèn kỹ năng tính giá trị của một biểu thức đại số
c, Về thái độ:
- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán
2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
 b, Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đồ dùng học tập + Học bài và làm bài ở nhà, Đọc trước bài mới.
3, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 *) Ổn định tổ chức : Sĩ số : 
 7E:7QS:.. 
 a, Kiểm tra bài cũ: (8')
* Câu hỏi: 
HS1: Chữa bài tập 4 (Sgk-27). Chỉ rõ các biến trong biểu thức?
HS 2: Chữa bài tập 5 (Sgk-27).
* Đáp án:
HS1: Bài tập 4(Sgk-27): 
Nhiệt độ lúc mặt trời lặn của ngày đó là: t + x – y (độ) (5đ)
Các biến trong biểu thức là: t; x; y (5đ)
HS 2: Bài tập 5 (Sgk-27)
a) Số tiền người đó nhận được trong 1 quý lao động là: 3a + m (đồng)(5đ)
	b) Số tiền người đó nhận được sau 2 quý lao động và bị trừ vì nghỉ 1 ngày không phép là: 6a – n (đồng) (5đ) 
	* Nhận xét - cho điểm.
	* Đặt vấn đề: ( 1 phút)
	GV: Nếu cho a = 500 000, n = 100 000 thì người đó nhận được bao nhiêu tiền? 
	HS: Thay a = 500 000, n = 100 000 vào biểu thức 6a – n = 2950 000đ. Vậy người đó được trả 2950 000đ.
	GV: Ta nói giá trị của biểu thức 6a – n tại a = 500 000, n = 100 000 là 2950 000đ. Vậy cách tính giá trị của biểu thức như thế nào? Ta nghiên cứu bài:
	b, Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
* Hoạt động 1: Giá trị của một biểu thức đại số (14')
1. Giá trị của một biểu thức đại số
Ví dụ 1: (Sgk - 27)
Gv
Cho hs tự nghiên cứu ví dụ 1 (sgk-27)
?tb
VD 1 cho biết gì? yêu cầu gì?
Hs
Cho biểu thức 2m + n.
Yc: Thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Gv
Cho hs nghiên cứu lời giải trong sgk.
?kh
Khi thay m = 9 và n = 0,5 vào biểu thức 2m + n ta tính được bao nhiêu?
Hs
18,5
Gv
Người ta gọi 18,5 là giá trị của biểu thức 2m + n tại m = 9 và n = 0,5 hay còn nói: Tại m = 9 và n = 0,5 thì giá trị của biểu thức: 2m + n là 18,5.
Gv
Cho hs nghiên cứu ví dụ 2 (Sgk – 27)
Ví dụ 2(Sgk-27)
Giải:
- Thay x = -1 vào biểu thức đã cho ta được:
 3x2 – 5x + 1 = 3.(-1)2 – 5.(-1) + 1= 9
?tb
Nêu yêu cầu của ví dụ?
Vậy giá trị của biểu thức 3x2-5x+1 tại x=-1 là 9.
Hs
Tính giá trị của biểu thức 3x2- 5x + 1 tại x = -1 và tại x =
- Thay x = vào biểu thức đã cho ta được: 3x2 – 5x + 1 = 3.
 = 3. 
 = = -
?kh
Muốn tính giá trị của biểu thức đó tại x = -1 và tại x = ta làm như thế nào?
Hs
Thay lần lượt các giá trị đó vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Gv
Gọi 2 Hs lên bảng thực hiện.
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 - 5x +1 tại x = là - 
?kh
Qua ví dụ 2 hãy cho biết muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm như thế nào?
* Cách tính (Sgk - 28)
Hs
Để tính giá trị của một biểu thức đại số tại những giá trị cho trước của các biến, ta thay các giá trị cho trước đó vào biểu thức rồi thực hiện các phép tính.
Gv
Yêu cầu học sinh đọc lại cách tính trong (Sgk - 28)
* Hoạt động 2: Áp dụng (8')
2. Áp dụng 
Gv
Cho hs nghiên cứu ? 1 (Sgk -28)
? 1 (Sgk - 28)
Gv
 Gọi 2 hs lên bảng tính. Cả lớp tự làm vào vở.
Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9 tại x = 1 và x 
Giải
* Thay x = 1 vào biểu thức:
 3x2 - 9x = 3. 12 - 9.1 = 3 – 9 = - 6
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại 
x = 1 là - 6.
* Thay x = vào biểu thức: 
3x2 – 9x = 3. = - 3 = -
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại 
x = là -
Gv
Yêu cầu học sinh nghiên cứu ? 2
? 2 (Sgk- 28)
Gv
Gọi học sinh trả lời
Giải
 Giá trị của biểu thức x2y tại x = - 4 và y = 3 là 48. Vì: 
	c, Luyện tập - Củng cố (12')
3. Luyện tập
Gv
Tổ chức trò chơi
Bài 6 (Sgk - 28)
Gv
 ... 
Hs
Là 3 đơn thức đồng dạng
xy3 + 5xy3 + (- 7xy3) =(1+5-7)xy3
 = - xy3
Gv
Cho học sinh hoạt động nhóm làm ? 3
Gv
Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình.
Gv
Sau này làm thành thạo rồi ta có thể bỏ qua bước trung gian.
c, Luyện tập - củng cố (6')
* HĐ 3: Thi viết nhanh 
Gv
Cho học sinh nghiên cứu nội dung thi viết nhanh (sgk-34)
Hs
Nghiên cứu cá nhân
Gv
Thông qua thể lệ cuộc thi: Mỗi tổ trưởng viết một đơn thức bậc 5 có hai biến.
 Mỗi tổ cử 5 thành viên tham gia thi, lần lượt từng người lên bảng viết những đơn thức đồng dạng với đơn thức tổ trưởng viết. Cuối cùng tổ trưởng tính tổng của tất cả 6 đơn thức mà tổ mình viết. Tổ nào viết đúng và nhanh nhất thì tổ đó thắng.
Hs
Thực hiện
Hs
Cả lớp nhận xét kết quả của các tổ từ đó tìm ra đội chiến thắng.
d,Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2’)
	- Nắm chắc định nghĩa đơn thức đồng dạng.
	- Nắm chắc quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.
	- BTVN: 16, 17, 18, 19 (Sgk - 34, 35, 36)
	- Tiết sau luyện tập.
	- HD bài 17: Nên thực hiện cộng trừ các đơn thức đồng dạng trước rồi mới thay các giá trị của biến vào đơn thức tìm đựơc (cho đơn giản)
Ngày soạn: 18 / 2 / 2011 
Ngày dạy
7E :.................................
7QS:.
Tiết 55: LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU
	a, Về kiến thức:
HS được củng cố kiến thức về biểu thức đại số, đơn thức thu gọn, đơn thức đồng dạng.
 b, Về kỹ năng:
HS được rèn kỹ năng tính giá trị của một biểu thức đại số, tính tích các đơn thức, tính tổng và hiệu các đơn thức đồng dạng, tìm bậc của đơn thức.
c, Về thái độ:
- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán
2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án , bảng phụ.
 b, Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đồ dùng học tập + Học bài và làm bài ở nhà, Đọc trước bài mới.
3, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
* Ổn định tổ chức:
7E.7QS..
a, Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi: 
	HS 1: Phát biểu quy tắc cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng?
 Chữa bài tập 16 (Sgk-34)
	HS 2: Chữa bài tập 17 (Sgk-35)
	* Đáp án:
	HS 1: Quy tắc: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến. (3đ)
	Bài tập 16 (Sgk-34): 25xy2 + 55xy2 + 75xy2 = (25+55+75)xy2 = 155x (7đ)
	HS 2: Bài tập 17 (Sgk-34): (10đ)
 	Thay x = 1 và y = -1 vào đơn thức ta được: 
 Vậy giá trị của biểu thức đã cho tại x = 1 và y = -1 là 	 	* Đặt vấn đề: ( 1 phút)
Tiết hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập về đơn thức đồng dạng.
b, Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 19
Bài 19 (Sgk - 36) (10')
Tb?
Nêu hướng làm
Giải
Hs
Thay các giá trị đã cho của x và y vào biểu thức đã cho rồi thực hiện phép tính.
Thay x = 0,5 và y = - 1 vào biểu thức đã cho ta được: 16x2y5 – 2x3y2 = 
 = 16.(0,5)2.(-1)5 – 2. (0,5)3.(-1)2
 = 16. 0,25. (-1) – 2.0,125.1
 = - 4 - 0,25
 = - 4,25
Hs
Gọi 1 học sinh lên bảng giải, học sinh dưới lớp tự làm vào vở.
C2: Thay và y = - 1 vào biểu thức đã cho ta được: 
Gv
Có thể tính theo cách khác là: Thay x = 0,5 = vào biểu thức rồi tính. 
Yêu cầu học sinh đứng tại chỗ làm
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 20
Bài 20 (Sgk - 36) (7')
?Kh
Nêu yêu cầu của bài toán?
 Cho đơn thức: - 2x2y
Gv
Gọi 1 hs lên bảng làm, dưới lớp tự làm vào vở.
Ba đơn thức đồng dạng với đơn thức :
-2x2y là: 5x2y + x2y + 2x2y
Hs
Nhận xét bài làm của bạn.
Tổng của bốn đơn thức đó là: 
-2x2y + 5x2y + x2y + 2x2y =
GV
Yêu cầu học sinh tiếp tục nghiên cứu bài tập 22.
= (-2 + 5 + 1 + 1)x2y
= 6x2y 
Tb?
Nêu các yêu cầu của bài tập 22?
Bài 22(sgk – 36) (7')
Giải
Gv
Yêu cầu Hs nhắc lại cách nhân hai đơn thức? Cách tìm bậc của đơn thức?
a. 
Bậc của đơn thức nhận được là: 8
Gv
Gọi 2 học sinh lên bảng thực hiện mỗi em làm một câu.
b. 
Đơn thức nhận được có bậc là: 8
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 23.
Bài 23 (Sgk - 36) (6')
Nêu cách làm?
Giải
Hs
Vì tổng và hiệu của hai đơn thức là 1 đơn thức đồng dạng với 2 đơn thức đó.
Do đó ta chỉ cần nhẩm các hệ số để sao cho tổng và hiệu của chúng phải bằng hệ số của đơn thức tổng hoặc hiệu.
a) 3x2y + 2x2y = 5x2y
b) 5x2 - 2x2 = - 7x2
c) -x5 + x5 + x5 = x5 
Gv
Riêng câu c ta chỉ cần tìm các số sao cho tổng của chúng bằng 1 (hệ số của tổng).
Gv
Gọi 2 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp tự làm vào vở. Câu này có nhiều đáp án.
c, Luyện tập - củng cố (8')
Gv
Cho học sinh hoạt động nhóm chia thành hai đội chơi, mỗi đội gồm 8 người. Lần lượt ở mỗi nhóm cử 1 bạn lên tính 1 câu rồi điền chữ cái mình tìm được vào ô trống trong bảng phụ của mỗi nhóm. Đội nào sắp xếp đúng chỗ và nhanh thì thắng cuộc.
Bài 18 (Sgk-35) L. Ê. 6xy2 
V. Ă. 0
N. H. 3xy
Ư. U. – 12x2y
 L Ê V Ă N H Ư U
d,Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2')
	- Xem kỹ lại các bài tập đã chữa.
	- BTVN: 21; 22; 23 (SBT-22; 23)
	- HD bài 22 (SBT - 22): Làm tương tự như bài 23 Sgk 
	- Đọc trước bài mới.
Ngày soạn: 07 / 02 /2010 Ngày dạy 7A: 
 7B: 
Tiết 56. § 5: ĐA THỨC
1. MỤC TIÊU.
	a, Về kiến thức:
 - HS nhận biết được đa thức thông qua 1 số ví dụ cụ thể.
	- Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
 b, Về kỹ năng:
 - Biết xác định bậc của đa thức.
c, Về thái độ:
- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán
2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án , bảng phụ.
 b, Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đồ dùng học tập + Học bài và làm bài ở nhà, Đọc trước bài mới.
3, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
*) Ổn định tổ chức : 7A................................................; 7B...........................................
a, Kiểm tra bài cũ: (5')
 * Câu hỏi: Giáo viên treo bảng phụ vẽ hình trong (Sgk – 36)
	 Hãy tính diện tích hình gạch sọc? 
 * Đáp án: 
	x2 + y2 + 
 * Đặt vấn đề: ( 1 phút)
 Biểu thức trên biểu thị diện tích của hình tạo bởi một tam giác vuông và hai hình vuông dựng về phía ngoài có hai cạnh lần lượt là x, y cạnh của tam giác đó. Vậy biểu thức trên có phải là đơn thức hay không? Tên gọi của biểu thức này như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài ngày hôm nay.
 b, Dạy nội dung bài mới : 
Hoạt động của thầy trò
Học sinh ghi
* Hoạt động 1: Đa thức (10')
1. Đa thức.
Gv
Cho các đơn thức sau: 
?tb
Em hãy lập tổng các đơn thức đó
Hs
Gv
Yêu cầu hs tự nghiên cứu 3 biểu thức trong (Sgk-36).
?Tb
3 biểu thức này có tên gọi là gì?
Hs
Là những đa thức.
?kh
Em có nhận xét gì về mỗi số hạng trong các biểu thức đó?
Hs
Đều là những đơn thức.
Gv
Các biểu thức b và c là một tổng các đơn thức. Vậy ta có thể viết dưới dạng tổng như sau:
c. x2y - 3xy + 3x2y -3 + xy- + 5 
= x2y + (-3xy) + 3x2y + (-3) + xy + + 5
Gv
Các biểu thức a, b, c là những ví dụ về đa thức, trong dó mỗi đơn thức gọi là một hạng tử.
?kh
Vậy em hãy cho biết thế nào là một đa thức?
Hs
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Gv
Giới thiệu mỗi đơn thức trong đa thức gọi là hạng tử.
Hs
Đọc lại đ/n trong (Sgk - 37)
?kh
Hãy đọc các hạng tử trong đa thức c.
Hs
Các hạng tử đó là: x2y; 3xy; 3x2y; 3; xy; ; 5
Gv
Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức bằng các chữ cái in hoa như A, B, M, N, P, Q ....
Ví dụ: P = x2 + y2 + 
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu ? 1 (Sgk - 37)
? 1 (Sgk - 37)
Hs
Lấy ví dụ và chỉ rõ các hạng tử của đa thức đó
Gv
Yêu cầu hs đọc chú ý (Sgk - 37)
* Chú ý (Sgk - 37)
* HĐ 2: Thu gọn đa thức (10')
2. Thu gọn đa thức
Gv
Y/c hs quan sát đa thức ở câu c (phần 1)
?kh
Qua quan sát em hãy cho biết đa thức N có những hạng tử nào đồng dạng với nhau?
N = x2y 3xy + 3x2y 3 + xy - x + 5
 = 4x2y 2xy - x + 2 (*)
Đa thức (*) là dạng thu gọn của đa thức ban đầu.
Hs
Hạng tử đồng dạng với nhau là:
+ x2y và 3x2y 
 - 3xy và xy
 - 3 và 5
?kh
Em hãy thực hiện phép cộng tất cả các đơn thức đồng dạng lại với nhau?
Gv
Trong đa thức 4x2y - 2xy-x + 2 có còn hai hạng tử nào đồng dạng với nhau không?
Hs
Trong đa thức trên không có hạng tử nào đồng dạng với nhau.
Gv
Ta gọi đa thức (*) là dạng thu gọn của đa thức N
?kh
Em hiểu như thế nào về đa thức đồng dạng?
Hs
Đa thức mà trong đó không có bất kỳ 2 hạng tử đồng dạng nào.
?G
Qua đó em hãy cho biết, muốn thu gọn 1 đa thức ta làm như thế nào?
Hs
Nhóm tất cả các hạng tử đồng dạng vào thành từng nhóm rồi tính tổng hoặc hiệu.
Gv
Yêu cầu hs vận dụng làm ? 2 (Sgk - 37)
? 2 (Sgk - 37)
Giải
Hs
Lên bảng làm, dưới lớp tự làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn.
 = 
* HĐ 3: Bậc của đa thức (7')
3. Bậc của đa thức
Gv
Yêu cầu hs nghiên cứu sgk mục 3 tìm hiểu cách xác định bậc của đa thức.
* Ví dụ:
M = x2y5 – xy4 + y6 + 1 bậc 7.
?Kh
Qua nghiên cứu hãy cho biết để xác định bậc của đa thức M người ta đã làm ntn?
Hs
Tính bậc của từng hạng tử của đa thức. Sau đó lấy bậc của hạng tử có bậc cao nhất là bậc của đa thức.
?Tb
Đứng tại chỗ tính bậc của từng hạng tử trong đa thức M?
Hs
Hạng tử: x2y5 có bậc 7
Hạng tử: -xy4 có bậc 5
Hạng tử: y6 có bậc 6
Hạng tử: 1có bậc 0
?kh
Vậy bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu?
Hs
Bậc cao nhất là bậc 7 
Gv
Ta nói 7 là bậc của đa thức M
?Tb
Vậy bậc của đa thức là gì?
* Bậc của đa thức (Sgk - 38)
Hs
Đọc bậc của đa thức trong sgk.
Gv
Yêu cầu học sinh đọc chú ý Sgk
* Chú ý (Sgk - 38)
Gv
Nhấn mạnh: Khi tìm bậc của một đa thức, trước hết phải thu gọn đa thức đó rồi mới tính bậc của đa thức đó.
Gv
Yêu cầu học sinh vận dụng làm ? 3
? 3 (Sgk - 38)
?Kh
Nêu nhận xét về đa thức Q?
Q = 
Hs
Đa thức chưa thu gọn.
 = 
Đa thức Q có bậc 4.
K?
Lên bảng thu gọn đa thức Q rồi tìm bậc của đa thức đó.
c, Luyện tập - Củng cố (5')
4. Luyện tập
Gv
Yêu cầu học sinh làm bài 26 (Sgk - 38)
Bài 26 (Sgk - 38)
Hs
Lên bảng tính
Giải
?Kh
Tính bậc của đa thức Q?
Q = x2 + y2 + z2 + x2 - y2 + z2 + x2 + y2 - z2
 = 3x2 + y2 + z2
Hs
Bậc của đa thức Q là 2.
d,Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(2')
	- Nắm chắc các định nghĩa về đa thức, thu gọn đa thức, xác định được bậc của đa thức và chú ý, .
	- BTVN: 24; 25; 27; 28 (Sgk - 38)
	- Ôn lại quy tắc bỏ dấu ngoặc, các tính chất của phép nhân, phép cộng.
	- Hướng dẫn bài 25 (Sgk - 38): 
 Trước hết cần thu gọn đa thức rồi mới tính bậc.
Ngày soạn: / /2010 Ngày dạy 7D: / 02 / 2010 
 7E: / 02 / 2010
 Tiết . § 
1. MỤC TIÊU.
	a, Về kiến thức:
	b, Về kỹ năng:
c, Về thái độ:
- Giáo dục các em tính cần cù, chịu khó. Yêu thích học bộ môn toán
2, CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
	a, Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án , bảng phụ.
 b, Chuẩn bị của học sinh: 
 - Đồ dùng học tập + Học bài và làm bài ở nhà, Đọc trước bài mới.
3, TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 *) ổn định tổ chức 
a, Kiểm tra bài cũ: 	
* Đặt vấn đề: ( 1 phút)
b, Dạy nội dung bài mới : 
c, Luyện tập - củng cố 
d,Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docT51- 56.doc