Giáo án Đại số 7 - Tiết 53, 54: Đơn thức. Đơn thức đồng dạng

Giáo án Đại số 7 - Tiết 53, 54: Đơn thức. Đơn thức đồng dạng

Tuần 25: Tiết : 53 §3. ĐƠN THỨC

I. MỤC TIÊU:

 -Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.

 -Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số và phần biến của đơn thức.

 -Biết nhân hai đơn thức.

-Biết cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 GV: Bảng phụ

 HS: Bảng nhóm

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 53, 54: Đơn thức. Đơn thức đồng dạng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 02/2008
Ngày dạy: 3/3/2008
Tuần 25: Tiết : 53 §3. ĐƠN THỨC
I. MỤC TIÊU:
	-Nhận 	biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
	-Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số và phần biến của đơn thức.
	-Biết nhân hai đơn thức.
-Biết cách viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	GV: Bảng phụ 
	HS: Bảng nhóm 
III. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
	1. Ổn định: (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
 HS1:-Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của birns ta làm như thế nào? 
	 -Chữa bài tập 9/ 29 SGK: Tính giá trị của biểu thức x2y3+ xy tại x = 1 và y = (ĐS:)
	3. Bài mới:
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10’
10’
7’
6’
5’
1: Đơn thức
GV: Đưa bảng phụ ghi (bổ sung thêm các biểu thức sau: 9; ; x; y
GV: Yêu cầu HS sắp xếp các biểu thức đã cho làm 2 nhóm
GV: Các biểu thức viết ở nhóm 2 là các đơn thức 
GV: Các biểu thức ở nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức.
H: Vậy thế nào là đơn thức ?
H: Theo em số 0 có phải là đơn thức không ? Vì sao?
GV: Số 0 được gọi là đơn thức không.
GV: Cho Hs đọc chú ý
GV: Yêu cầu HS làm 
GV: Cho HS làm bài tập 10/ 32 SGK
2: Đơn thức thu gọn
GV: Xét đơn thức 10x6y3.
H: Đơn thức trên có mấy biến ? Các biến đó có mặt mấy lần, và được viết dưới dạng nào?
GV: Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn.
GV: Giới thiệu phần hệ số và phần biến.
H: Vậy thế nào là đơn thức thu gọn?
H: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần?
H: Cho ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức 
GV: Yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK
-Ta gọi 1 số là 1 đơn thức thu gọn.
GV: Trong những đơn thức ở , những đơn thức nào là đơn thức thu gọn, những đơn thức nào chưa thu gọn.
3: Bậc của đơn thức 
GV: Cho đơn thức 2x5y3z.
H: Đơn thức trên có phải là đơn thức thu gọn không?Hãy xác định phần hệ số và phần biến? Số mũ của mỗi biến?
H: Tổng các số mũ của các biến là 5 + 3 +1 = 9.
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
H: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0?
*Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0 (ví dụ 9, )
*Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
-Hay tìm bậc của những đơn thức sau: -5; 
4: Nhân hai đơn thức
GV: Cho 2 biểu thức A = 32. 167
 B = 34. 166
GV: Dựa vào các qui tắc và các tính chất của phép nhân em hãy thực hiện A.B
H: Bằng cách tương tự, ta có thể thực hiện phép nhân 2 đơn thức 
GV: Cho 2 đơn thức : 2x2y và 9xy4. Em hãy tìm tích của 2 đơn thức trên.
H: Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm như thế nào? 
GV: Yêu cầu HS đọc phần chú ý SGK
5: Luyện tập:
Bài 1332 SGK
1/Đơn thức 
-HS Hoạt động nhóm 
Nhóm 1: 3 -2y; 10x + y; 5(x +y)
Nhóm 2: 4xy2; ; 2x2y; -2y; 9; ; x; y
HS: Trả lời. 
-Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm 1 số, hoặc 1 biến, hoặc một tích giữa các biến và các số
-Số 0 cũng là 1 đơn thức vì số 0 cũng là 1 số; Số 0 được gọi là đơn thức không
Ví dụ 1: Sgk
Ví dụ 2: Sgk
HS cho ví dụ về đơn thức
HS: Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5 – x)x2, không phải là đơn thức vì có chứa phép trừ. 
2/ Đơn thức thu gọn
HS: Trong đơn thức 10x6y3 có hai biến x, y, các biến đó có mặt 1 lầnđưới dạng 1 luỹ thừa với số mũ nguyên dương. 
HS: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một tích của 1 số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương.
HS: Đơn thức thu gọn gồm2 phần: phần hệ số và phần biến.
- Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm một tích của 1 số với các biến, mà mỗi biến đã được nâng lên luỹ thừa với số mũ nguyên dương
HS: lẫy vài ví dụ về đơn thức thu gọn và chỉ ra phần hệ số, phần biến của các đơn thức 
Ví dụ: Sgk: (SGK)
HS: Đọc chú ý 
Những đơn thức thu gọn là: 4xy2; 2x2y; -2y; 9; ; x; y
Các hệ sốcủa chúng lần lượt là:4; 2; -2; 9; ;1;1
-Những đơn thức chưa thu gọn là: 
3/Bậc của đơn thức 
-Đơn thức 2x5y3z là đơn thức thu gọn 
2 là hệ số; x5y3z là phần biến.
Số mũ của x là 5; của y là 3; của z là 1
- Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biếncó trong đơn thức đó.
Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0
Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
-5 là đơn thức bậc 0
x2y là đơn thức bậc 3.
2,5x2y là đơn thức bậc 3
9x2yz là đơn thức bậc 4
 là đơn thức bậc 12.
4/Nhân hai đơn thức
- Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau.
Ví dụ (Sgk)
HS: A.B = (32. 167). (32. 166)
= (32. 32). (167. 166) = 36. 1613.
* (2x2y). (9xy4) = (2. 9). (x2. x). (y. y4) = 18. x3.y5.
-Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau.
- HS đọc phần chú ý SGK
5: Luyện tập:
Bài 1332 SGK 2 HS lên bảng làm câu a và b
 4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
-Học kĩ bài theo sgk và vở ghi 
 	-Làm bài tập 11, 12, 14 tr 32 sgk và 1418 tr 12 sbt . 
 	-Đọc trước bài “Đơn thức đồng dạng”
Ngày soạn : 03/ 03/ 2006
Ngày dạy: 3/03/2008
Tuần 25: Tiết: 54 §4. ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG
I. MỤC TIÊU :
 HS cần đạt được :
 	- Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng .
 	- Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng .
II. CHUẨN BỊ :
 	GV: Bảng phụ, bút dạ .
 	HS:Bảng nhómï, bút dạ
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :
 	1. Ổn định : ( 1’)
 	2. Kiểm tra bài cũ : (6’)
 HS1 : a) Thế nào là đơn thức ? Cho ví dụ về đơn thức bậc 4 với các biến là x, y, z .
 b) Tính giá trị của đơn thức 
 HS 2: a) Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0 ? Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào?
 b) Viết đơn thức sau dưới dạng thu gọn rồi xác định phần hệ số, phần biến, bậc của đơn 
 thức : 
 	3. Bài mới :
*Giới thiệu bài : (1’) Ta đã biết nhân hai đơn thức ta được một đơn thức còn cộng hai đơn thức 
thì như thế nào, có luôn cộng được không ? Trường hợp nào thì cộng được và cộng như thế 
nào ? Bài học hôm nay sẽ trả lời chúng ta các câu hỏi đó : §4
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
12’
18’
6’
1 : Hình thành cho HS khái niệm về tam giác đồng dạng . 
GV : Đưa lên bảng :
GV: Các đơn thức viết trong câu a gọi là các đơn thức đồng dạng .
Các đơn thức viết trong câu b không phải là các đơn thức đồng dạng .
GV: Vậy thế nào là đơn thức đồng dạng .
GV: Em hãy lấy ví dụ về đơn thức đòng dạng .
GV : Nêu chú ý (tr 33 sgk)
GV: Cho HS làm 
GV: Cho HS làm thêm bài 15 tr 34 sgk để củng cố 
2: Cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng :
GV: Cho HS tự nghiên cứu sgk phần “cộng, trừ các đơn thức đồng dạng” 
GV : Để cộng (hay trừ ) các đơn thức đồng dạng ta làm thế nào? 
GV: Hãy cộng hai đơn thức đồng dạng sau ( GV viết đề và gọi 2 HS lên bảng làm ) 
GV: Cho HS làm 
GV: Có thể bỏ qua bước trung gian 
GV : Cho HS làm nhanh bài 16 tr 34 sgk .
GV: Đưa bài tập 17 lên bảng phụ. Hỏi : 
Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào ? 
GV: Có thể làm cách nào khác đối với biểu thức trên ?
Hãy tính giá trị của biểu thức theo hai cách trên .
GV: Em hãy so sánh hai cách làm đó ?
GV: Ta nên rút gọn biểu thức trước khi tính giá trị của nó .
3: Củng cố : 
H: Hãy nhắc lại khái niệm đơn thức đồng dạng
H: Hãy nêu cách cộng ( hay trừ ) các đơn thức đồng dạng
GV: Nêu bài tập 
1/ Đơn thức đồng dạng:
Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 
và có cùng phần biến .
HS : Hoạt động nhóm để làm 
Treo một số bảng nhóm lên bảng
HS :  có hệ số khác không và cùng có chung phần biến HS : Tự lấy ví dụ 
Ví dụ : 
là các đơn thức đồng dạng .
u Chú ý : Các số khác 0 được coi là những đơn thức đồng dạng
HS : ghi bài 
 Bạn nói đúng vì hai đơn thức 0,9xy2 và 0,9x2y có cùng phần hệ số nhưng lại khác nhau phần biến nên không đồng dạng .
HS : Thực hiện
HS: Nhận xét
Bài 15/SGK:
Có hai nhóm đơn thức đồng dạng đó là :
và 
HS : Lên bảng thực hiện 
HS: Nhận xét
2/ Cộng, trừ hai đơn thức đồng dạng:
HS : Tự đọc sách nội dung phần 
Để cộng (hay trừ ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng hay trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến .
Ví dụ : 
2 của bài học không kể 
?3 
HS : Nêu cách cộng (hay trừ ) như sgk 
HS : Tự làm bài, 2 HS làm trên bảng 
HS: Thực hiện ?3
HS : đứng tại chỗ trả lời : 
Bài 16/SGK:
HS :  ta thay giá trị của các biến vào biểu thức rồi thực hiện phép tính HS : Cộng các đơn thức đồng dạng để được biểu thức đơn giản hơn rồi tính giá trị của biểu thức 
thu gọn .
Bài 17/ SGK:
Thay vào ta có :
HS1 : Tính trực tiếp : 
Thay 
HS2 : Thu gọn biểu thức trước :
HS : cách tính thứ hai dễ hơn 
3: Củng cố : 
HS: Phát biểu và cho ví dụ 
HS: Phát biểu và cho ví dụ
Bài tập: Thu gọn các biểu thức sau : 
Kết quả:
HS: Hoạt động nhóm thực hiện
HS: Nhận xét
 4. Hướng dẫn học ở nhà : (1’)
 - Cần nắm được thế nào là hai đơn thức đồng dạng và biết cộng ( trừ ) các đơn thức đồng dạng
 - Làm các bài tập : 

Tài liệu đính kèm:

  • doct53 54doc.doc