I - Mục tiêu:
- Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ đa thức.
- Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“ để thu gọn các đơn thức đồng dạng
- Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
- Thái độ: Có ý trong học tập
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên: Kiến thức.
2. Học sinh: Ôn qui tắc bỏ dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng.
III- Phương pháp:
- Đàm thoại, vấn đáp. Hoạt động nhóm.
IV- Tiến trình dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là dạng thu gọn của đa thức? bậc của đa thức là gì?
2- Bài mới:
Ngày soạn : 17/03/2013 Ngày giảng: 18/03/2013 TIẾT 59: CỘNG TRỪ ĐA THỨC I - Mục tiêu: - Kiến thức: Học sinh biết cộng, trừ đa thức. - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“ để thu gọn các đơn thức đồng dạng - Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán. - Thái độ: Có ý trong học tập II- Chuẩn bị 1. Giáo viên: Kiến thức. 2. Học sinh: Ôn qui tắc bỏ dấu ngoặc, các tính chất của phép cộng. III- Phương pháp: - Đàm thoại, vấn đáp. Hoạt động nhóm. IV- Tiến trình dạy học 1- Kiểm tra bài cũ: (5’) - Thế nào là dạng thu gọn của đa thức? bậc của đa thức là gì? 2- Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Cộng hai đa thức(10’) Dựa vào qui tắc dấu ngoặc và tính chất của phép toán ta cộng, trừ các biểu thức đại số. Giới thiệu kết quả là tổng 2 đa thức M, N. Qua ví dụ để cộng 2 đa thức ta làm như thế nào ? Yêu cầu hs làm ?1 SGK T39 theo nhóm nhỏ (bàn). Hs nghiên cứu ví dụ trên bảng phụ Hs nêu qui tắc Hs hoạt động nhóm lấy ví dụ 2 đa thức rồi tính tổng 1- Cộng hai đa thức * Ví dụ (SGK – T39) M = 5x2y + 5x - 3 N = xyz – 4x2y + 5x - M + N = x2y + 10x – xyz - Hoạt động2 :Trừ hai đa thức(12’) Viết bảng ví dụ, giới thiệu cách viết phép trừ. Hs quan sát ví dụ và cách viết phép trừ. 2-Trừ hai đa thức Ví dụ : Cho 2 đa thức : P = 5x2y – 4x2y +5x -3 Q = xyz – 4x2y + xy2 + 5x - => P – Q = (5x2y – 4x2y +5x -3) – (xyz – 4x2y + xy2 + 5x - ) = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3 – xyz + 4x2y – xy2 – 5x + = 9x2y – 5xy2 – xyz - Tiếp tục làm như thế nào để được P – Q ? Bỏ dấu ngoặc rồi thu gọn đa thức. Lưu ý : khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu (-) phải đổi dấu tất cả các số hạng trong dấu ngoặc. Hãy thu gọn đa thức ? 1 hs thu gọn đa thức Qua ví dụ : Để trừ 2 đa thức ta làm như thế nào ? Hs nêu cách làm Hoạt động 3 : Luyện tập (15’) Treo bảng phụ ghi BT 31 Hs đọc yêu cầu của bài 3. Luyện tập Bài 31 (T40 – SGK) Tính M + N ; M – N ; N – M ? 3 hs lên bảng làm ; Hs khác cùng làm, nhận xét. M + N = = (3xyz - 3x2 + 5xy – 1) + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) = 4xyz + 2x2 – y + 2. M – N = = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) - (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) = 2xyz – 8x2 + 10xy + y – 4. N – M = = (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y) - (3xyz – 3x2 + 5xy – 1) = -2xyz + 8x2 – 10xy + 4 - y Dựa vào kết quả M – N ; N – M em có nhận xét gì ? Hs : kết quả của M – N và N – M là 2 đa thức đối nhau. Nhận xét bài làm và câu trả lời của học sinh. 3. Củng cố: (2') - Công, trừ đa thức thực chất là làm công việc gì? - Khi trừ các đa thức ta cần lưu ý điều gì? 4 . Hướng dẫn về nhà(1’) - BTVN: + Xem lại các ví dụ đã chữa + Làm BT 29 – 33 (T40 – SGK).
Tài liệu đính kèm: