Giáo án Đại số 7 tiết 60, 61

Giáo án Đại số 7 tiết 60, 61

Tiết 60 CỘNG TRỪ ĐA THỨC

I) Mục tiêu:

- HS biết cộng trừ đa thức

- Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc, đằng trước có dấu cộng hoặc dấu (-) thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.

II) Chuẩn bị:

 GV: Bảng phụ

 HS : Ôn các kiến thức về đơn thức,xem trước bài học ở nhà.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết 60, 61", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60
Cộng trừ đa thức
Ngày soạn:24-3-2008
I) Mục tiêu:
- HS biết cộng trừ đa thức
- Rèn luyện kĩ năng bỏ dấu ngoặc, đằng trước có dấu cộng hoặc dấu (-) thu gọn đa thức, chuyển vế đa thức.
II) Chuẩn bị: 
 GV: Bảng phụ
 HS : Ôn các kiến thức về đơn thức,xem trước bài học ở nhà.
III) Tiến trình dạy học:
Hoạt động1.Kiểm tra
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS 1: ? Thế nào là đơn thức? Cho ví dụ?
HS 2: ? Thế nào là đơn thức đồng dạng?
HS3 :nêu qui tắc cộng hai đơn thức đồnh dạng. 
GV nhận xét cho điểm HS.
HS lần lượt trả lời câu hỏi của giáo viên
Hoạt động2.Cộng hai đa thức
GV: Cho ví dụ 
Ví dụ: Cho 2 đa thức:
M = 5x2y+5x + 3
N = xyz – 4x2y + 5x + 1/ 2 
Tính M + N:
GV: Cho HS tìm hiểu SGK sau đó cho 1 HS lên làm và giải thích cách làm?
GV: Kết quả này là tổng của M+N
GV: Cho HS làm ? 1
Kiểm tra bài làm của một vài học sinh nhận xét cho điểm.
HS đọc ví dụ trong SGK nghiên cứu cách giải rồi lên bảng trình bày.
 M+N 
= (5x2y+5x+3) + (xyz– 4x2y + 5x + ) 
= 5x2y + 5x+3+xyz– 4x2y+5x-+3
= x2y+10x+xyz +5/2
HS thực hiện ?1
Hoạt động3.Trừ hai đa thức.
GV: Cho 2 đa thức:
 P = 5x2y – 4xy2 + 5x –3
 Q = xyz – 4xy2 + xy +5x-1/ 2
Hay tính P-Q
GV: để trừ P cho Q ta viết:
? Bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức.
GV: Lưu ý: Khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu (-) phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
Cho HS làm ?2.
Yêu cầu một vài HS nêu kết quả .GV nhận xét cho điểm.
HS: Lên làm.
 P – Q 
 = (5x2y – 4xy2+5x-3) – (xyz -4xy2+xy+5x--2)
 = 5x2y – 4xy2 + 5x–3-xyz + 4xy2 –xy – 5x + 
 = 5x2y – xyz –xy –
 Đa thức 5x2y – xyz –xy –là hiệu của hai đa thức (P-Q). 
 HS thực hiện ?2
Hoạt động4.Củng cố -Luyện tập
GV: cho HS làm bài 31.
Cho: M = 3xyz – 3x2 + 5xy -1
 N = 5x2 + xyz – 55xy + 3 – y
Tính M+N, M-N, N-M
Nhận xét kết quả M-N và N-M
GV: Cho HS hoạt động theo nhóm để tính kết quả.
Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
Yêu cầu nhận xét
GV nhạn xét chung và cho điểm các nhóm.
-Cho HS cá nhân làm BT 32a
Nhóm 1: M+N=
=(3xyz – 3x2 + 5xy -1)+( 5x2 + xyz – 55xy + 3 – y)
=3xyz – 3x2 + 5xy -1+5x2 + xyz – 55xy + 3 – y
=4xyz+2x2-50xy-y+2
Nhóm 2 : M-N
=(3xyz – 3x2 + 5xy -1)-( 5x2 + xyz – 55xy + 3 – y)
=3xyz – 3x2 + 5xy-1-5x2- xyz+55xy -3 + y
=2xyz-8x2+60xy-4+y
Nhóm 3: N-M
=(5x2 + xyz – 55xy + 3 – y)- (3xyz – 3x2 + 5xy -1)
=5x2 + xyz – 55xy + 3 – y-3xyz+3x2 -5xy+1
=8x2-2xyz-60xy-y+4
HS nhận xét : (M-N)=-(N-M)
HS: P+(x2-2y2)=x2-y2+3y2-1
P= (x2-y2+3y2-1)- (x2-2y2)
= x2-y2+3y2-1- x2+2y2
=4 y2-1
IV- Hướng dẫn về nhà:
Làm bài 34 T40.sgk
Bài 29, 30 SBT
V-Rút kinh nghiệm.
Tiết 61
Luyện tập
Ngày soạn: 24-3-2008
I) Mục tiêu:
- HS được củng cố kiến thức về đa thức: cộng trừ đa thức.
- HS được rèn luyện kĩ năng tính tổng, hiệu các đa thức, tính giá trị của đa thức.
II) Chuẩn bị: 
 GV: Máy chiếu, giấy trong,hoặc bảng nhụ.
 HS : Làm trước các BT ở nhà.
III) Tiến trình dạy học:
Hoạt động1. Kiểm tra:
GV cho HS : Chữa bài 33 Tr40 SGK. Nêu quy tắc cộng (trừ) các đơn thức đồng dạng 
HS trả lời BT 33.
Hoạt động2. Luyện tập:
GV: Đưa lên màn hình(hoặc bảng phụ)BT 34 SGK.Yêu cầu HS cả lớp làm BT.
GV yêu cầu hai HS lên bảng làm 
Yêu cầu hai HS nhận xét bài làm của bạn.
GV nhận xét cho điểm.
GV đưa BT 35 lên bảng phụ để cả lớp làm.
GV: Bổ sung thêm câu c: N-M
? Hãy nhận xét kết quả của đa thức: M-N và N-M?
GV: Đưa đề bài lên màn hình:
? Muốn tính giá trị của mỗi đa thức trên ta làm như thế nào?
GV: Cho HS cả lớp làm bài vào vở gọi 2 HS lên bảng làm.
GV: Cho HS các nhóm thi, nhóm nào trong 2’ viết được nhiều, đúng thì nhóm đó thắng cuộc.
GV: Đưa đề bài lên màn hình:
? Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm như thế nào?
GV: gọi HS lên làm.
GV: Y/c HS xđ bậc của đa thức C ở câu a, b.
Tìm các cặp (x,y) để các cặp đa thức sau nhận giá trị = 0
? Theo em có bao nhiêu cặp (x,y) thỏa mãn.
? Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm thế nào?
Cá nhân HS làm BT 34 
HS1:Tính P+Q
=(x2y+xy2-5x2y2+x3)+(3xy2-x2y+x2y2)
=x2y+xy2-5x2y2+x3+3xy2-x2y+x2y2
=4xy2-4x2y2+x3
HS2: M+N
=(x5+xy+0,3y2-x2y3-2)+(x2y3+5-y2)
= x5+xy+0,3y2-x2y3-2+x2y3+5-y2
=x5+xy-0,7y2+3
Bài 35 T40.sgk
HS: 3 bạn lên bảng
HS1: M+N 
= (x2-2xy+y2) + (y2+2xy+x2+1)
= x2-2xy+y2 + y2+2xy+x2+1
= 2x2+2y2+1
HS2 : M-N 
= (x2-2xy+y2) - (y2+2xy+x2+1)
= x2- 2xy+y2 - y2- 2xy-x2-1
= -4xy-1
HS3: N-M 
= (y2+2xy+x2+1) - (x2-2xy+y2)
= y2+2xy+x2+1- x2 + 2xy- y2
= 4xy+1
HS: Đa thức M-N và N-M có cùng cặp hạng tử đồng dạng, trong hai đa thức có hệ số đối nhau.
Bài 36 T41.sgk:
HS; TL
HS1: a) x2+2xy+3x3 + 2y3 -3x3 - y3
 = x2 + 2xy + y3
Thay x=5, y= 4 vào đa thức ta có:
52 + 2.5.4 + 43 = 129
HS2: b) xy – x2y2 + x4y4 – x6y6+x8y8
= xy – (xy)2+(xy)4+(xy)6+(xy)8
Thay x.y = (-1)(-1) = 1
Vậy giá trị của biểu thức:
1- 12 + 14 – 16 + 18 = 1
Bài 37 T41 sgk
VD: x3+y2+1 ; x2y+xy – 2; x2+2xy2+y2
Bài 38 T41 sgk
HS: ta chuyển vế: C = B – A
a) C = A + B
 C = (x2-2y+xy+1)+(x2+y-x2y2-1)
 C = 2x2 – x2y2 + xy – y
b) C + A = B -> C = B – A
C = (x2+y-x2y2-1) - (x2-2y+xy+1)
C = 3y – x2y2 – xy – 2
Bài 33 T14 SBT
HS: có vô số cặp (x;y) thỏa màn để giá trị của đa thức = 0
VD: x = 1, y = -1
 x = 0, y = 1
 x = 2, y = -3
IV- Hướng dẫn về nhà: 
- Bài 31, 32 T14.SBT
- Đọc trước bài “Đa thức 1 biến”.
V-Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docT60-61-ds7-ds.doc