Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Luyện tập

Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Luyện tập

A. MỤC TIÊU

· HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến.

· Rèn luyện kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

· GV: - bảng phụ

· Thước kẻ, phấn màu, bút dạ.

· HS: - Bảng phụ , thước kẻ:

- Ôn tập quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.

B. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1292Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 - Tiết 63: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 33
TiÕt 63
 LUYỆN TẬP 
Ns 04.04.2010
Nd 05.04.2010
MỤC TIÊU
HS được củng cố kiến thức về đa thức một biến; cộng, trừ đa thức một biến.
Rèn luyện kỹ năng sắp xếp đa thức theo luỹ thừa tăng hoặc giảm của biến và tính tổng, hiệu các đa thức.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
GV: - bảng phụ
Thước kẻ, phấn màu, bút dạ.
HS: - Bảng phụ , thước kẻ:
Ôn tập quy tắc bỏ dấu ngoặc, quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : KIỂM TRA
GV nêu yêu cầu kiểm tra
Hai HS lên bảng kiểm tra
- HS 1 chữa bài tập 44 tr.45 SGK theo cách cộng, trừ đã sắp xếp (cách 2, theo cột dọc).
(đề bài đưa lên màn hình)
HS 1: a) Tính P(x) + Q(x)
P(x) + Q(x) = 9x4 - 7x3 + 2x2 – 5x – 1
b) Tính P(x) - Q(x)
P(x) – Q(x) = 7x4 - 3x3 5x + 
HS 2: chữa bài tập 48 tr.46 SGK 
(Đề bài đưa lên màn hình)
HS2 làm bài
(2x3 – 2x + 1) – (3x2 + 4x – 1) = 2x3 – 3x2 - 6x + 2
+Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”, quy tắc bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu trừ “-“
+ HS 2 trả lời câu hỏi
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-” đằng trước ta phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
+ Kết quả là đa thức bậc mấy? Tìm hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức đó.
Kết quả là đa thức bậc 3 có hệ số cao nhất là 2 và hệ số tự do là 2
GV nhận xét, cho điểm hs
HS lớp nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Bài 50 tr.46 SGK 
Cho các đa thức :
N = 15y3 + 5y2 – y5 – 5y2 – 4y3 – 2y
M = y2 + y3 + 3y + 1 – y2 + y5 – y3 +7y5
a) Thu gọn các đa thức trên
Hai HS lên bảng thu gọn đa thức.
b) Tính N + M và N - M 
GV yêu cầu hai HS lên bảng thu gọn hai đa thức N,M.
GV nhắc HS vừa sắp xếp, vừa thu gọn
N = – y5 +(15y3– 4y3) +( 5y2– 5y2) – 2y
 = – y5 + 11y3 – 2y
M = (y5 + 7y5)+(y3– y3) +(y2 – y2 )-3y+1
 = 8y5 - 3y + 1
GV nhận xét bài làm của HS (trên bảng và trong lớp)
HS nhận xét bài làm của bạn xem việc sắp xếp đa thức, thu gọn đa thức có đúng không.
Tiếp theo hai HS khác tính M(x) – N(x) theo hai cách.
GV cho nửa lớp tính M(x) + N(x) theo cách 1 và M(x) – N(x) theo cách 2; nửa lớp còn lại tính M(x) + N(x) theo cách 2; và M(x) – N(x) theo cách 1.
Kết quả
M(x) + N(x) = 4x4 +5x3 – 6x2 – 3
M(x) - N(x) = -2x4 + 5x3 + 4x2 + 2x + 2
Bài 45 tr.45 SGK (đề bài đưa lên màn hình hoặc in vào giấy trong cho các nhóm).
HS hoạt động theo nhóm
Bài làm
Cho P(x) = x4 – 3x2 + -x
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm
a) P(x) + Q(x) = x5 – 2x2 +1
 Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – P(x)
Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – (x4 – 3x2 – x + )
Q(x)= x5 – 2x2 + 1 – x4 + 3x2 + x - 
Q(x)= x5 – x4 + x2 + x + 
b) P(x) – R(x) = x3
 R(x) = P(x) - x3
R(x) = x4 – 3x2 + -x - x3
R(x) = x4 - x3 – 3x2 - x + 
Đại diện một nhóm trình bày lời giải
GV kiểm tra bài làm của một vài nhóm.
HS lớp nhận xét, góp ý
Bài 47 tr.45 SGK cho các đa thức:
HS làm bài tạp vào vỡ
Hai HS lên bảng tính:
GV yêu cầu hai HS khác lên bảng tính N + M và N – M
(gợi ý HS nên tính theo cách 1)
Hai HS khác lên bảng tính
N+ M = (-y5 +11y3 – 2y) + (8y5 – 3y +1)
 = 7y5 +11y3 – 5y +1
N - M = (-y5 +11y3 – 2y) - (8y5 – 3y +1)
 = -9y5 +11y3 + y –1
Bài 51 tr.46 SGK 
Cho hai đa thức:
Hai HS lên bảng thu gọn và sắp xếp đa thức.
P(x) = 3x2 – 5 + x4 – 3x3 – x6 – 2x2 – x3
Q(x) = x3+ 2x5 - x4 + x2 – 2x3 + x –1
a) Sắp xếp các hạng tử của mỗi đa thức theo luỹ thừa tăng của biến.
b) Tính P(x) + Q(x) và P(x) - Q(x)
(yêu cầu HS tính theo hai cách)
GV nhắc nhở HS trước khi cộng hoặc trừ các đa thức cần thu gọn đa thức.
P(x) = – 5+(3x2–2x2)+(– 3x3– x3)+x4– x6
 = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
Q(x) = -1 + x + x2 + (x3 - 2x3) - x4 + 2x5
 = -1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5.
+
Hai học sinh lên bảng làm bài tiếp theo:
 P(x) = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
 Q(x) = –1 + x + x2 - x3 - x4 + 2x5.
P(x) + Q(x)= – 6 +x + 2x2 – 5x3+ 2x5 – x6
+
 P(x) = – 5 + x2 – 4x3+ x4 – x6
 -Q(x) = 1 - x - x2 + x3 + x4 - 2x5.
P(x) + Q(x)= – 4 - x – 3x3+ 2x4 - 2x5 – x6
Bài 52 tr.46 SGK 
Tính giá trị của đa thức
P(x) = x2 – 2x – 8 tại x = -1
 x = 0
 x = 4
GV: Hãy nêu ký hiệu giá trị của đa thức P(x) tại x = -1
HS: Giá trị của đa thức P(x) tại x=-1 kí hiệu là P(-1).
GV: yêu cầu 3 HS lên bảng tính P(-1); P(0); P(4)
Ba HS lên bảng tính
P(-1) = (-1)2 – 2(-1) – 8 = -5
P(0) = (0)2 – 2(0) – 8 = -8
P(4) = (4)2 – 2(4) – 8 = 0
Bài 53 tr.46 SGK
(đề bài đưa lên màn hình)
HS hoạt động theo nhóm
Yêu cầu HS hoạt động nhóm
Bài làm
P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1
Q(x) = 6 – 2x + 3x3 – x4 -3 x5
a) Tính P(x) – Q(x)
+
 P(x) = x5 – 2x4 + x2 – x + 1
- Q(x) = 3 x5 - x4 - 3x3 + 2x - 6
P(x) - Q(x) = 4x5 – 3x4 - 3x3 + x2 + x -5
GV đi các nhóm nhắc nhở, kiểm tra bài làm của các nhóm.
b) Tính Q(x) - P(x) 
+
 Q(x) = -3 x5 + x4 + 3x3 - 2x + 6
 - P(x) = - x5 + 2x4 - x2 + x - 1
P(x) - Q(x) = -4x5 + 3x4 + 3x3 - x2 -x +5
Nhận xét: Các hạng tử cùng bậc của hai đa thức có hệ số đối nhau.
Đại diện một nhóm lên bảng trình bày.
GV kiểm tra bài làm của vài ba nhóm. GV đưa lên màn hình bài làm sau của bạn Vân, Hỏi bài làm của bạn đúng không?
HS lớp nhận xét góp ý
Tại sao?
HS nhận xét.
1) Cho P(x) = 3x2 + x –1
Q(x) = 4x2 – x + 5
P(x) - Q(x) = (3x2 + x –1) –(4x2 – x + 5)
 = 3x2 + x –1 – 4x2 - x + 5
 = -x2 + 4
2) A(x) = x6 – 3x4 + 7x2 + 4
a) Đa thức A(x) có hệ số cao nhất là 7 vì 7 là hệ số lớn nhất trong các hệ số.
b) Đa thức A(x) là đa thức bậc 4 vì đa thức có 4 hạng tử.
1) P(x) - Q(x) bạn Vân làm sai vì khi bỏ ngoặc đằng trước có dấu “-“ bạn chỉ đổi dấu hạn tử đầu tiên mà không đổi dấu tất cả các hạn tử trong ngoặc đó.
2) 
a) Bạn Vân làm sai vì hệ số cáo nhất của đa thức là hệ số của luỹ thừa bậc cao nhất của đa thức đó, A(x) có hệ số cao nhất là một (hệ số cao nhất của x6).
b) Bạn Vân làm sai vì bậc của đa thức một biến (khác đa thức không, đã thu gọn) là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó, đa thức A(x) là đa thức bậc 6.
GV yêu cầu HS làm bài trong phiếu học tập
(GV phát phiếu học tập cho HS)
Đề bài
HS toàn lớp làm bài cá nhân trên phiếu học tập.
Cho hai đa thức
f(x) = x5 - 3x2 + x3 - x2 + 2x + 5
g(x) = x2 - 3x + 1 + x2 – x4 + x5
a) Tính f(x) + g(x)
cho biết bậc của đa thức
b) Tính f(x) - g(x)
HS làm bài trong 5 phút
Kết qủa:
a) f(x) + g(x) = 2x5 – x4 + x3 –2x2 –5x + 6
Đa thức bậc 5
b) f(x) - g(x) = x4 + x3 – 6x2 + x + 4
đa thức bậc 4.
GV cho HS làm bài trong 5 phút, có thể làm theo cách 1 hoặc cách 2
Sau đó GV thu bài và kiểm tra ngay vài em để rút kinh nghiệm.
Hết thời gian, HS nộp bài. Sau đó nhận xét bài làm của bạn (trên màn hình)
Hoạt động 3 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Đọc trước bài “Nghiệm của đa thức một biến”.
Ôn lại “Quy tắc chuyển vế” (Toán lớp 6)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 633.doc