Giáo án Đại số 7 tiết số 56: Đa thức

Giáo án Đại số 7 tiết số 56: Đa thức

ĐA THỨC

I>MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.

- Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.

II>CHUẨN BỊ:

 HS: Xem trước bài mới.

 GV: Bảng phụ.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Vấn đáp

- Hợp tác theo nhóm nhỏ

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tiết số 56: Đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27	 	 Ngày soạn: 2/03/2008 
Tiết 56	 	 Ngày dạy: 3 /03/2008
ĐA THỨC
I>MỤC TIÊU:
HS nhận biết được đa thức thông qua một số ví dụ cụ thể.
Biết thu gọn đa thức, tìm bậc của đa thức.
II>CHUẨN BỊ:
	HS: Xem trước bài mới.
	GV: Bảng phụ.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp
- Hợp tác theo nhóm nhỏ
IV> CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
NỘI DUNG
5’
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
 - Hãy cho ví dụ vài đơn thức?
- Yêu cầu HS lập thành một tổng các đơn thức đã cho.
-(GV khẳng định): Đây là một đa thức.
 Vậy đa thức là gì ?, thu gọn đa thức như thế nào, cách tim bậc 
Bài 5: ĐA THỨC
HS: (sgk-tr30)
Chẳng hạn:
x2y ; -xy2 ; xy ; - 5
1 HS(Tb) lên bảng lập các đơn thức trên thành một tổng.
x2y + (-xy2) + xy + (-5)
7’
Hoạt động 2: Đa thức: 
 - Qua biểu thức vừa lập, em có nhận xét gì về tổng trên ?
-GV: Tổng của những đơn thức này là một đa thức. Vậy thế nào là một đa thức ?
-GV nêu khái niệm đa thức và lưu ý HS: Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
-GV: Qua khái niệm đa thức, em nào có thể cho ví dụ về đa thức ?
-Yêu cầu HS xác định hạng tử của đa thức A
-GV: Ta có thể ghi:
5x2y = 5x2y + 0xy – 0x3y
-(Hỏi): Theo em, 5x2y có phải là một đa thức không ?
-GV nêu “chú ý”
-Đây là tổng của những đơn thức.
- Đa thức là một tổng của những đơn thức. 
-HS cho ví dụ.
-Xác định các hạng tử
HS: Các hạng tử: 5x2y ; 8xy ; -3x2y ; 3 ; -xy ; - 6x ; 1
-HS: Là một đa thức.
1. Đa thức:
Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Ví dụ:
A = 5x2y + 8xy - 3x2y + 3 - xy - 6x + 1
B =2x2 + 5y -1
là những đa thức.
* Chú ý: Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
2’
9’
ĐVĐ: Đa thức A = 5x2y + 8xy - 3x2y + 3 - xy - 6x + 1 có các đơn thức nào đồng dạng với nhau không ? Em hãy chỉ ra các đơn thức đồng dạng đó ?
-Để đa thức đơn giản hơn, ta có thể thu gọn chúng. Vậy cách thu gọn như thế nào ? 2. Thu gọn đa thức
Hoạt động 3: Thu gọn đa thức:
-Để thu gọn đa thức, ta cần cộng trừ các đơn thức đồng dạng với nhau. Em nào có thể làm được ?
-Em có nhận xét gì về đa thức vừa tìm được ?
-Vậy ta có thể nói: Đa thức trên là đa thức đã được thu gọn.
-Qua ví dụ trên, em nào có thể nêu các bước thu gọn một đa thức ?
-Yêu cầu HS làm ?2 
Sau 3’, gv yêu cầu các nhóm nêu kết quả.
-Nhận xét các nhóm.
-(Chốt lại): Nêu các bước thu gọn đa thức.
+B1: Nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau.
+B2: Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
HS trả lời: Có
-Các hạng tử đồng dạng là:
5x2y và –3x2y ; 8xy và 
-xy ; 3 và 1
-HS trả lời miệng, gv ghi bảng.
-HS: Đa thức trên không còn các đơn thức đồng dạng.
-HS: Nêu các bước thu gọn:
+B1: Nhóm các hạng tử đồng dạng với nhau.
+B2: Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
HS hoạt động theo nhóm nhỏ (3’)
-Nhận xét.
2. Thu gọn đa thức:
Xét đa thức:
A = 5x2y + 8xy -3x2y + 3 
 - xy - 6x + 1
= (5x2y -3x2y) + 
(-xy + 8xy) - 6x + (1+3)
= 2x2y + 7xy – 6x + 4
?2 Thu gọn đa thức:
Q = 5x2y – 3xy + x2y – xy + 5xy - x + + x - 
= (5x2y + x2y) + (-3xy – xy + 5xy) + (-x + x) + ( - )
= x2y + xy + x + 
8’
11’
-GV: Ta vừa tìm hiểu xong việc thu gọn một đa thức. Vậy đa thức vừa được thu gọn có bậc là bao nhiêu và cách thực hiện như thế nào? 3.
Hoạt động 4: Bậc của đa thức:
-Yêu cầu HS tìm bậc của các hạng tử trong đa thức Q
-Bậc cao nhất trong các bậc là bao nhiêu ?
-Vậy: đa thức Q có bậc là 3. Như vậy thế nào là bậc của đa thức ?
 Cho HS làm BT28 (tr38-sgk)
-Yêu cầu HS đọc và trả lời miệng. 
-Cho HS làm ?3
-Em có nhận xét gì về đa thức Q ?
-Yêu cầu HS thu gọn đa thức, sau đó tìm bậc của chúng.
-GV nhận xét, ghi điểm.
-GV(chốt lại): Để tìm bậc của một đa thức, ta làm thế nào ?
-GV: Số 0 cũng được gọi là đa thức không và không có bậc.
-Gọi HS đọc phần chú ý (tr38-sgk)
Hoạt động 5: Củng cố:
Làm bài tập 25b)
Làm bài tập 27 sgk
- Quan sát HS thực hiện nhắc nhở ḳip thời
GV sử sai (nếu có)
Thang điểm 25b) 
- Thu gọn 6 đ
- Bậc 4 đ
Bài 27
Thu gọn 6đ
Tính giá tṛi 4đ
Qua bài học này ta cần nắm nhưng nội dung nào?
x2y (bậc 3) ,
xy (bậc 2) ,
x (bậc 1),
 (bậc 0).
-Bậc cao nhất trong các bậc là 3.
-HS trả lời, gv ghi bảng
HS đọc đề bài 
HS khác trả lời miệng:
 Sơn nói đúng: “Cả hai bạn đều sai”. Đa thức trên có bậc 8, vì hạng tử x4y4 có bậc cao nhất là 8.
-Đa thức Q chưa được thu gọn.
HS cả lớp làm vào vở.
1 HS lên bảng làm.
-Nhận xét.
Đa thức đó phải thu gọn 
Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất
1 HS đọc chú ý.
HS hoạt động nhóm (5’)
Nhóm 1,2: bài 25b
Nhóm 3,4: bài 27
25b)3x2+ 7x3 -3x3+6x3-3x2
= (3x2-3x2)+( 7x3-3x3+6x3)
= 10x3
Bậc của đa thức là: 3
27) 
P=+xy2 – xy + 
-5xy - 
=+(-xy -5xy)
= - 6xy
Thay x= 0,5; y = 1 vào biểu thức - 6xy ta được: = 
Vậy là giá tṛ của biểu thức - 6xy tại x= 0,5; y = 1
- Thế nào là đa thức
- Thu gọn đa thức
- Bậc của đa thức
3. Bậc của đa thức:
Xét đa thức thu gọn sau:
Q = x2y + xy + x + 
 Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.
?3 Tìm bậc của đa thức:
Q = -3x5 - x3y - xy2 + 3x5 + 2
= x3y - xy2 + 2
Đa thức Q có bậc 4.
*Chú ý: (sgk)
3’
Hoạt động 6:Hướng dẫn về nhà:
Làm bài tập 24; 26 (tr38-sgk)
HD24:a) Số tiền mua = giá tiền 1 kg x khối lượng
 b) tương tự
HD26: Tương tự ?2
Soạn bài mới trước ở nhà: Bài 6: Cộng, trừ đa thức.
- Cộng đa thức
- Trừ đa thức
&Nhận xét:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 56 ds 7.doc