Giáo án Đại số 7 tuần 24 - Trường THCS Hồng Thái

Giáo án Đại số 7 tuần 24 - Trường THCS Hồng Thái

KHÁI NIỆM VỀ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

I. Mục tiêu

- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.

- Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.

II. Chuẩn bị

- GV: Bảng phụ, thước thẳng.

- HS: thước thẳng

III. Tiến trình tiết học

1. ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 7 tuần 24 - Trường THCS Hồng Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại số 7: Tuần 24 tiết 51 Thứ 4 ngày 18 tháng 2 năm 2009
Khái niệm về biểu thức đại số
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu khái niệm về biểu thức đại số.
- Tự tìm hiểu một số ví dụ về biểu thức đại số.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: thước thẳng
III. Tiến trình tiết học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài học
- Trong chương IV ta cần nghiên cứu những nội dung sau:
- Khái niệm về biểu thức đại số.
- Giá trị của một biểu thức đại số.
- Đơn thức.
- Đa thức.
- Các phép tính cộng, trừ đơn, đa thức.
- Nghiệm của đa thức.
 ở lớp dưới ta đã học về biểu thức số, là các số được nối với nhau bởi các phép tính. Lấy ví dụ về biểu thức số?
- 3 học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ.
- Yêu cầu học sinh làm ?1 tr24-SGK.
- Học sinh đọc bài toán và làm bài.
- Người ta dùng chữ a để thay một số nào đó.
- Yêu cầu học sinh làm ?2
- Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhứng biểu thức a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số.
- Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ trong SGK tr25
? Lấy ví dụ về biểu thức đại số.
- 2 học sinh lên bảng viết, mỗi học sinh viết 2 ví dụ về biểu thức đại số.
- Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn.
- Giáo viên c học sinh làm ?3
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến)
? Tìm các biến trong các biểu thức trên.
- Học sinh đứng tại chỗ trả lời.
- Yêu cầu học sinh đọc chú ý tr25-SGK.
- GV gọi HS đọc đề bài 
Viết biểu thức đại số biểu thị:
a. Diện tích hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là 5cm và a (cm)
b. Chu vi hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp là a (cm) và b (cm)
- GV gọi HS lên bảng phân tích bài toán 
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
- GV gọi HS nhận xét
1. Nhắc lại về biểu thức 
Ví dụ: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2(5 + 8) (cm)
HS hoạt động cá nhân làm ?1
 3(3 + 2) cm2.
2. Khái niệm về biểu thức đại số 
Bài toán:
 2(5 + a)
HS hoạt động cá nhân làm ?2
Gọi a là chiều rộng của HCN
 chiều dài của HCN là a + 2 (cm)
 Biểu thức biểu thị diện tích: a(a + 2)
HS hoạt động cá nhân làm ?3
a) Quãng đường đi được sau x (h) của 1 ô tô đi với vận tốc 30 km/h là : 30.x (km)
b) Tổng quãng đường đi được của người đó là: 5x + 35y (km)
3. Bài tập
Bài (SBT_T10)
HS hoạt động cá nhân làm bài
a. Ta có biểu thức biểu diễn diện tích của hình chữ nhật đó là: 5a
b. Ta có biểu thức biểu diễn chu vi của hình chữ nhật đó là: a + b
4. Củng cố
- GV hệ thống bài
5. Hưỡng dẫn về nhà
- Nẵm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số.
- Làm bài tập 4, 5 tr27-SGK 
- Làm bài tập 1 5 (tr9, 10-SBT)
-----------------------------------------------------------
Đại số 7: Tuần 24 tiết 52 Thứ 4 ngày 25 tháng 2 năm 2009
Giá trị của một biểu thức đại số
I. Mục tiêu
	- Biết cách tính giá trị của một BTĐS, biết cách trình bày lời giải của dạng toán này.
	- Rèn kỹ năng tính giá trị của một biểu thức.
	- Rèn tính cẩn thận trong tính toán.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ, thước thẳng.
- HS: thước thẳng
III. Tiến trình tiết học
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? HS1:Lấy VD về BTĐS? Chữa BT 4 (SGK.T27).
? HS2:a)Viết biểu thức biểu thị chu vi của hcn có chiều rộng là a và chiều dài là b.
 b) Tính chu vi hcn đó khi a=3, b=4? 
Chu vi hcn là:2(a+b) và khi a=3, b=4 thì chu vi là 2(3+4)=14 ta nói 14 là giá trị của biểu thức 2(a+b) khi a=3 và b=4.
3. Bài mới
- GV cho HS hoạt động cá nhân nghiên cứu ví dụ 1
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
- GV gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và chốt lại
- GV cho học sinh tự nghiên cứu ví dụ 2 và trả lời câu hỏi
 Muốn tính giá trị của biểu thức 
3x2-5x+1 tại x=-1 và x= 1/2. ta làm như thế nào?
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải 
- GV gọi HS nhận xét 
- GV gọi HS nhận xét
 Vậy muốn tính giá trị của biẻu thức ta làm như thế nào?
- GV gọi HS trả lời câu hỏi
- GV gọi HS nhận xét
- GV cho HS hoạt động cá nhân làm ?1
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
- GV gọi HS nhận xét
- GV cho HS hoạt động cá nhân làm ?2
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
- GV gọi HS nhận xét
- GV gọi HS đọc đề bài 7 SGK
- GV cho HS hoạt động cá nhân làm bài tập
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
câu a
- GV gọi HS nhận xét 
- GV gọi HS lên bảng trình bày lời giải
Câu b
- GV gọi HS nhận xét
1. Giá trị của một biểu thức đại số.
*Ví dụ1: Cho bt: 2m+n. Hãy thay m=9, n=0,5 vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
Giải
Thay m = 9, n = 0,5 và biểu thức đã cho ta có: 2.9 + 0,5 = 18,5.
Ta nói: 18,5 là giá trị của biểu thức tại m=9, n=0,5.
*Ví dụ2: Tính giá trị của biểu thức: 
3x2-5x+1 tại x=-1 và x= 1/2.
Giải
-Thay x=-1 vào BT ta có: 
3.(-1)2 - 5.(-1) + 1 = 9.
Vậy giá trị của biểu thức 3x2-5x+1 tại x= -1 là 9.
-Thay x= 1/2 vào BT ta có:
3.(1/2)2 - 5.(1/2) +1= 3.1/4 - 5/2 +1 = -3/4.
Vậy giá trị của biểu thức 3x2-5x+1 tại x=1/2 là -3/4.
*Cách tính giá trị của biểu thức
(SGK .T28)
2. áp dụng
HS hoạt động cá nhân làm ?1
Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9x tại x = 1 và x =1/3.
Giải
+ Thay x=1 vào BT ta có: 3.(1)2 -9.1 = -6.
Vậy giá trị của BT tại x=1 là -6.
+ Thay x=1/3 vào BT ta có:
3.(1/3)2 - 9.1/3= - 8/3.
Vậy giá trị của BT tại x = 1/3 là - 8/3.
HS hoạt động cá nhân làm ?2
HS trình bày bảng
* Bài 7(SGK).
Tính giá trị của biểu thức 3m – 2n tại:
m = -1 và n = 2.
m = -1 và n = -2
 Giải
a) Thay m = -1 và n = 2 vào biểu thức ta có: 3.(-1) – 2.2 = (-3) - 4 = -7.
Vậy giá trị của biểu thức tại m =-1 và n =2 là: -7.
b) Thay m =-1 và n = - 2 vào biểu thức ta có: 7.(-1) - 2.(-2) - 6 = (-7) + 4 - 6 = -9.
Vậy giá trị của biểu thức tại m = -1 và n = - 2 là: -9
4. Củng cố 
- GV hệ thống bài
5. Hưỡng dẫn về nhà
	- Cần nắm chắc cách tính giá trị biểu thức và cách trình bày dạng toán này.
	- Làm bài tập: 8, 9 (SGK); 8, 9, 10 (SBT_T10)
-----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_24(D7).doc