I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm hàm số
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho ( bằng bảng, bằng công thức ) cụ thể và dơn giản.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số
3. Thái độ:
- Tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học hơn.
II. Chuẩn bị:
1. Gio vin:
- Bảng phụ, thước kẻ, SGK, SGV, SBT
2. Học sinh:
- SGK, SGV, SBT, vở, đồ dùng học tập
Ngày soạn: 22/11/2010 Tuần: 15 Tiết: 29 HÀM SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết được khái niệm hàm số - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho ( bằng bảng, bằng công thức ) cụ thể và dơn giản. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số 3. Thái độ: - Tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học hơn. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bảng phụ, thước kẻ, SGK, SGV, SBT 2. Học sinh: - SGK, SGV, SBT, vở, đồ dùng học tập III. Phương pháp: - Gợi mở – Vấn đáp - Thuyết trình - Luyện tập – Thực hành - Hoạt động nhóm IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ( 5 phút ) - Nêu định nghĩa đại lượng tỷ lệ thuận và đại lượng tỉ lệ nghịch - HS phát biểu 2 định nghĩa Định nghĩa ( SGK/52, 57 ) Hoạt động 3: Một số ví dụ về hàm số ( 20 phút ) Trong một ngày nhiệt độT0C thường thay đổi theo thời điểm t (h). GV treo bảng ghi nhiệt độ trong ngày ở những thời điểm khác nhau. Theo bảng trên, nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào lúc nào? Nhiệt độ thấp nhất là vào lúc nào? - GV nêu ví dụ 2. Khối lượng riêng của vật là 7,8 (g/cm3). Thể tích vật là V(cm3) Viết công thức thể hiện quan hệ giữa m và V? Tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2;3; 4? - GV nêu ví dụ 3. Yêu cầu HS viết công thức thể hiện quan hệ giữa hai đại lượng v, t ? Lập bảng giá trị tương ứng của t khi biết v = 5; 10; 15; 20 ? Nhìn vào bảng 1 ta có nhận xét gì? Tương tự xét các bảng 2 và 3? - GV tổng kết các ý kiến và cho HS ghi phần nhận xét. Hs đọc bảng và cho biết: Nhiệt độ cao nhất trong ngày là lúc 12 h trưa. Nhiệt độ thấp nhất trong ngày là lúc 4h sáng. - HS viết công thức: m = 7,8V V 1 2 3 4 m 7,8 15,6 23,4 31,2 - HS viết công thức: - HS lập bảng giá trị: V(km/h) 5 10 15 20 t(h) 10 5 2 1 Nhiệt độ phụ thuộc vào thời điểm, với mỗi giá trị của thời điểm t ta chỉ xác định được một giá trị tương ứng của nhiệt độ T. Khối lượng của vật phụ thuộc vào thể tích của vật. 1. Một số ví dụ về hàm số: VD1: Nhiệt độ T(0C) tại các thời điểm t(h) trong cùng một ngày t(h) 0 4 12 20 T(0C) 20 18 26 21 VD2: Khối lượng m của một thanh kim loại đồng chất tỷ lệ thuận với thể tích V của vật. VD3: Thời gian t của một vật chuyển động đều tỷ lệ nghịch với vận tốc v của nó. Nhận xét: Ta thấy: + Nhiệt độ T(0C) phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t(giờ) + Với mỗi giá trị của t ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của T Ta nói T là hàm số của t. Tương tự, trong các ví dụ 2 và 3 ta nói m là hàm số của V, t là hàm số của v. Hoạt động 4: Khái niệm hàm số ( 10 phút ) - Qua các ví dụ trên hãy cho biết đại lượng y được gọi là hàm số của đại lượng thay đổi x khi nào? - GV giới thiệu khái niệm hàm số. - GV giới thiệu chú ý. - Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x. - HS chú ý lắng nghe và ghi vào vở 2. Khái niệm hàm số: Nếu đại lượng y phụ thuộc vào sự thay đổi của đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn tìm được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số. ĩChú ý: + Khi x thay đổi mà y chỉ nhận được một giá trị duy nhất thì y được gọi là hàm hằng. + Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc bằng công thức + Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x), y = g(x) Hoạt động 5: Củng cố ( 5 phút ) - GV y/c HS đọc bài 24 (SGK/63) - y có phải là hàm số của x không ? vì sao ? - GV y/c HS đọc bài 24 (SGK/63) và gọi 1 em lên bảng - HS đọc bài 24 (SGK/63) - HS trả lời có HS đọc bài và 1 HS lên bảng Bµi 24 ( SGK /64 ) Đại lượng y là hàm số của đại lượng x vì với 1 giá trị của x ta chỉ xác định được 1 giá trị của y Bµi 25 ( SGK /65 ) Hoạt động 5 : Híng dÉn dỈn dß ( 1 phút ) - Học thuộc bài và làm bài tập 27, 27 (SGK/ 64) - Xem trước bài luyện tập tiết sau học V. Rút kinh nghiệm: Ngày / / TT: Lê Văn Út
Tài liệu đính kèm: