Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Tân Long - Tiết 19 đến tiết 41

Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Tân Long - Tiết 19 đến tiết 41

I. Mục tiêu:

 - Kiến thức: - Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số các giá trị của dấu hiệu ” và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

 - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. Chuẩn Bị:

 - Giáo viên: Giáo án, bảng phụ .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ.

III. Tiến trình bài dạy:

 1. Kiểm tra sĩ số:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 25 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số khối 7 - Trường THCS Tân Long - Tiết 19 đến tiết 41", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần 19 – Tiết 41
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ “ số các giá trị của dấu hiệu ” và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn Bị:
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, hút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
GV: Treo bảng phụ ví dụ SGK
Khi điều tra về số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp phát động phong trào tết trồng cây, người điều tra lập bảng dưới đây:
STT
Lớp
Số cây trồng được
1
6A
35
2
6B
30
3
6C
28
4
6D
30
5
6E
30
6
7A
35
7
7B
28
8
7C
30
9
7D
30
10
7E
35
11
8A
35
12
8B
50
13
8C
35
14
8D
50
15
8E
30
16
9A
35
17
9B
35
18
9C
30
19
9D
30
20
9E
50
GV: Vấn đề mà người lập bảng quan tâm là gì ?
GV: Việc làm trên của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm. Các số liệu trên được ghi lại trong một bảng, gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu. 
GV: Cho HS hoạt động làm ?1 
Em hãy quan sát bảng trên để biết cách lập một bảng số liệu thống kê số liệu ban đầu trong các trường hợp tương tự. 
GV: Yêu cầu về nhà HS lập một bảng số liệu thống kê ban đầu về số HS tiên tiến của mỗi lớp ?
GV: Tuỳ theo yêu cầu của mỗi cuộc điều tra mà các bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau
VD: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương
(GV treo bảng phụ bảng 2)
HS: Đọc các số liệu từ bảng trên
HS: Vấn đề mà người điều tra quan tâm là số cây trồng được của mỗi lớp.
HS: Về nhà lập bảng số liệu thống kê ban đầu về số HS tiên tiến trong mỗi lớp.
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
Hoạt động 2: Dấu hiệu, đơn vị điều tra
GV: Cho HS hoạt động làm ?2
Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì ?
GV: Nhận xét và chuẩn hoá
GV: Nội dung cần điều tra (vấn đề hay hiện tượng) được gọi là dấu hiệu. Thường được kí hiệu bởi các chữ cái in hoa X, Y, 
GV: Vậy dấu hiệu X ở bảng 1 là gì ?
Dấu hiệu Y ở bảng 2 là gì ?
GV: Chốt lại
Dấu hiệu X ở bảng 1 là: số cây trồng được của mỗi lớp, còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.
GV: Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?
HS: Trả lời câu hỏi ?1
 Điều tra số cây trồng được của mỗi lớp trong dịp tết trồng cây
HS: Trả lời
Dấu hiệu X ở bảng 1 là: số cây trồng được của mỗi lớp
Dấu hiệu Y ở bảng 2 là: số nam và nữ ở thành thị và nông thôn ở các địa phương.
HS: Trả lời
Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
2.Dấu hiệu, đơn vị điều tra
Hoạt động 3: Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
GV: Giới thiệu về giá trị của dấu hiệu
Mỗi lớp (đơn vị) trồng được một số cây; ví dụ lớp 7C trồng 30 cây, lớp 8D trồng 50 cây. Như vậy ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu.
GV: Vậy trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị của dấu hiệu ?
GV: Số các giá trị của dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra (thường được kí hiệu là N)
GV: Tất cả các giá trị ở cột 3 của bảng 1 gọi là dãy các giá trị của dấu hiệu X
GV: Cho HS làm câu ?4 
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ? Hãy đọc các giá trị của X ?
HS: Nghe và quan sát GV giới thiệu về giá trị của dấu hiệu.
HS: Trả lời có 20 giá trị của dấu hiệu
HS: Có 20 giá trị. Các giá trị là:
 35; 30; 28; 50
3.Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu
Hoạt động 4: Tần số của mỗi giá trị
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 1 và trả lời ?5
Có bao nhiêu số khác nhau trong cột “ Số cây trồng được ” ? Nêu cụ thể các số khác nhau đó ?
GV: Cho HS hoạt động làm ?6
GV: Mỗi giá trị có thể xuất hiện 1 hoặc nhiều lần trong dãy giá trị của dấu hiệu. Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. 
Giá trị của dấu hiệu được kí hiệu là x và tần số của giá trị được kí hiệu là n
GV: Yêu cầu HS làm ?7
GV: Kết luận (SGK)
HS: Có 4 giía trị khác nhau
35; 30; 28; 50
HS: Trả lời câu hỏi
HS: Lập bảng
Giá trị
35
30
28
50
Số lần
7
8
2
3
4.Tần số của mỗi giá trị
Hoạt động 5: Củng cố bài
GV: Nêu chú ý SGK
Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số; tuy nhiên cũng có trường hợp không phải là số. Ví dụ điều tra về sự ham thích bóng đá của một số HS.
Trong trường hợp chỉ chú ý tới các giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu cố thể chỉ gồm các cột số. Chẳng hạn từ bảng 1 ta có bảng sau:
35
30
28
30
30
35
28
30
30
35
35
50
35
50
30
35
35
30
30
50
HS: Nghiên cứu kĩ các chú ý
HS: Lập bảng trên vào vở
Hướng dẫn về nhà: 
	1. Về nhà học thuộc các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. Lập bảng số liệu thống kê ban đầu.
	2. Giải các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 7, 8 
	HD: Bài 2: 
Dấu hiệu bạn An quan tâm: Thời gian cần thiết để đi từ nhà đến trường
Đếm số giá trị khác nhau: 5
Lập bảng tương ứng giá trị và tần số
Ngày soạn : 
Tuần 19 – tiết 42 
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh tiếp tục được làm quen với các bảng đơn giản về thu thập số liệu thống kê khi điều tra về cấu tạo, về nội dung; biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu rõ hơn ý nghĩa của các cụm từ “ số các giá trị của dấu hiệu ” và “ số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ”; nhận biết được khái niệm tần số của một giá trị.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm giá trị và tần số của dấu hiệu. Rèn kỹ năng lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, tính kiên trì, lòng say mê học tập.
II. Chuẩn Bị: :
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, bảng nhóm, hút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu ?
	- Thế nào là dấu hiệu ? đơn vị điều tra ? Giá trị của dấu hiệu ? Dãy giá trị của dấu hiệu ?
	- Thế nào là tần số của mỗi giá trị ?
	3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập luyện tập
GV: Yêu cầu HS nộp bài kiểm tra cho về nhà: Lập bảng số liệu thống klê ban đầu điều tra về số HS tiên tiến của trường THCS Phạm Công Bình học kì 1 năm học 2005-2006
GV: Treo kết quả của các nhóm lên bảng sau đó nhận xét và đưa ra bảng chính xác
STT
Lớp
Số HS tiên tiến
1
6A
32
2
6B
30
3
6C
25
4
6D
23
5
7A
21
6
7B
35
7
7C
20
8
7D
22
9
8A
21
10
8B
37
11
8C
24
12
8D
23
13
9A
28
14
9B
17
15
9C
32
16
9D
35
17
9E
21
18
9G
20
GV: Cho HS làm bài tập 2 (SGK)
GV treo bảng phụ kết quả thống kê ở bảng 4 SGK
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
t/g
21
18
17
20
19
18
19
20
18
19
a, Dấu hiệu mà bạn An quan tâm là gì và dấu hiệu đó có tất cả bao nhiêu giá trị ?
b, Có bao nhiêu giá trị khác nhau trong dãy giá trị của dấu hiệu ?
c, Viết các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tìm tần số của chúng.
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm sau đó đại diện lên bảng chữa bài.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của nhóm bạn 
GV: Chuẩn hoá bài tập 2
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 SGK
GV treo bảng phụ bảng 5 và bảng 6 SGK: thời gian chạy 50 m của từng HS trong một lớp 7 được GV TD ghi lại trong hai bảng 5 và 6
STT HS nam
Thời gian
(Giây)
STT HS nữ
Thời gian
(Giây)
1
8,3
1
9,2
2
8,5
2
8,7
3
8,5
3
9,2
4
8,7
4
8,7
5
8,5
5
9,0
6
8,7
6
9,0
7
8,3
7
9,0
8
8,7
8
8,7
9
8,5
9
9,2
10
8,4
10
9,2
11
8,5
11
9,2
12
8,4
12
9,0
13
8,5
13
9,3
14
8,8
14
9,2
15
8,8
15
9,3
16
8,5
16
9,3
17
8,7
17
9,3
18
8,7
18
9,0
19
8,5
19
9,2
20
8,4
20
9,3
GV: Em hãy cho biết:
a, Dấu hiệu chung cần tìm ở hai bảng ?
b, Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu (đối với từng bảng)
c, Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng (đối với từng bảng)
GV: Cho HS hoạt động nhóm sau đó gọi đại diện lên bảng làm bài.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS: Nộp bảng nhóm về kết quả điều tra HS tiên tiến
HS: Các nhóm nhận xét chéo 
HS: Đọc nội dung, yêu cầu bài 2 SGK
HS: Hoạt động nhóm sau đó lên bảng trình bày.
a, Dấu hiệu: Thời gian cần thiết hàng ngày mà An đi từ nhà đến trường. Dấu hiệu đó có 10 giá trị
b, Có 5 gí trị khác nhau là: 17 , 18 , 19 , 20 , 21
c, Lập bảng tần số
Giá trị
17
18
19
20
21
Số lần
1
3
3
2
1
HS: Nhận xét
HS: Đọc nội dung đề bài bài tập 3 SGK (8)
HS: Hoạt động nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày lời giải
a, Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 m của mỗi HS (nam, nữ)
b, Số các giá trị và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu:
Bảng 5: Số các giá trị là 20
 Số các giá trị khác nhau là 5
Bảng 6: Số các giá trị là 20
 Số các giá trị khác nhau là 4
c, Bảng 5
Giá trị
8,3
8,4
8,5
8,7
8,8
Số lần
2
3
8
5
2
Bảng 6
Giá trị
8,7
9,0
9,2
9,3
Số lần
3
5
7
5
HS: Nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2: Củng cố bài 
GV: Nêu chú ý SGK
Ta chỉ xem xét, nghiên cứu các dấu hiệu mà giá trị của nó là các số; tuy nhiên cũng có trường hợp không phải là số. Ví dụ điều tra về sự ham thích bóng đá của một số HS.
Trong trường hợp chỉ chú ý tới các giá trị của dấu hiệu thì bảng số liệu thống kê ban đầu cố thể chỉ gồm các cột số. Chẳng hạn từ bảng 1 ta có bảng sau:
35
30
28
30
30
35
28
30
30
35
35
50
35
50
30
35
35
30
30
50
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4 SGK
GV treo bảng phụ bảng 7 SGK
Khối lượng chè trong từng hộp (g)
100
100
101
100
101
100
98
100
100
98
102
98
99
99
102
100
101
101
100
100
100
102
100
100
100
100
99
100
99
100
Em hãy cho biêt:
a, Dấu hiệu cần tìm hiểu và số các giá trị của dấu hiệu đó
b, Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu
c, Các giá trị khác nhau của dấu hiệu và tần số của chúng.
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó lên bảng trình bày
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: Nghiên cứu kĩ các chú ý
HS: Lập bảng trên vào vở
HS: Đọc nội dung bài tập 4 SGK
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 4
a, Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị là 30
b, Sô các giá trị khác nhau là 5
c, Các giá trị khác nhau là: 98 , 99 , 1 ... 
	HD: Bài 15:
Dấu hiệu: Tuổi thọ của mỗi bóng đèn.
Số trung bình cộng là:
 = 
 = 1172,8 (giờ).
Mốt của dấu hiệu: M0 = 1180
Ngày soạn : 
Tuần 22 – Tiết 48
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh được hướng dẫn lại cách lập bảng và công thức tính số trung bình cộng (các bước và ý nghĩa của các kí hiệu). Đưa ra một số bảng tần số (không nhất thiết phải nêu ro dấu hiệu) để HS luyện tập tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tìm mốt dấu hiệu và thấy được ý nghĩa thực tế của mốt
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn Bị: :
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm, hút dạ...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
GV: Em hãy cho biết công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu ?
GV: Mốt của dấu hiệu là gì ? 
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 14 SGK
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Công thức tính TB cộng của dấu hiệu
 = 
HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
HS: Lên bảng làm bài tập
Thời gian(x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
ĐTB
3
1
3
 = 
 7,26
4
3
12
5
3
15
6
4
24
7
5
35
8
11
88
9
3
27
10
5
50
N=35
Tổng: 254
Hoạt động 2: Bài tập luyện tập
Bài 15 SGK trang 20
GV: Gọi HS đọc đề bài bài tập 15
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 23 và trả lời các câu hỏi.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 16 SGK trang 20
GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập 16
GV: Quan sát bảng 24. Em hãy cho biết có nên dùng số trung bình cộng làm đại diện hay không ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 17 SGK trang 20
GV: Yêu cầu HS quan sát bảng 25 và cho biết:
a, Số trung bình cộng ?
b, Mốt của dấu hiệu ?
GV: Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày lời giải.
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
 4. Củng cố:
HS: Lên bảng làm bài tập
Dấu hiệu: Tuổi thọ của mỗi bóng đèn.
Số trung bình cộng là:
= = 1172,8 (giờ).
Mốt của dấu hiệu: M0 = 1180
HS: Đọc nội dung bài tập 16 SGK
HS: Lên bảng làm bài tập
Không nên dùng số trung bình cộng làm đại diện vì các giá trị có khoảng chênh lệch lớn.
HS: Quan sát bảng 25 SGK và làm bài tập 17
Thời gian(x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
ĐTB
3
1
3
 = 
 7,68
4
3
12
5
4
20
6
7
42
7
8
56
8
9
72
9
8
72
10
5
50
11
3
33
12
2
24
N=50
Tổng: 384
b, M0 = 8
Hoạt động 3: Củng cố bài 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 18 SGK
a, Đây là bảng phân phối ghép lớn (ghép các giá trị của dấu hiệu theo từng lớp, ví dụ 110 – 120 (cm), c0s 7 em HS có chiều cao rơi vào khoảng này và 7 được gọi là tần số của lớp đó).
b, Cách tính số trung bình cộng trong trường hợp này được thực hiện như sau:
* Tính số TB của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của mỗi lớp (còn gọi là cận của lớp). Chẳng hạn số TB cộng của lớp 110 – 120 là: = 115
GV: Tương tự các em hãy tính các số TB của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất còn lại ?
* Nhân số TB của mỗi lớp với tần số tương ứng.
* Cộng tất cả các tích vừa tìm được và chia cho số các giá trị của dấu hiệu.
GV: Gọi HS lên bảng trình bày lời giải
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Đọc nội dung yêu cầu bài tập 18 SGK trang 21
HS: Nghe sự hướng dẫn của GV và làm bài tập
Số TB cộng của lớp 121 – 131 là: = 126
Số TB cộng của lớp 132 – 142 là: = 137
Số TB cộng của lớp 143 – 153 là: = 148
Chiều cao TB(x)
Tần số (n)
Các tích (x.n)
ĐTB
105
1
105
 = 
 132,68
115
7
805
126
35
4410
137
45
6165
148
11
1628
155
1
155
N=100
Tổng: 13268
 5. Hướng dẫn về nhà: 
	1. Về nhà ôn tập bài cũ. Ôn tập toàn bộ chương III và làm đề cương câu hỏi ở SGK trang 22. Làm các bài tập trong SBT.
	2. Giải các bài tập 19 SGK trang 22. 
	HD: Bài 19:
Lập bảng tần số (tìm số các giá trị khác nhau, tần số của chúng)
Tìm các tích của giá trị với tần số
Tính giá trị TB theo công thức
 =
Ngày soạn : 
Tuần 23 – Tiết 49 
I. Mục tiêu:
	- Kiến thức: - Học sinh được ôn tập toàn bộ kiến thức chương III – Thống kê. HS làm được các dạng bài tập chương 3.
	- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giải một bài toán hoàn chỉnh.
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn Bị: :
	- Giáo viên: Giáo án, bảng phụ ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm, hút dạ, đề cương câu hỏi ôn tập...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra - ôn tập lí thuyết
Câu hỏi 1:
GV: Muốn thu thập các số liệu về một vấn đề mà mình quan tâm, chẳng hạn điểm kiểm tra một tiết chương III của mỗi HS của lớp mình thì em phải làm những việc gì ? và trình bày kết quả thu được theo mẫu bảng nào ?
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và cho điểm
Câu hỏi 2:
GV: Tần số của một giá trị là gì ? Có nhận xét gì về tổng các tần số ?
GV: gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm
Câu hỏi 3:
GV: Bảng tần số có thuận lợi gì hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu ?
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Câu hỏi 4:
GV: Làm thế nào để tính số trung bình cộng của một dấu hiệu ? ý nghĩa của số trung bình công ? Khi nào thì số trung bình cộng khó có thể làm đại diện cho dấu hiệu ?
GV: Gọi HS nhận xét
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm
HS: Trả lời câu hỏi
Xác định dấu hiệu
Lập bảng số liệu thống kê ban đầu
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi
Tần số là số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy các giá trị của dấu hiệu
Tổng các tần số là số các giá trị hay là số các đơn vị điều tra
HS: Trả lời câu hỏi
- Bảng tần số ngắn gọn hơn so với bảng số liệu thống kê ban đầu hơn nữa nó giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán như số trung bình cộng.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
Số trung bình cộng được tính theo công thức:
 = 
Trong đó: 
x1, x2,  , xk là k giá trị khác nhau của dấu hiệu X
n1, n2 ,  , nk là k tần số tương ứng
N là số các giá trị
ý nghĩa của số trung bình cộng
Số trung bình cộng thường được làm “đại 
diện” cho dấu hiệu, đặc biệt là khi muốn so sánh các dấu hiệu cùng loại.
Số trung bình cộng có thể làm đại diện cho dấu hiệu khi các giá trị không chênh lệch quá lớn.
Bài tập 20 SGK trang 23
GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập 20 SGK 
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài tập 20
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập
Dấu hiệu của bài toán ?
Nêu các giá trị khác nhau ?
Tìm tần số của các giá trị khác nhau ?
Lập bảng tần số
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Để vẽ biểu đồ từ bảng tần số ta làm như thế nào ?
Dựng biểu đồ đoạn thẳng
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Gọi HS lên bảng lập bảng tần số dọc sau đó tính số trung bình cộng
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 20
Dấu hiệu: Năng suất lúa năm 1990 của 31 tỉnh thành từ Nghệ An trở vào.
Các giá trị khác nhau: 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50
Tần số tương ứng: 1, 3, 7, 9, 6, 4, 1
Bảng tần số:
Giá trị
20
25
30
35
40
45
50
Tần số
1
3
7
9
6
4
1
HS: để vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số ta phải dựng hệ trục toạ độ, xác định các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số
Dựng biểu đồ 
HS: Lên bảng vẽ biểu đồ
HS: Lên bảng tính số trung bình cộng
Năng suất
Tần số
Các tích
Số TB
20
1
20
 = 
 = 35
25
3
75
30
7
210
35
9
315
40
6
240
45
4
180
50
1
50
N=31
Tổng: 1085
Hoạt động 3: Củng cố bài 
GV: Em hãy cho biết công thức tính trung bình cộng của dấu hiệu ?
GV: Mốt của dấu hiệu là gì ? Mốt của ?3 ở bảng 25 là bao nhiêu ?
GV: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng, ta phải làm những gì ?
GV: Nhận xét, chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Công thức tính TB cộng của dấu hiệu
 = 
HS: Mốt của dấu hiệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng tần số.
Mốt ở bảng 22 là M0 = 8
HS: Để vẽ biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số ta phải dựng hệ trục toạ độ, xác định các điểm có toạ độ là cặp số gồm giá trị và tần số sau cùng nối với mỗi điểm đó với điểm trên trục hoành có cùng hoành độ.
5. Hướng dẫn về nhà: 
	1. Về nhà ôn tập bài cũ. Ôn tập toàn bộ chương III và làm các bài tập ở SGK và SBT trong chương III.
	2. Chuẩn bị bài, giờ sau làm bài tập kiểm tra một tiết. 
 --------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Tuần 23 – Tiết 51
(chương III)
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra sự hiểu bài của HS
	- Biết tìm dấu hiệu của một vấn đề điều tra, biết lập bảng tần số, lập biểu đồ đoạn thẳng, tính số trung bình cộng.
	- Biết vận dụng kiến thức để giải các dạng bài tập .
	- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn Bị: :
	- Giáo viên: Giáo án, đề bài kiểm tra...
	- Học sinh: Ôn tập các công thức, các tính chất, các dạng bài tập...
III. Tiến trình bài dạy:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
	3. Bài mới.
A. Đề bài:
I/ Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điểm kiểm tra 1 tiết môn toán của HS lớp 7C được bạn lớp trưởng ghi lại ở bảng sau:
3 6 6 7 7 2
9 6 4 7 5 8
10 9 8 7 7 7
6 6 5 8 2 8
8 8 2 4 7 7
6 8 5 6 6 3
8 8 4 7 8 5
a, Dấu hiệu của bài toán là:
A. Thời gian giải một bài toán của mỗi HS trong lớp.
B. Điểm kiểm tra một tiết môn toán của tổng số HS lớp 7C.
C. Số HS tham gia làm bài kiểm tra một tiết môn toán của lớp 7C.
D. Điểm kiểm tra một tiết môn toán của mỗi HS lớp 7C.
b, Số các giá trị là:
	A. 40	B. 42	C. 44	D. 45
c, Số các giá trị khác nhau là:
	A. 7	B. 8	C. 9	D. 10
II/ Phần tự luận:
Câu 2: Một giáo viên theo dõi thời gian làm bài tập (thời gian tính theo phút) của 32 HS (ai cũng làm được) và ghi lại như sau.
5 8 8 10 7 9 8 9
14 5 7 8 10 7 9 8
9 7 14 10 5 5 14 9
8 9 8 9 7 10 9 8
1. Dấu hiệu ở đây là gì ?
2. Lập bảng “ tần số ” và nhận xét.
3. Tính số trung bình cộng và tìm mốt của dấu hiệu.
4. Vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
B. Đáp án:
Câu 1a (1 đ): D
Câu 1b (1 đ): B
Câu 1c (1 đ): C
Câu 2: (7 đ)
- Dấu hiệu: Thời gian giải một bài tập của mỗi HS	(2 điểm)
	- Lập bảng tần số:	(3 điểm)
Thời gian
Tần số
Các tích
Số TB cộng
5
4
20
 = 8,5
7
5
35
8
8
64
9
8
72
10
4
40
14
3
42
N = 32
Tổng: 273
	- Vẽ biểu đồ đoạn thẳng đúng: 	(2 điểm)
	4. Nhận xét
	- GV thu bài sau đó nhận xét ý thức làm bài của HS
	5. Hướng dẫn học ở nhà
	- Ôn tập các dạng bài tập chương III
	- Đọc nghiên cứu trước chương IV biểu thức đại số - Khái niệm về biểu thức 
 đại số.
------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docT19_chuong III.doc