Giáo án Đại số Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Tiết 1 đến 16

Giáo án Đại số Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Tiết 1 đến 16

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, các em cần:

- Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.

- Nhận biết được số vô tỉ.

2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:

- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: suy luận để nhận biết được số hữu tỉ, số vô tỉ.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng được máy tính cầm tay để tính toán.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.

- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.

- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.

- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.

3. Về phẩm chất:

- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn

- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu

- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.

 

docx 78 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Chân trời sáng tạo - Tiết 1 đến 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 202 Ngày dạy: / / 202
CHƯƠNG 2: SỐ THỰC
Tiết 1: BÀI 1. SỐ VÔ TỈ. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC. 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, các em cần:
- Nhận biết được số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- Nhận biết được số vô tỉ.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: suy luận để nhận biết được số hữu tỉ, số vô tỉ. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng được máy tính cầm tay để tính toán.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình bày lập luận trước tập thể.
- Năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học.
- Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
3. Về phẩm chất: 	
- Rèn luyện trung thực: Khách quan công bằng, đánh giá chính xác bài làm của nhóm mình và nhóm bạn
- Rèn luyện sự chăm chỉ: Tích cực hoạt động để hoàn thành sản phẩm, có tinh thần tự học, tự nghiên cứu
- Rèn luyện tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số: 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, máy tính cầm tay.
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, thước thẳng, máy tính cầm tay.
3. Học liệu số:
- Văn bản: bài giảng được soạn từ phần mềm Powerpoint định dạng .pptx, giáo án word định dạng .docx
- Phần mềm vẽ hình sketchpad: vẽ hình vuông ở hoạt động khám phá 2, đinh dạng .gsp.
- Phần mềm paint: lưu ảnh định dạng .jpg.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp vấn đáp, kĩ thuật động não. 
- Phương tiện, học liệu: Slide trình chiếu.
a) Mục tiêu: HS được ôn lại kiến thức cũ, gợi động cơ vào bài mới
b) Nội dung: HS trả lời câu hỏi sau: 
- Một hình vuông có diện tích là 9cm2 thì độ dài cạnh của hình vuông đó bằng bao nhiêu?
- Nếu hình vuông đó có diện tích là 5cm2 thì làm sao tính được độ dài cạnh của hình vuông đó?
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của HS: 
- Diện tích hình vuông là 9cm2 thì cạnh của hình vuông là 3cm vì 32 = 9
- Niếu diện tích hình vuông đó là 5cm2 thì cạnh hình vuông đó phải là một số a nào đó để a2 = 5
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc đề và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn, gợi mở kiến thức nếu HS gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề đặt ra.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV cho HS trình bày sản phẩm của mình, GV nhận xét và sửa sai nếu có.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những HS có câu trả lời đúng.
+ GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Vậy có số hữu tỉ nào mà bình phương của nó bằng 5 hay không? Cô mời các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé.
* Phương án đánh giá: dùng thang đo, rubick.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Biểu diễn số thập phân của số hữu tỉ 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, thực hành. 
- Phương tiện, học liệu: thước thẳng, bảng nhóm, phiếu học tập, Slide trình chiếu.
a) Mục tiêu: Học sinh biết biểu diễn được một số hữu tỉ dưới dạng số thập phân.
b) Nội dung: Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV cho HS hoạt động cặp đôi thực hiện HĐKP 1vào vở.
GV hỏi: Em có nhận xét gì về két quả của phép chia 3:2 và 37:25?
Em có nhận xét gì về kết quả của phép chia 5:3 và 1:9?
- GV cho HS rút ra nhận xét sau khi thực hiện phép chia.
- GV lưu ý: 
TH1: Nếu bằng một phân số thập phân thì kết quả của phép chia là số thập phân bằng với phân số thập phân đó.
TH2: Nếu không bằng bất cứ phân số thập phân nào thì kết quả của phép chia không bao giờ dừng và có chữ số hoặc cụm chữ số sau dấu phẩy lặp đi lặp lại.
- GV giới thiệu số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn. Cách đọc, cách ghi số thập phân vô hạn tuần hoàn.
- GV cho HS làm thực hành 1: Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
- GV cho HS làm vận dụng 1: Hãy so sánh hai số hữu tỉ: 0,834 và 
? Làm sao có thể só sánh hai số hữu tỉ này?
HS: Đưa hai số hữu tỉ về dạng số thập phân rồi so sánh
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, cặp đôi hoàn thành các yêu cẩu. 
- GV quan sát, điều hành lớp.
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày kết quả tại chỗ hoặc lên bảng trình bày.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. 
* Phương án đánh giá: đánh gia qua quan sát thực hành.
Biểu diễn thập phân của số hữu tỉ
 * HĐKP1:
a) 3 : 2 = 1,5; 37 : 25 = 1,48
 5 : 3 = 1,666; 1 : 9 = 0,111
b) 
Ví dụ:
- Số 1,5 và 1, 48 là số thập phân hữu hạn
- Số thập phân vô hạn tuần hoàn:
* Thực hành 1:
* Vận dụng 1:
Ta có: 
Mà 0,834 > 0,8(3) => 0,834 > 
Hoạt động 2: Số vô tỉ 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, vấn đáp, hoạt động nhóm.
- Phương tiện, học liệu: Slide trình chiếu, hình ảnh, phần mềm sketchpad.
a) Mục tiêu: Học sinh nắm được định nghĩa và kí hiệu tập hợp số vô tỉ.
b) Nội dung: Số vô tỉ.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được trình bày vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm của học sinh
- GV giới thiệu: Nếu gọi x (dm) (x >0) là độ dài cạnh AB thì ta có x2 = 2. Người ta chứng minh được không có số hữu tỉ nào mà bình phương của nó bằng 2 và đã tính được x = 1,414213562 đây là một số thập phân vô hạn tuần hoàn. Ta gọi là số vô tỉ.
- GV giới thiệu định nghĩa và kí hiệu tập hợp số vô tỉ.
- GV yêu cầu HS đọc ví dụ 2 SGK trang 31.
- Gv cho HS làm thực hành 2 SGK trang 32.
a) Số a = 5,123 là số thập phân hữu hạn nên a là số?
b) Số b = 6,15555 = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số?
c) Người ta chứng minh được π = 3,14159265 là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy π là số?
d) Cho biết số c = 2,23606 là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Vậy c là số?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, cặp đôi hoàn thành các yêu cẩu. 
- GV quan sát, điều hành lớp.
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày kết quả tại chỗ hoặc lên bảng trình bày.
 HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV chốt lại kiến thức và nhấn mạnh: Mỗi số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Số thập phân vô hàn không tuần hoàn là số vô tỉ.
* Phương án đánh giá: đánh giá qua quan sát và qua sản phẩm học tập. 
2. Số vô tỉ
 * HĐKP2:
- Diện tích hình vuông ABCD gấp 2 lần diện tích hình vuông AMBN.
SABCD = 2 SAMBN
- Diện tích hình vuông ABCD là:
SABCD = 2 SAMBN = 2.1.1 = 2 dm2
- Biễu diễn diện tích hình vuông ABCD theo độ dài cạnh AB:
AB2 = 2
* Nhận xét: Mọi số thập phân vô hạn không tuần hoàn là biểu diễn thập phân của một số, số đó gọi là số vô tỉ.
Tập hợp số vô tỉ kí hiệu là I.
* Thực hành 2: 
a) Số a = 5,123 là số thập phân hữu hạn nên a là số hữu tỉ.
b) Số b = 6,1(5) là một số thập phân vô hạn tuần hoàn nên b là số hữu tỉ.
c) π = 3,14159265 là số thập phân vô hàn không tuần hoàn. Vì vậy π là số vô tỉ.
d) c = 2,23606 nên c là số vô tỉ.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: 
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm. 
- Phương tiện, học liệu: Slide trình chiếu.
a) Mục tiêu: HS được luyện tập kiến thức về biểu diễn số hữu tỉ dưới dạng số thập phân.
b) Nội dung: HS được yêu cầu làm bài tập 1 SGK trang 33:
1a/ Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
1b/ Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở:
1a/ 	
1b/ Trong các số thập phân vừa tính được, các số thập phân vô hạn tuần hoàn là: 4,(4) và -6,(714285)
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao yêu cầu cho HS như mục nội dung.
- HS làm bài tập vào vở. GV quan sát, nhắc nhở HS tập trung làm bài.
- GV chữa bài tập, thảo luận và kết luận.
* Phương án đánh giá: bảng kiểm, đánh giá qua quan sát.
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được mở rộng kiến thức về số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn.
b)Nội dung: HS đọc mục “Em có biết” SGK trang 34 và rút ra nhận xét.
c) Sản phẩm: Nhận xét của HS được ghi vào vở:
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu không có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số ấy viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn.
- Nếu một phân số tối giản với mẫu dương và mẫu có ước nguyên tố khác 2 và 5 thì phân số ấy viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn.
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ, ghi nhận xét vào vở.
- GV nhận xét kết quả bài làm của HS.
- GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS làm bài tập sau: 
+ Hãy biểu diễn các số hữu tỉ sau đây dưới dạng số thập phân:
+ Trong các số thập phân vừa tính được, hãy chỉ ra các số thập phân vô hạn tuần hoàn.
CHƯƠNG 2: SỐ THỰC
Tiết 2: BÀI 1. SỐ VÔ TỈ. CĂN BẬC HAI SỐ HỌC (tiếp theo). 
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, các em cần:
- Nhận biết được căn bậc hai số học của một số không âm.
Biết sử dụng đúng kí hiệu .
- Rèn luyện kĩ năng dùng máy tính cầm tay để tính căn bậc hai số học.
- Tính được giá trị (đúng hoặc gần đúng) căn bậc hai số học của một số nguyên dương bằng máy tính cầm tay.
2. Về năng lực: Học sinh có cơ hội phát triển các năng lực:
- Năng lực tư duy tư duy và lập luận toán học: suy luận tính được căn bậc hai số học của một số. 
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng được máy tính cầm tay để tính căn bậc hai số học của một số không âm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát hiện được vấn đề cần giải quyết trong quá trình trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Nghe, hiểu được những ý kiến của bạn trong nhóm và nhóm khác khi tranh luận trong nhóm và chung trong lớp.Trình bày được các lập luận khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số. Thể hiện được sự tự tin khi tranh luận và trình ... c thực hiện: 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm nhỏ: mỗi nhóm từ 4 đến 6 em.
- Nhóm trưởng phân công các bạn cân, đo chiều cao, dung máy tính cầm tay để tính chỉ số BMI của từng bạn trong nhóm và thống kê vào bảng theo mẫu của GV.
- GV kiểm tra sản phẩm hoạt động thực hành của các nhóm, đánh giá kết quả thực hành của các em.
? Để tránh nguy cơ bị béo phì, các em cần phải làm gì?
→Có chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.
GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.
Bước 3: Báo các, thảo luận
- HS báo cáo kết quả tỉnh chỉ số BMI của các bạn trong nhóm.
- GV cho HS các nhóm nhận xét bài làm của nhau, cùng rút nhận xét, kết luận.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhận xét và đánh giá hoạt động nhóm của các em.
* Phương án đánh giá: đánh giá qua quan sát, qua sản phẩm thực hành, dùng bẳng kiểm.
Họ tên
Chiều cao
Cân nặng
Chỉ số BMI
Thể trạng
...
...
...
...
...
TIẾT 13 – 14: ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – SỐ THỰC
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: 
- Học sinh được ôn tập, hệ thống kiến thức về số thực: về số thập phân vô hạn và hữu hạn, số vô tỉ, số thực, căn bậc 2, làm tròn số
- Vận dụng kiến thức giải bài toán thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, chính xác.
2. Về năng lực: 	
 - Học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học thông qua việc giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học thông qua việc hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên. 
3. Về phẩm chất: 	
- Rèn luyện tính trung thực, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số 
- Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, giáo án, bài giảng powerpoint.
- Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, máy tính cầm tay.
- Học liệu số: giáo án word dịnh dạng .DOCX; bài giảng powerpoint định dạng .PPTX.
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: HS được ôn tập lí thuyết về tập hợp số, củng cố kiến thức.
b) Nội dung: GV cho HS làm bài tập sau:
Mỗi số cho dưới đạy thuộc tập hợp số nào trong các tập hợp số N, Z, O, I, R?
c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của học sinh được trình bày vào vở:
Số
35
0
0,(9)
-3,88
Thuộc tập hợp số
Q; R
N; Z; Q; R
N; Z; Q; R
N;Z;Q;R
I
Q; R
Q; R
Q; R
Q; R
d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét, đánh giá và ghi điểm câu trả lời của học sinh.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những cá nhân HS làm nhanh và đúng.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP:
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố ôn tập kiến thức về cách viết phân số dưới dạng số thập phân, tìm căn bậc hai số học của số thực, làm tròn số, vận dụng giải bài toán tìm x và các bài toán có nội dung thực tế.
b) Nội dung: Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giao nhiệm vụ cho HS các làm bài tập sau: 
Bài 1/SGK T45: Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân:
Bài 2/SGK T45: Hai số 3,4(24) và 3,(42) có bằng nhau không? 
Bài 3/SGK T45: Tính: 
Bài 5/SGK T45: Tìm x biết: 
(x – 5)2 = 64
Bài 6/SGK T45: Dân số của thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 1 năm 2021 là:
 8 993 083 người. hãy làm tròn số trên đến hàng nghìn.
Bài 7/SGK T45: Làm tròn đến hàng phần mười giá trị của biểu thức sau theo hai cách:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện các bài tập trên. (bài 1; 2; 3; 6: cá nhân; bài 5: cặp đôi; bài 7: hoạt động nhóm) 
- GV quan sát, điều hành lớp 
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày sản phẩm vào vở, cho HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhậ định và kết luận kiến thức
- HS thực hiện nhiệm vụ vào vở:
Bài 1:
Bài 2/SGK T45
 3,4(24) = 3,(42)
Bài 3/SGK T45: 
Bài 5/SGK T 45: 
(x – 5)2 = 64
=> x – 5 = 8 hoặc x – 5 = -8
=> x = 8 + 5 hoặc x = -8 + 5
=> x = 13 hoặc x = -3
Bài 6/SGK T45:
Dân số thành phố Hồ Chí Minh tính đến tháng 1/2021 là:
8 993 083 người
Bài 7/SGK T45: 
*Cách 1: 
* Cách 2: 
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về số thực, làm tròn số vào tính điểm trung bình.
b) Nội dung: HS làm bài tập 8 SGK/T45:
Bài 8: Kết quả kiểm tra môn Toán của Bích trong học kì 1 như sau: 
Điểm kiểm tra thường xuyên: 6; 8; 8; 9
Điểm đánh giá giữa kì: 7;
Điểm đánh giá cuối kì: 10.
Hãy tính điểm trung bình môn Toán của Bích và làm tròn đến hàng phần mười.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bài lên bảng và vào vở:
Giải:
Điểm trung bình môn Toán học kì 1 của bạn Bích là: 
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- GV nhấn mạnh cho HS công thức thức điểm trung bình và lưu ý: điểm kiểm tra thường xuyên hệ số 1, điểm giữa học kì hệ số 2 và điểm cuối kì hệ số 3.
- HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV nhận xét, bổ sung và sửa sai sản phẩm học tập của HS.
TIẾT 15 - 16: ÔN TẬP CHƯƠNG 2 – SỐ THỰC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức, kĩ năng: 
- Học sinh được ôn tập, hệ thống kiến thức về số thực: về số thập phân vô hạn và hữu hạn, số vô tỉ, số thực, căn bậc 2, làm tròn số
- Vận dụng kiến thức giải bài toán thực tế.
- Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận, chính xác.
2. Về năng lực: 	
 - Học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết các vấn đề toán học thông qua việc giải quyết vấn đề thực tiễn, năng lực mô hình hóa toán học thông qua việc chuyển vấn đề thực tiễn thành vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học thông qua việc hoạt động nhóm, tương tác với giáo viên. 
3. Về phẩm chất: 	
- Rèn luyện tính trung thực, chăm chỉ, tinh thần trách nhiệm: Hoàn thành các yêu cầu của giáo viên và của nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu số 
- Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị SGK Toán 7 chân trời sáng tạo, máy latop, máy chiếu, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, giáo án, bài giảng powerpoint.
- Chuẩn bị của học sinh: SGK toán 7, vở ghi, máy tính cầm tay.
- Học liệu số: giáo án word dịnh dạng .DOCX; bài giảng powerpoint định dạng .PPTX, hình ảnh về an toàn giao thông định dạng .JPG; video bài hát “chúng em với an toàn giao thông” - trích nguồn Youtube.com
III. Tiến trình dạy học:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, phương pháp trò chơi.
- Phương tiện, học liệu số: sử dụng bài trình chiếu Powerpoint, hình ảnh về an toàn giao thông để giáo dục kĩ năng sống thông qua trò chơi ô chữ, video bài hát “chúng em với an toàn giao thông” - trích nguồn Youtube.com
a) Mục tiêu: HS được ôn tập lí thuyết về số vô tỉ, só thực, làm tròn số, căn bậc hai số học của một số không âm, giá trị tuyệt đối của một số thực.
b) Nội dung: GV cho HS tham gia trò chơi giải ô chữ: có 4 ô chữ được đánh số từ 1 đến 4, trả lời đúng 1 câu sẽ lật được 1 từ trong chủ đề đang nói tới.
Câu hỏi ô số 1: Làm tròn số 17,658 đến chữ số thập phân thứ hai là : 
 A. 17,64 B. 17,65 C. 17,658 D. 17,66 
Câu hỏi ô số 2. Nếu thì x = ?
 A. 3	 B. -3	 C. 81	D. 27
Câu hỏi ô số 3. Nếu x = thì 
 A. 	 B. -	 C. 	D. 
Câu hỏi ô số 4: Số nào sau đây là số vô tỉ?
A. 	B. 	C. 	D. 20,(22)
c) Sản phẩm: Kết quả câu trả lời của học sinh:
Câu 1: D
Câu 2: C
Câu 3: D.
Câu 4: A
Ô chữ bí mật: AN TOÀN GIAO THÔNG.
 d) Tổ chức thực hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giao nhiệm vụ cho HS như mục nội dung
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ và trình bày sản phẩm. HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV nhận xét, đánh giá và ghi điểm câu trả lời của học sinh.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: 
+ Giáo viên tuyên dương những cá nhân HS làm nhanh và đúng.
* Phương án đánh giá: dùng bảng kiểm, đánh giá bằng điểm số, thang đo.
B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP:
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: vấn đáp, dạy học giải quyết vấn đề, ôn tập.
- Phương tiện, học liệu số: sử dụng bài trình chiếu Powerpoint
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố ôn tập kiến thức về cách viết phân số dưới dạng số thập phân, tìm căn bậc hai số học của số thực, làm tròn số, vận dụng giải bài toán tìm x và các bài toán có nội dung thực tế.
b) Nội dung: Thực hiện các bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS được ghi vào vở
d) Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm học sinh
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv giao nhiệm vụ cho HS các làm bài tập sau: 
Bài 1: 
Tính giá trị của các biểu thức sau:
Bài 2: Tìm x biết:
Bài 3: Sắp xếp các số thực:
 -3,2; 1; -; 7,4; 0; -1,5.
a) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
b) Theo thứ tự từ nhỏ đến lớn của các giá trị tuyệt đối của chúng.
 Bài 4: Tính
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thực hiện các bài tập trên. (bài 1; 2; 3; 6: cá nhân; bài 5: cặp đôi; bài 7: hoạt động nhóm) 
- GV quan sát, điều hành lớp 
Bước 3: Báo các, thảo luận
GV cho HS trình bày sản phẩm vào vở, cho HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần.
Bước 4: Kết luận, nhận định.
GV nhậ định và kết luận kiến thức
- HS thực hiện nhiệm vụ vào vở:
Bài 1: Giải
Bài 2
 không có giá trị của x.
=> x + 2 = 1,5 hoặc x +2 = -1,5
=> x = -0,5 hoặc x = -3,5
Bài 3: 
a)Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
 -3,2 < -1,5 < -0,5 <0 <1 < 7,4
b)Sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn theo giá trị tuyệt đối của chúng
 ô0ô <ô-0,5ô<ô1ô<ô-1,5ô<ô-3,2ô<ô7,4ô 
Bài 4: 
D. VẬN DỤNG: 
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức về số thực, làm tròn số.
b) Nội dung: HS làm bài tập sau:
Các nhà khoa học tính được vận tốc ánh sáng bằng 299 792 458 m/s. Để dễ nhớ, người ta nói vận tốc ánh sang là 300 000 000 m/s. Số liệu đó đã được làm tròn đến hàng nào?
c) Sản phẩm: Bài làm của HS được trình bài lên bảng và vào vở:
Giải:
Ta thấy: Số 299 792 458 có chữ số hàng trăm nghìn là 7
Mà 7 > 5 nên khi làm tròn 299 792 458 đến hàng triệu, ta được 300 000 000
d) Tổ chức thực hiện
- GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc tự thực hiện.
- HS thực hiện nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV. 
- GV nhận xét, bổ sung và sửa sai sản phẩm học tập của HS.
* Phương án đánh giá: đánh giá quá trình.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_chan_troi_sang_tao_tiet_1_den_16.docx