Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 14: Làm tròn số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Mạnh Cường

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 14: Làm tròn số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Mạnh Cường

I.MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh có khái niệm về làm tròn số. Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn

2. Kĩ năng: Nắm vững và biết vận dụng các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày

II.CHUẨN BỊ

- GV : Máy tính bỏ túi , Phấn mầu

- HS: Máy tính bỏ túi

III.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. ổn định tổ chức : (1)

2. Kiểm tra bài cũ: (5)

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 490Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 14: Làm tròn số - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Mạnh Cường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 07/10/2010
Ngày dạy : 11/10/2010
Tiết 14:
Đ10. làm tròn số
I.Mục tiêu 
1. Kiến thức: Học sinh có khái niệm về làm tròn số. Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn
2. Kĩ năng: Nắm vững và biết vận dụng các quy ước làm tròn số. Sử dụng đúng các thuật ngữ nêu trong bài 
3. Thái độ: Có ý thức vận dụng các quy ước làm tròn số trong đời sống hàng ngày 
II.Chuẩn bị 
- GV : Máy tính bỏ túi , Phấn mầu
- HS : Máy tính bỏ túi
III.Tiến trình bài dạy 
1. ổn định tổ chức : (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 Viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn có chu kì của phép chia sau:
 a, 8,5 : 3 = ? ; b, 58 : 11 = ? ; c, 18,7 : 6 = ? ; d, 14,2 : 3,33
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
Hoạt động1:
- GV : Vẽ phần trục số lên bảng 
1HS: Lên bảng biểu diễn số thập phân 4,3 và 4,9 trên trục số 
HS: Còn lại cùng thực hiện vào vở ghi
- GV : Xét xem số thập phân 4,3 gần số nguyên nào nhất? Tương tự với số thập phân 4,9
HS: Nghe Gv dẫn dắt và ghi bài 
- GV : Vậy để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên nào?
- GV : Cho HS làm ?1/SGK
1HS: Lên bảng làm 
HS: Còn lại cùng thực hiện cá nhân vào vở 
GV+HS: Cùng chữa bài trên bảng và 1 số bài khác
- GV : Chốt: 4,5 có thể nhận 2 giá trị vì 4,5 cách đều cả 2 số 4 và 5 do đó phải có quy ước về làm tròn số để có kết quả duy nhất. Vậy quy ước đó là gì?
- GV : Đưa ví dụ 2 và ví dụ 3 lên bảng phụ
2HS: Đứng tại chỗ trả lời kết quả và giải thích rõ cách làm
- GV : Chốt lại
Hoạt động 2:
- GV : Trên cơ sở các ví dụ trên người ta đưa ra 2 quy ước làm tròn số 
1HS: Đọc trường hợp1 trong SGK/36
- GV : Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ
Dùng bút chì vạch 1 nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi
1HS: Đọc tiếp trường hợp 2 trong SGK/36
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện ví dụ như ví dụ ở trường hợp1
GV: Đưa ra bảng phụ có ghi sẵn ?2/SGK
HS: Làm bài theo nhóm cùng bàn vào bảng nhỏ sau đó đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày 
GV+HS: Cùng chữa bài trên bảng và 1 số bài khác
15’
15’
1.Ví dụ
*Ví dụ1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị
Để làm tròn 1 số thập phân đến hàng đơn vị ta lấy số nguyên gần với số đó nhất và viết 
 4,3 4 ; 4,9 5
Kí hiệu: “” đọc là gần bằng hoặc xấp xỉ
?1. 5,4 5
 5,8 6 ; 4,5 5
*Ví dụ 2: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn (tròn nghìn)
 72900 73000
*Ví dụ 3: Làm tròn số 0,8134 đến hàng phần nghìn (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3) 
 0,8134 0,813
2.Quy ước làm tròn số 
 Trường hợp1: SGK/36
Ví dụ: 
a, 86,149 86,1 (làm tròn chữ số thập phân thứ nhất)
b, 542 540 (tròn trục)
Trường hợp 2: SGK/36
Ví dụ:
a, 0,0861 0,09 (làm tròn chữ số thập phân thứ 2)
b, 1573 1600 (tròn trăm)
?2. a, 79,3826 79,383
b, 79,3826 79,83
c, 79,3826 79,4
4. Luyện tập và củng cố: (7’)
Bài 73/36SGK
7,923 7,92 ; 50,401 50,40 
17,418 17,42 ; 0,155 0,16
79,1364 79,14 ; 60,996 61
Bài 74/36SGK
ĐTBMHK= = = 7,3
Vậy: Điểm TBMHKI của bạn Cường là 7,3
5. Hướng dẫn học ở nhà : (2’)
 - Nắm vững 2 quy ước của phép làm tròn số
 - Làm bài 7581/SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_14_lam_tron_so_nam_hoc_2010_2011_n.doc