Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17+18 - Nguyễn Vũ Hoàng

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17+18 - Nguyễn Vũ Hoàng

I. MỤC TIÊU :

 HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc 2 của một số không âm

 Biết sử dụng đúng ký hiệu

II. CHUẨN BỊ :

1. Của giáo viên : Bài soạn SGK SBT

2. Của học sinh : Thực hiện theo hướng dẫn tiết trước.

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài : GV yêu cầu HS nhắc lại: Các tập hợp số đã học ?

3. Bài mới :

 

doc 6 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 17+18 - Nguyễn Vũ Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9
Tiết : 17
 Ngày so¹n: 25 / 10 / 2008
 Ngµy d¹y : 28 / 10 / 2008
Bài 11: SỐ VÔ TỈ - KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
I. MỤC TIÊU : 
- HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc 2 của một số không âm
- Biết sử dụng đúng ký hiệu 
II. CHUẨN BỊ :
1. Của giáo viên : Bài soạn - SGK - SBT 
2. Của học sinh : Thực hiện theo hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định : 	
2. Kiểm tra bài : 	GV yêu cầu HS nhắc lại:	Các tập hợp số đã học ?
3. Bài mới :
Hoạt động của Giáo viên
Kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu Số vô tỉ
- GV: Giới thiệu bài toán. 
- Hỏi: Với AE = 1m. Ta tính được diện tích hình vuông nào ? 
- Hỏi: Hãy tìm mối liên hệ giữa SABCD với SAEBF ? 
- Hỏi: Gọi độ dài cạnh AB là x. Hãy biểu thị SABCD theo x ?
- GV: Dẫn dắt HS đi đến đẳng thức: x2 = 2
- GV: Tìm được x = 1,4142135623730 ... Đó là số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ta gọi là số vô tỉ.
- Hỏi: Vậy số vô tỉ là gì ? số vô tỉ khác với số hữu tỉ như thế nào ?
- GV giới thiệu ký hiệu I
GV nhấn mạnh: Số thập phân gồm:
 + Số thập phân hữu hạn và số thập phân vô hạn tuần hoàn ® gọi là số hữu tỉ .
 + Số thập phân vô hạn không tuần hoàn® số vô tỉ
1. Số vô tỉ : 
Bài toán:
a) Diện tích ABCD = ?
b) AB = ?
a) - Diện tích hình vuông AEBF:
1.1 = 1 (m2)
 - Diện tích hình vuông ABCD gấp 2 lần diện tích hình vuông AEBF nên ta có:
2 . 1 = 2 (m2)
b) Gọi x (m); (x > 0) là độ dài cạnh AB của hình vuông ABCD thì ta có: 
x2 = 2
Þ x = 1,4142135623730...
 Đó là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ta gọi những số đó là số vô tỉ.
Số vô tỉ: là số viết được dưới dạng số thập vô hạn không tuần hoàn.
Tập hợp số vô tỉ được ký hiệu là I
HĐ 2: Tìm hiểu khái niệm về căn bậc hai
- Hỏi: 32 = ? ; (-3)2 = ?
- GV giới thiệu: 3 và -3 là căn bậc 2 của 9.
- Hỏi: Tìm các căn bậc hai của:
4; 36; 49; ; -64; -81;
- Hỏi: Qua ví dụ trên em thấy những số nào mới có căn bậc hai ?
- GV: Giới thiệu định nghĩa căn bậc hai của một số không âm. 
- GV: Yêu cầu HS làm ? 1 
- GV: Giới thiệu chú ý.
- Hỏi: Tìm các căn bậc hai của 0
- GV quay lại bài toán ở mục 1, ta có:
 x2 = 2 Þ x = ± (x > 0) Þ độ dài đường chéo AB của hình vuông là m
- GV giới thiệu: ; ... là các số vô tỉ. 
- Hỏi: Vậy có bao nhiêu số vô tỉ ?
GV chốt lại: Như vậy chỉ có số dương và số 0 mới có căn bậc hai. Số âm không có căn bậc hai.
- Hỏi: Mỗi số dương có bao nhiêu căn bậc hai ? Số 0 có bao nhiêu căn bậc hai ?
2. Khái niệm về căn bậc hai: 
Ví dụ: Ta có: 32 = 9 ; (-3)2 = 9
Nên 3 và -3 là các căn bậc hai của 9
Định nghĩa: Căn bậc 2 của 1 số a không âm là số x sao cho x2 = a
? 1 Căn bậc hai của 16 là 4 và - 4.
Vì 42 = 16 và (-4)2 = 16
Chú ý: 
- Số dương a có đúng hai căn bậc hai:
	+ Một số dương, kí hiệu là: 
	+ Một số âm, kí hiệu là: -
 Ví dụ:
	+ Số dương 4 có hai căn bậc hai là:
 = 2 và -= - 2
	+ Số dương 5 có hai căn bậc hai là:
 và -
- Số 0 chỉ có một căn bậc hai là 0: = 0
- Không được viết: = 2 !
- Trong bài toán có : x2 = 2 và x > 0
	Nên x = 
? 2
+ Căn bậc hai của 3 là và -
+ Căn bậc hai của 10 là và -
+ Căn bậc hai của 25 là =5; - = -5
 Các số: ; ... là những số vô tỉ
HĐ 3 : Củng cố.
- GV: Đưa bài tập lên bảng phụ.
- HS: Suy nghĩ trả lời. 
- HS: Có thể thảo luận với các bạn lân cận
- GV: Sửa hoàn chỉnh.
	+ Câu đúng: a) ; c) ; h)
	+ Câu sai: Còn lại.
Bài 82 Sgk tr.41: 
- HS: Suy nghĩ vài phút . 
- HS: Lên bảng trình bày.
- Gọi 1 HS lên bảng điền
Bài tập: Các cách viết sau cách viết nào đúng? Cách viết nào sai ?
a) = 6
b) = - 3
c) - = - 0,1
d) = ± 
e) Vì = 9 
 nên x = 3
f) = 
g) = - 5
 h) Căn bậc hai của 49 là 7 và -7
 m) Căn bậc hai của 49 là 7 hoặc -7
Bài 82 Sgk tr.41: 
a) Vì 52 = 25 nên = 5
b) Vì 72 = 49 nên = 7
c) Vì 12 = 1 nên = 1
d) Vì nên= 
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài theo vở ghi và kết hợp với Sgk. 
- Làm bài tập 83; 84; 85; 86 Sgk tr.41+42 và bài tập: 106 à 112 Sbt tr.18+19
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Tuần : 9
Tiết : 18
 Ngày so¹n: 28 / 10 / 2008
 Ngµy d¹y : 30 / 10 / 2008
Bài 12: SỐ THỰC
I. MỤC TIÊU: 
- HS biết được số thực là tên gọi chung cho cả hai số hữu tỉ và số vô tỉ, biết được biểu diễn thập phân của số thực, hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
- Thấy được sự phát triển của hệ tư tưởng từ N đến Z ; Q và R
II. CHUẨN BỊ:
1. Của giáo viên: Bài soạn - Compa - Sgk - Sbt 
2. Của học sinh: Thực hiện hướng dẫn tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định : 	
2. Kiểm tra bài : 	
Hỏi:	- Số vô tỉ là gì ? Định nghĩa căn bậc hai của một số a không âm ?
- Tìm các căn bậc hai của: 7; 25 ?
3. Bài mới :
Hoạt động của Thầy và Trò
Kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu “Số thực”
- Hỏi: Nhắc lại các tập hợp số đã học ? 
- GV: Giới thiệu tập hợp số thực.
- HS: Đứng tại chỗ lấy ví dụ về số thực.
- Hỏi: Tất cả các tập hợp số đã học N ; Z ; Q ; I có quan hệ gì với tập hợp R ?
- HS: Đứng tại chỗ trả lời ? 1
Cách viết x Ỵ R cho ta biết điều gì ?
Bài 88 Sgk tr.44:
- HS: Đọc bài và suy nghĩ. 
- HS: Đứng tại chỗ trả lời.
- GV: Giới thiệu cách so sánh hai số thực.
- GV: Hướng dẫn HS hiểu ví dụ ở Sgk. 
- GV: Yêu cầu HS so sánh:
- 3,45623  với -3,455221 
- GV: Yêu cầu HS làm ? 2
- HS: Suy nghĩ vài phút.
- HS: Đứng tại chỗ suy nghĩ. 
- GV: Ghi bảng
- Hỏi: Ta có 5 > 4. Hãy so sánhvà?
- GV giới thiệu: Với a, b là 2 số thực dương, ta có: nếu a > b thì 
- GV: Nêu ví dụ
- GV: Dẫn dắt HS cách so sánh và 3
1. Số thực: 
Số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
Kí hiệu: R
Ví dụ: -2; ; ; 4,123; ; 
? 1 Khi viết x Ỵ R ta hiểu rằng x là số thực, x có thể là số hữu tỉ hoặc số vô tỉ.
Bài 88 Sgk tr.44:
a) Hữu tỉ hoặc số vô tỉ
b) Thập phân vô hạn không tuần hoàn
Ví dụ: a) 0,3192  < 0,32(5)
	 b) 1,24598  > 1,24596 
	 c) - 3,45623  < -3,455221 
? 2 a) Ta có: 2,(35) = 2,3535...
	Nên 2,(35) < 2,3691215...
	 b) = - 0,(63)
Chú ý: Với a, b là 2 số thực dương, ta có: nếu a > b thì 
Ví dụ: Không dùng máy tính, Hãy so sánh và 3 ?
	Ta có: 3 = 
	Mà < (do 8 < 9)
	Nên < 3
HĐ 2: Trục số thực
- Hỏi: Hình vuông cạnh bằng 1 thì đường chéo của hình vuông là bai nhiêu ? 
- Hỏi: Làm thế nào đặt được một đoạn thẳng trên trục số có độ dài là đường chéo.
- GV Giới thiệu trục số thực.
- GV: Giới thiệu các phép tính với các tính chất trên tập số thực R.
2. Trục số thực: 
- Biểu diễn trên trục số như sau:
 + Vẽ hình vuông cạnh 1 (đv)
	Khi đó đường chéo bằng 
 + Vẽ đường tròn tâm là điểm 0 với bán kính là đường chéo.
 + Đường tròn cắt trục số tại điểm 
- Trục số thực: Sgk tr.44 (hình 7)
Chú ý: Sgk tr.44
HĐ 3: Củng cố
- Hỏi: Tập hợp số thực bao gồm những số nào ?
- Hỏi: Vì sao nói trục số là trục số thực ?
Bài 89 Sgk tr.45: 
- HS: Thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời. 
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh.
Bài 90 Sgk tr.45: 
- GV: Gợi ý câu a)
 + Có thể thực hiện phép tính với phân số.
 + Nếu phân số nào biểu diễn được dưới dạng số thập phân hữu hạn thì ta có thể thực hiện phép tính với số thập phân.
 + Đối với câu a) nên chuyển sang số thập phân rồi thực hiện.
 + Đối với câu b) thì không nên chuyển sang số thập phân.
- HS 1: Lên bảng làm câu a)
- HS 2: Lên bảng làm câu b)
Bài 89 Sgk tr.45: 
a) Đúng
b) Sai. Vì còn số vô tỉ 
c) Đúng
Bài 90 Sgk tr.45: 
a) 
	= 
	= 	= - 8,91
b) 
	= 
	= = 
	= = 
4. Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm vững tập hợp số thực - Nắm vững cách so sánh hai số thực - trục số thực
- Làm bài tập: 91 à 95 Sgk tr.45 ; Bài 117 ; 118 SBT tr. 20
- Ôn lại định nghĩa : Giao của hai tập hợp, tính chất của đẳng thức, bất đẳng thức
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_1718_nguyen_vu_hoang.doc