Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 41+42 - Năm học 2011-2012

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 41+42 - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ: “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIO VIN VÀ HỌC SINH:

1. Giáo viên : SGK; bài soạn,

2. Học sinh : Thực hiện hướng dẫn tiết trước

III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :

1. Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới :

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 41+42 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày so¹n: 01 / 01 / 2012
Ngµy dạy : 02 / 01 / 2012
Tuần : 20
Tiết : 41
CHƯƠNG 3: THỐNG KÊâ
BÀI 1 : THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ , TẦN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
- Học sinh làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra (về cấu tạo, về nội dung); biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được ý nghĩa của các cụm từ: “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”; làm quen với khái niệm tần số của một giá trị.
- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.	
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINHØ:
1. Giáo viên : 	- SGK; bài soạn, 
2. Học sinh : 	- Thực hiện hướng dẫn tiết trước 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định : 	
	2. Kiểm tra bài cũ :
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
HĐ 1: Thu thập số liệu; bảng số liệu thống kê ban đầu.
- GV: Cho HS nghiên cứu ví dụ: Sgk tr.4
- GV giới thiệu: Đó là bảng số liệu thống kê ban đầu.
- GV: Tương tự như bảng 1, yêu cầu HS về nhà làm ? 1 
- GV: Cho HS nghiên cứu bảng 2.
- GV: Giải thích cho HS hiểu rõ thêm về số liệu ở bảng 2.
1. Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu
Ví dụ: Sgk tr.4
 Bảng 1 gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
? 1 (Về nhà)
 Bảng 2: Sgk tr.5
HĐ 2: Tìm hiểu về dấu hiệu
- HS: Đọc ? 2
- Hỏi: Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì ?
- GV: Giới thiệu dấu hiệu; kí hiệu
- Hỏi: Dấu hiệu X ở bảng 1 là gì ?
- GV: Giới thiệu đơn vị điều tra,
- HS: Đứng tại chỗ trả lời ? 3 
- Hỏi: Lớp 7A; 8D trồng được bao nhiêu cây ?
- Hỏi: Dựa vào bảng 1, hãy tìm một vài giá trị của dấu hiệu.
- Hỏi: Các giá trị của dấu hiệu có nhất thiết phải khác nhau không?
- GV: Giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu X
- GV: Cho HS suy nghĩ, trả lời ? 4 
2. Dấu hiệu
 a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra.
? 2 Nội dung của điều tra trong bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
	Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra cần quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. Kí hiệu là: X;Y;....
 Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi nhóm. Còn mỗi lớp gọi là một đơn vị điều tra.
? 3 Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
 b. Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
 Mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu
 Số các đơn vị điều tra kí hiệu là: N
? 4 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị.
HĐ 3: Tìm hiểu về tần số của mỗi giá trị
- HS: Suy nghĩ ? 5
- HS: Đứng tại chỗ trả lời ? 5
- GV: Gọi HS đọc ? 6
- HS: Suy nghĩ, trả lời. 
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh ? 6
- GV: Giới thiệu tần số của giá trị.
- GV: Cho HS cần phân biệt n và N; x và X
- GV: Cho HS làm ? 7 
- HS: Đứng tại chỗ trả lời ? 7 
- GV: Gọi HS nhận xét và sửa hoàn chỉnh ? 7 
- GV: Gọi HS đọc ghi nhớ (phần đóng khung Sgk tr.6)
- GV: Cho HS nghiên cứu phần chú ý vài phút.
- GV: Giảng thêm cho HS khắc sâu phần chú ý
3. Tần số của mỗi giá trị .
? 5 Có 4 số khác nhau trong cột số cây trồng được, đó là: 35; 30; 28; 50.
? 6 
 	 Giá trị 30 xuất hiện 8 lần
 	 Giá trị 28 xuất hiện 2 lần
 	 Giá trị 50 xuất hiện 3 lần
 * Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. 
? 7
 Trong dãy giá trị dấu hiệu ở bảng 1 có 4 giá trị khác nhau: 35; 30; 28; 50 và tần số tương ứng của các giá trị đó là: 7; 8; 2; 3.
Ghi nhớ: Sgk tr.6
Chú ý: Sgk tr.7
HĐ 4: Củng cố
- GV: Cho HS làm bài 2 Sgk tr.7 trong ít phút.
- GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời bài 2.
- GV: Gọi HS nhận xét và sửa hoàn chỉnh bài 2.
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài theo vở ghi và kết hợp với Sgk.
	- Làm bài tập 1 Sgk tr.7; 	Bài 1-2-3 Sbt tr.3+4.
	- Tiết sau chuẩn bị bút chì và xem trước các bài tập ở phần luyện tập.
IV RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày so¹n: 09 / 01 / 2012
Ngµy dạy : 10 / 01 / 2012
Tuần : 21
Tiết : 42
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
Củng cố cho HS về các khái niệm : “số các giá trị của dấu hiệu” ; “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” ; “ tần số của một giá trị” qua các bài tập đơn giản.
Rèn luyện cho HS tính cẩn thận chính xác đối với dạng bài tập thống kê.	
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. Giáo viên : 	- SGK; bài soạn, 
2. Học sinh : 	- Thực hiện hướng dẫn tiết trước 
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
1. Ổn định : 	
	2. Kiểm tra bài cũ :
	Hỏi: Trả lời bài tập 1 Sbt tr.3
3. Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội Dung
HĐ 1: Luyện tập
Bài 3 Sgk tr.8
- GV: Gọi HS đọc đề bài. 
- GV: Cho HS suy nghĩ vài phút.
- Hỏi: Dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở bảng 5 và bảng 6 là gì ?
- Hỏi: Đối với bảng 5 số các giá trị là bao nhiêu ? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu ?
- GV: Yêu HS làm tương tự đối với bảng 6
- Hỏi: Đối với bảng 5 các giá trị khác nhau của dấu hiệu là những số nào ? Tìm tần số tương ứng với mỗi giá trị khác nhau đó ?
- GV: Yêu cầu HS làm cẩn thận câu c
- GV: Gọi HS nhận xét và sửa hoàn 
Bài 4 Sgk tr.9
- GV: Gọi HS đọc đề bài
- GV: Treo bảng phụ với số liệu như bảng 7
- HS: Suy nghĩ, có thể hỏi các bạn bên cạnh.
- Hỏi: Dấu hiệu cần tìm hiểu ở đây là gì ? 
- Hỏi: Trong bảng có bao nhiêu giá trị? 
- Hỏi: Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu ?
- Hỏi: Nêu các giá trị khác nhau trong dãy các giá trị của dấu hiệu ? Tìm tần số tương ứng với mỗi giá trị khác nhau đó ?
- GV: Nhận xét và sửa hoàn chỉnh.
Bài 3 Sgk tr.8
Bảng 5 : Sgk tr.8
Bảng 6 : Sgk tr.8
 a) Dấu hiệu X là thời gian chạy 50m của mỗi HS (cả nam và nữ)
 b) 
Đối với bảng 5:
 + Số các giá trị là: 20. 
 + Số các giá trị khác 	nhau là 5.
Đối với bảng 6:
 + Số các giá trị là: 20. 
 + Số các giá trị khác 	nhau là 4.
 c)
Đối với bảng 5:
 + Các giá trị là: 8,3; 8,5; 8,7; 8,4; 8,8. 
 + Tần số tương ứng là: 2; 8; 5; 3; 2
Đối với bảng 6:
 + Các giá trị là: 9,2; 8,7; 9,0; 9,3; 9,3. 
 + Tần số tương ứng là: 7; 3 ; 5; 5.
Bài 4 Sgk tr.9
a) – Dấu hiệu cần tìm hiểu là khối lượng chè trong từng hộp.
 - Số các giá trị là 30.
b) Số các giá trị khác nhau là: 5
c) Các giá trị khác nhau là: 98; 99; 100; 101; 102.
 Tần số tương ứng với các giá trị trên là: 3, 4, 16, 4, 3.
HĐ 2: Củng cố
- GV: Chốt lại các khái niệm : “số các giá trị của dấu hiệu” ; “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu” ; “ tần số của một giá trị” 
4. Hướng dẫn về nhà:
	- Về nhà học bài và cần phân biệt các kí hiệu: x và X; n và N.
	- Về nhà tự điều tra và lập bảng số liệu thống kê ban đầu như bài 3 và bài 4. Sau đó tự đặt các câu hỏi tương tự như bài 3 ; bài 4 và trả lời.
	- Xem trước bài 2: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
IV RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_4142_nam_hoc_2011_2012.doc