Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43+44 - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43+44 - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Học sinh trình bày được cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và ngược lại từ biểu đồ đoạn thẳng lập lại bảng tần số, khai thác thông tin từ biểu đồ

2.Kĩ năng

-Tính toán, phân tích đề, trình bày, vẽ biểu đồ

3.Thái độ

-HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật

-HS có hứng thú trong học tập

4.Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ

Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học.

Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực

II.CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án

2.Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài ở nhà.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học

 

docx 6 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 166Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 43+44 - Năm học 2021-2022 - Bùi Hương Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rút kinh nghiệm 
Tiết 41: Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Cần hướng dẫn HS cách đếm và cách kiểm tra lại kết quả đếm được.
Ngày soạn: 30/1/2022
TIẾT 43: BIỂU ĐỒ 
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: 
- Học sinh trình bày được cách dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng tần số và ngược lại từ biểu đồ đoạn thẳng lập lại bảng tần số, khai thác thông tin từ biểu đồ
2.Kĩ năng
-Tính toán, phân tích đề, trình bày, vẽ biểu đồ
3.Thái độ
-HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật
-HS có hứng thú trong học tập
4.Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ
Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học, năng lực mô hình hóa toán học. 
Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực 
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
2.Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước nội dung bài ở nhà. 
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học 
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Mở đầu (3 phút)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS
- GV đặt vấn đề: Ngoài cách lập bảng tần số, còn có cách nào khác thể hiện các giá trị khác nhau và tần số tương ứng của chúng hay không?
- HS quan sát bảng 7
- HS chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1: Biểu đồ đoạn thẳng (16 phút)
Mục tiêu: HS vẽ được biểu đồ đoạn thẳng 
-GV trở lại với bảng tần số được lập từ bảng 1 và cùng học sinh làm ?1 theo các bước như SGK
-GV cho học sinh đọc từng bước và làm theo
-GV lưu ý các bước làm
-Em hãy nhắc lại các bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng ?
-Cho học sinh làm bài tập 10 (SGK)
-Dấu hiệu ở đây là gì ?
-Gọi một học sinh lập biểu đồ đoạn thẳng
-GV kiểm tra bài của một số học sinh 
 GV kết luận.
Học sinh đọc yêu cầu ?1 (SGK-13)
Học sinh đọc từng bướcvẽ biểu đồ đoạn thẳng (SGK)
HS: dựng hệ trục toạ độ
-Vẽ các điểm có các toạ độ đã cho trong bảng
-Vẽ các đoạn thẳng
Học sinh đọc đề bài và làm bài tập vào vở
Một học sinh làm bài tập
-Học sinh lớp nhận xét, góp ý
1. Biểu đồ đoạn thẳng:
Bài 10 (sgk)
a) Dấu hiệu: Điểm kiểm tra Toán học kỳ I của mỗi học sinh lớp 7C
-Số giá trị : 50
b) Biểu đồ đoạn thẳng
Hoạt động 2.2: Chú ý (10 phút)
Mục tiêu: HS biết các dạng biểu đồ khác 
-GV gọi HS đọc chú ý (SGK)
-GV giới thiệu cho học sinh đặc điểm của biểu đồ hình chữ nhật này là biểu diễn sự biến thiên giá trị của dấu hiệu theo thời gian (Từ 1995 đến 1998)
-Em hãy cho biết từng trục biểu diễn cho đại lượng nào?
-GV yêu cầu học sinh nhận xét về tình hình tăng, giảm diện tích cháy rừng ?
-GV giới thiệu thêm biểu đồ về diện tích rừng bị phá những năm gần đây, và tác hại kèm theo, từ đó ý thức được cần bảo vệ rừng.
GV kết luận.
-Học sinh đọc phần chú ý và quan sát h.2 (SGK)
-HS quan sát hình 2 SGK/14
HS: Trục hoành biểu diễn thời gian từ 1995->1998
+Trục tung biểu diễn diện tích rừng nước ta bị phá (đ.vị nghìn ha)
-HS rút ra nhận xét
2. Chú ý:
Chú ý SGK/13
-Biểu đồ hình chữ nhật: Thay đoạn thẳng thành các hình chữ nhật (vẽ sát nhau)
Hoạt động 3: Luyện tập – Vận dụng (10 phút)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài
-GV yêu cầu HS làm bài 10 SGK/14
-GV gọi HS chữa bài.
-GV lưu ý một số lỗi của HS gặp phải. 
GV kết luận.
-HS đọc bài và làm bài. 
-HS nghe, chữa bài. 
Bài 10 SGK/14
a)Dấu hiệu là điểm kiểm tra Toán HKI của học sinh lớp 7C.
Có 11 giá trị.
b)
Hướng dẫn về nhà (5 phút)
Học bài theo SGK và vở ghi
BTVN: 11, 12 (SGK) và 8, 9, 10 (SBT)
Đọc: “Bài đọc thêm” (SGK)
Xem trước các bài 12, 13 SGK để tiết sau luyện tập 
IV.RÚT KINH NGHIỆM 
Ngày soạn: 30/1/2022
TIẾT 44: LUYỆN TẬP
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức
-HS trình bày được cách vẽ biểu đồ
-HS vận dụng được kiến thức đã biết về biểu đồ, khai thác thông tin về biểu đồ 
2.Kĩ năng
-Củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ
-Tính toán, phân tích đề, trình bày bài 
3.Thái độ
-HS rèn tính cẩn thận , kỉ luật
-HS có hứng thú trong học tập
-Phát huy tính tích cực, sáng tạo, làm việc nhóm 
-Thêm yêu thích môn học 
4.Định hướng phát triển phẩm chất, năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ
Năng lực toán học: Năng lực lập luận và tư duy toán học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán, năng lực giao tiếp toán học 
Phẩm chất: Chăm chỉ, trách nhiệm, trung thực 
II.CHUẨN BỊ
1.Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
2.Học sinh: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập
III.TIẾN TRÌNH HẠY HỌC 
1.Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Trong tiết học
3. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Mở đầu (3p)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, gợi nhớ kiến thức đã học ở tiết trước 
Hỏi nhanh, đáp nhanh 
GV chiếu hình ảnh một số loại biểu đồ yêu cầu HS nêu tên loại biểu đồ đó: Biểu đồ cột, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ đường, biểu đồ quạt 
HS trả lời 
Hoạt động 2. Chữa bài tập - Luyện tập (34phút)
Hoạt động 2.1 Chữa bài tập (7p)
Mục tiêu: HS trình bày được các bài đã làm ở nhà.
-GV yêu cầu HS lên bảng chữa bài 11 SGK/14
-GV gọi nhận xét, cho điểm 
-HS lên bảng chữa bài. 
-HS nhận xét. 
Bài 11. (SGK/14)
Hoạt động 2.2 Luyện tập (27p)
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập 
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT12 (sgk)
-Gọi một học sinh lên bảng lập bảng tần số
-Gọi tiếp một học sinh khác lên bảng vẽ biểu đồ đoạn thẳng
-GV cho học sinh nhận xét kĩ năng vẽ biểu đồ của bạn
-Học sinh đọc đề bài bài tập 12 (sgk)
-Một học sinh lên bảng lập bảng tần số
-Học sinh còn lại làm vào vở
-Một HS khác lên bảng biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng
-Học sinh lớp nhận xét bài bạn
-HS chữa bài 
Bài 12 (SGK/14)
a) Lập bảng tần số:
x
17
18
20
25
28
30
31
n
1
3
1
1
2
1
2
b) Biểu đồ đoạn thẳng:
-GV chiếu bài Biểu đồ sau biểu diễn lỗi chính tả trong một bài tập làm văn của các HS lớp 7B
(GV dùng bảng phụ vẽ biểu đồ cho trước )
-Từ biểu đồ hãy rút ra một số nhận xét ?
-Từ biểu đồ hãy lập lại bảng tần số
-GV gọi nhận xét chữa bài
-Gv chốt lại cách đọc thông tin từ biểu đồ:
Nhìn các đoan thẳng trên 
+) Điểm trên trục Ox cho biết các giá trị x
+)Từ điểm cao nhất vẽ vuông góc với trục Oy,cho biết tần số tương ứng
- Học sinh đọc kĩ đề bài, quan sát biểu đồ rồi rút ra một số nhận xét
+Có 7 em mắc 5 lỗi chính tả, 6 em mắc 2 lỗi chính tả
+Đa số học sinh mắc từ 2 đến 7 lỗi chính tả
-Một học sinh lên bảng lập lại bảng tần số
-HS nhận xét chữa bài. 
Bài 1.PBT
Bảng tần số 
x
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
n
3
6
5
2
7
3
4
5
3
2
-GV yêu cầu học sinh đọc đề bài BT13 (SGK)
-Cho biết biểu đồ trên thuộc loại nào ?
-GV yêu cầu đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. 
GV kết luận
-HS đọc đề bài. 
HS: Biểu đồ hình chữ nhật.
-Học sinh trả lời các câu hỏi của bài tập (SGK)
Bài 13 (SGK/15)
a) Năm 1921, số dân nước ta là 16 triệu người
b) Sau 78 năm (1921->1999) thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người
c) Từ 1980->1998 dân số nước ta tăng thêm 22 triệu người
Hướng dẫn về nhà (5 p) 
-Xem lại các bài tập đã làm trên lớp
-BTVN: 
Điểm thi học kỳ I môn Toán của lớp 7B được cho bởi bảng sau:
7,5
5
5
8
7
4,5
6,5
8
8
7
8,5
6
5
6,5
8
9
5,5
6
4,5
6
7
8
6
5
7,5
7
6
8
7
6,5
a) Dấu hiệu cần quan tâm là gì ? Có tất cả bao nhiêu giá trị ?
b) Có bao nhiêu giá trị khác nhau ?
c) Lập bảng tần số và bảng tần suất của dấu hiệu
d) Biểu diễn bằng biểu đồ đoạn thẳng và rút ra nhận xét
-Chuẩn bị bài: Số trung bình cộng
?Công thức tính số trung bình cộng là gì?
Làm ?1, ?2 trong SGK 
IV. RÚT KINH NGHIỆM 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_4344_nam_hoc_2021_2022_bui_huong_g.docx