I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức
- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức
2. Kĩ năng:
- HS nhân hai đơn thức, viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
4. Phát triển năng lực: hợp tác, giao tiếp, tính toán, tự học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. GV: SGK, SGV, giáo án, thước thẳng, bảng phụ
2. HS: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số, đồng phục, tác phong
Rút kinh nghiệm Tiết 48: HS tính giá trị biểu thức còn nhầm lẫn, rèn thêm kĩ năng tính toán cho HS ở những tiết sau. Ngày soạn: 21/2/2022 TIẾT 49: ĐƠN THỨC - ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức - Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số, phần biến của đơn thức 2. Kĩ năng: - HS nhân hai đơn thức, viết một đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn. 3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. 4. Phát triển năng lực: hợp tác, giao tiếp, tính toán, tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: SGK, SGV, giáo án, thước thẳng, bảng phụ 2. HS: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số, đồng phục, tác phong 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi kiểm tra 1. Để tính giá trị của một biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm thế nào? 2. Chữa bài 9 (SGK-29) - GV gọi HS nhận xét và cho điểm HS lên bảng - 1 HS lên bảng Bài 4 (SGK-27) Thay x = 1, y = vào biểu thức ta được: 12. - HS nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Mở đầu (2p) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS -GV: Hãy viết 1 biểu thức. GV đặt vấn đề: công thức trên là đơn thức hay không là đơn thức, chúng ta cùng tìm hiểu bài ngày hôm nay. HS trả lời Hoạt động 2: Hình Thành kiến thức. Hoạt động 2.1: Đơn thức (10 phút) Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là đơn thức, nhận biết được một biểu thức có là đơn thức hay không? - GV đưa ?1 (SGK-30) lên và bổ sung thêm các biểu thức sau: 9; ; x; y Yêu cầu sắp xếp các biểu thức đã cho làm hai nhóm - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (3’) làm bài - GV chữa bài của 2 nhóm - GV giới thiệu: Các biểu thức ở nhóm 2 vừa viết là các đơn thức. Còn các biểu thức ở nhóm 1 vừa viết không phải là đơn thức - GV: Vậy theo em thế nào là đơn thức? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về đơn thức - GV: Theo em, số 0 có phải là đơn thức không? - GV giới thiệu: Số 0 gọi là đơn thức không - GV yêu cầu HS làm 10 (SGK-32) - HS đọc đề bài - HS hoạt động nhóm Nhóm 1: 3 – 2y; 10x + y; 5(x + y) Nhóm 2: 4xy2; ; ; 2x2y; -2y; 9; ; x; y - HS lắng nghe - HS trả lời - HS lấy ví dụ - HS: Số 0 là đơn thức vì số 0 là 1 số - HS làm bài Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5 – x)x2 không phải là đơn thức vì có chứa phép trừ I. Đơn thức a) Đơn thức ?1 (SGK-30) - ĐN: Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm 1 số hoặc 1 biến hoặc 1 tích giữa các số và các biến - VD: ; 2x2y; -2y; 9; ; x; y là những đơn thức - Chú ý: Số 0 được gọi là đơn thức không Bài 10 (SGK-32) Hoạt động 2.2: Đơn thức thu gọn (8 phút) Mục tiêu: HS trình bày được thế nào là đơn thức thu gọn, xác định được hệ số và biến. - GV: Xét đơn thức 10x6y3 Trong đơn thức trên có mấy biến? Các biến có mặt mấy lần và được viết dưới dạng nào? - GV: Ta nói đơn thức 10x6y3 là đơn thức thu gọn 10: là hệ số của đơn thức x6y3 là phần biến của đơn thức - GV: Vậy thế nào là đơn thức thu gọn? - GV: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ về đơn thức thu gọn, chỉ ra phần hệ số và phần biến của mỗi đơn thức - GV gọi 1 HS đọc to nội dung phần chú ý - GV: Trong những đơn thức ở ?1 (nhóm 2) những đơn thức nào là đơn thức thu gọn, những đơn thức nào ở dạng chưa thu gọn? - GV yêu cầu HS làm bài 12 (SGK-32) - HS: Trong đơn thức có hai biến x và y, các biến đó có mặt 1 lần dưới dạng 1 lũy thừa với số mũ nguyên dương - HS lắng nghe - HS trả lời - HS trả lời - HS lấy vài ví dụ - 1 HS đọc to chú ý - HS trả lời + Những đơn thức thu gọn là: 4xy2; 2x2y; -2y; 9; ; x; y + Những đơn thức chưa thu gọn là: ; - HS làm bài cá nhân, sau đó 1 HS lên bảng chữa bài b) Đơn thức thu gọn - ĐN: Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của 1 số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương - Gồm 2 phần: phần hệ số và phần biến - VD: 10x6y3 là đơn thức thu gọn 10: là hệ số của đơn thức x6y3 là phần biến của đơn thức - Chú ý: SGK-31 Bài 12 (SGK-32) a) Phần hệ số: 2,5 và 0,25 Phần biến x2y2 b) Giá trị của đơn thức 2,5x2 y tại x = 1, y = -1 là -2,5 Giá trị của biểu thức 0,25x2y2 tại x = 1, y = -1 là 0,25 Hoạt động 2.3: Bậc của đơn thức (6 phút) Mục tiêu: HS tìm được bậc của đơn thức. - GV: Cho đơn thức 2x5y3z Hỏi: Đơn thức trên có phải đơn thức thu gọn không? Hãy xác định phần hệ số và phần biến, số mũ của mỗi biến - GV: Tổng các số mũ của các biến là 5 + 3 + 1 = 9. Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho - GV: Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? - GV giới thiệu: + Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0 + Số 0 được coi là đơn thức không có bậc - GV chiếu bài tập sau: Hãy tìm bậc của các đơn thức sau: -5; ; 2,5x2y; 9x2yz; - HS: Đơn thức trên là đơn thức thu gọn có phần hệ số là 2 và phần biến là x5y3z Số mũ của x là 5, của y là 3, của z là 1 - HS trả lời - HS lắng nghe, ghi nhớ kiến thức - HS đứng tại chỗ trả lời -5 là đơn thức bậc 0 là đơn thức bậc 3 2,5x2y là đơn thức bậc 3 9x2yz là đơn thức bậc 4 là đơn thức bậc 12 c) Bậc của đơn thức - ĐN: Bậc của đơn thức có hệ số khác 0 là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó - Chú ý: + Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0 + Số 0 được coi là đơn thức không có bậc Hoạt động 2.4: Nhân hai đơn thức (6 phút) Mục tiêu: HS nhân được 2 đơn thức. - GV: Cho hai biểu thức A = 32.167 và B = 34.166 Dựa vào quy tắc và các tính chất của phép nhân em hãy thực hiện phép tính nhân biểu thức A với B - GV: Bằng cách tương tự ta có thể thực hiện phép nhân hai đơn thức - GV: Em hãy tìm tích của 2 đơnt hức 2x2y và 9xy4 - GV: Vậy muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào? - GV gọi 1 HS đọc to phần chú ý - 1 HS lên bảng A.B = (32.167).(34.166) = (32.34).(167.166) = 36.1613 - HS nêu cách làm - HS trả lời - 1 HS đọc to chú ý d)Nhân hai đơn thức - VD: (2x2y).(9xy4) = (2.9).(x2.x).(y.y4) = 18x3y5 - Quy tắc: Muốn nhân hai đơn thức ta nhân hệ số với nhau, nhân các phần biến với nhau - Chú ý: SGK-32 Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào làm bài ?3 - GV yêu cầu HS làm ?3 (SGK-32) - HS làm bài Luyện tập ?3 (SGK-32) HDVN (2 phút) - Nắm vững kiến thức cơ bản của bài - BTVN: 11, 13, 14 (SGK-32); 14 đến 18 (SBT-21) - Đọc trước bài “Đơn thức đồng dạng”, tìm 1 ví dụ về đơn thức đồng dạng Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 21/2/2022 TIẾT 50: ĐƠN THỨC - ĐƠN THỨC ĐỒNG DẠNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng. - Biết cộng, trừ các đơn thức đồng dạng. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết các đơn thức đồng dạng. - Rèn kĩ năng tính tổng, hiệu các đơn thức đồng dạng. 3. Thái độ: Có ý thức quan sát các đơn thức đồng dạng trong một biểu thức. Từ đó tính hợp lí các giá trị của 1 biểu thức. 4. Phát triển năng lực: hợp tác, giao tiếp, tính toán, tự học. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: SGK, SGV, giáo án, thước thẳng, bảng phụ, giáo án điện tử. 2. HS: SGK, SBT, vở ghi, đồ dùng học tập. III. PHƯƠNG PHÁP: Hoạt động nhóm, thực hành - luyện tập, gợi mở - vấn đáp. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định (1 phút): kiểm tra sĩ số, đồng phục, tác phong 2. Kiểm tra bài cũ: (7 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV nêu câu hỏi kiểm tra 1. Thế nào là đơn thức? Cho ví dụ một đơn thức có bậc 4 với các biến x, y, z Chữa bài 18a (SBT-21) 2. Thế nào là bậc của đơn thức có hệ số khác 0? Muốn nhân hai đơn thức ta làm thế nào? Chữa bài 17 (SBT-21) - GV gọi HS nhận xét và cho điểm HS lên bảng - 2 HS lên bảng Bài 18 (SBT-21) Thay x = -1, y = vào biểu thức ta được: Bài 17 (SBT-21) x2yz(2xy)2z = 4x4y3z2 - HS nhận xét 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2.1: Đơn thức đồng dạng (10 phút) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi (3’) làm ?1 (SGK-33) - GV gọi 2 nhóm trình bày - GV giới thiệu: Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu a là các ví dụ về đơn thức đồng dạng. Các đơn thức viết đúng theo yêu cầu của câu b không phải là đơn thức đồng dạng với đơn thức đã cho - GV: Vậy theo em thế nào là đơn thức đồng dạng? - GV: Em hãy lấy ví dụ ba đơn thức đồng dạng - GV nêu chú ý (SGK-33) - GV cho HS làm ?2 (SGK-33) - GV củng cố bằng bài 15 (SGK-34) - HS hoạt động nhóm - Đại diện 2 nhóm trình bày - HS lắng nghe - HS quan sát các ví dụ trên và trả lời - HS tự lấy ví dụ - HS nghe giảng - HS làm bài cá nhân - HS làm bài II. Đơn thức đồng dạng a) Đơn thức đồng dạng ?1 (SGK-33) - ĐN: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác 0 và có cùng phần biến - Chú ý: Các số khác 0 được coi là các đơn thức đồng dạng ?2 (SGK-33) Bạn Phúc nói đúng vì hai đơn thức có hệ số khác 0 nhưng phần biến khác nhau nên không đồng dạng Bài 15 (SGK-34) Hoạt động 2.2: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng (17 phút) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 (4’) tự nghiên cứu SGK phần 2 rồi tự rút ra quy tắc cộng, trừ các đơn thức đồng dạng và lấy 2 ví dụ minh họa quy tắc - GV gọi 2 nhóm trình bày - GV nhận xét, chốt kiến thức - GV cho HS làm ?3 (SGK-34) - GV yêu cầu HS làm nhanh bài 16 (SGK-34) - GV yêu cầu HS làm bài 17 (SGK-35) - GV: Muốn tính giá trị của biểu thức ta làm thế nào? - GV gợi ý để HS nêu được 2 cách tính - GV yêu cầu HS giải bài theo 2 cách Cách 1: Tính trực tiếp Cách 2: Thu gọn biểu thức trước - GV cho HS nhận xét và so sánh 2 cách làm trên - GV lưu ý: Trước khi tính giá trị của biểu thức, ta nên thu gọn biểu thức đó bằng cách cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng (nếu cần) rồi mới tính giá trị biểu thức - HS hoạt động nhóm - Đại diện 2 nhóm trình bày - HS làm bài cá nhân, sau đó 1 HS lên bảng làm - HS đứng tại chỗ trả lời - HS đọc đề - HS trả lời - HS làm bài sau đó GV gọi 2 HS lên bảng giải theo 2 cách - HS: Cách 2 làm nhanh hơn - HS ghi nhớ kiến thức b)Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng Quy tắc: Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta cộng hay trừ các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến ?3 (SGK-34) xy3 + 5xy3 + (-7xy3) = -xy3 Bài 17 (SGK-35) Hoạt động 3: Luyện tập (8 phút) - GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Thi viết nhanh” như SGK-34 - HS tham gia trò chơi 4. Củng cố và nhận xét tiết học (2 phút) - GV: Hãy phát biểu thế nào là hai đơn thức đồng dạng chó ví dụ Nêu cách cộng, trừ các đơn thức đồng dạng - GV nhận xét tiết học. 5. HDVN (2 phút) - Học thuộc lí thuyết - BTVN: 19 đến 21 (SBT-21, 22) - Tiết sau luyện tập Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: