I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Học sinh bước đầu biết tính giá trị của 1 biểu thức đại số đơn giản khi biết gi trị của biến.
2. Kỹ năng: Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
II. Chuẩn bị:
- Gv: Sgk, phấn màu.
- Hs: Sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Hs1: Làm bài tập 4
Hs2: Làm bài tập 2
3. Bài mới:
Ngày soạn: 20/2/2013 Tuần : 25, tiết PPCT: 51 CHƯƠNG IV: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm về biểu thức đại số, viết được biểu thức đại số trong các TH đơn giản, lấy được ví dụ về biểu thức đại số. Học sinh tự tìm một số ví dụ về biểu thức đại số. 2. Kỹ năng: Viết biểu thức đại số biểu thị 1 đại lượng chưa biết. 3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập. II. Chuẩn bị: Gv: Phấn màu, Sgk. Hs: Sgk. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: giới thiệu qua về nội dung của chương. GV: Ở lớp dưới ta đã học về biểu thức, lấy ví dụ về biểu thức? HS: 3 học sinh đứng tại chỗ lấy ví dụ. GV: Yêu cầu học sinh làm ví dụ tr24-SGK. HS: 1 học sinh đọc ví dụ. - Học sinh làm bài. GV: Yêu cầu học sinh làm ?1 HS: lên bảng làm. GV: Chuyển mục HS: đọc bài toán và làm bài. - Người ta dùng chữ a để thay của một số nào đó. GV: Yêu cầu học sinh làm ?2 HS: Cả lớp thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày. GV: Nhứng biểu thức a + 2; a(a + 2) là những biểu thức đại số. - Yêu cầu học sinh nghiên cứu ví dụ trong SGK tr25 GV: Lấy ví dụ về biểu thức đại số. HS: 2 học sinh lên bảng viết, mỗi học sinh viết 2 ví dụ về biểu thức đại số. - Cả lớp nhận xét bài làm của các bạn. GV: cho học sinh làm ?3 HS: 2 học sinh lên bảng làm bài. - Người ta gọi các chữ đại diện cho các số là biến số (biến) 1. Nhắc lại về biểu thức Ví dụ: Biểu thức số biểu thị chu vi hình chữ nhật là: 2(5 + 8) (cm) 2. Khái niệm về biểu thức đại số Bài toán: 2(5 + a) * Khái niệm: ( Sgk ) 4. Củng cố: Bài tập 2: Biểu thức biểu thị diện tích hình thang Bài tập 3: học sinh đứng tại chỗ làm bài Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết. 5. Dặn dò: Nắm vững khái niệm thế nào là biểu thức đại số. Làm bài tập 4, 5 tr27-SGK Làm bài tập 1 5 (tr9, 10-SBT) Chuẩn bị đọc trước và nghiên cứu kĩ bài ”Giá trị của một biểu thức đại số”. IV. Rút kinh nghiệm: Ngày soạn: 20/2/2013 Tuần : 25, tiết PPCT: 52 GIÁ TRỊ CỦA MỘT BIỂU THỨC ĐẠI SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh bước đầu biết tính giá trị của 1 biểu thức đại số đơn giản khi biết gi trị của biến. 2. Kỹ năng: Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số. 3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập. II. Chuẩn bị: Gv: Sgk, phấn màu. Hs: Sgk. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Hs1: Làm bài tập 4 Hs2: Làm bài tập 2 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: cho học sinh tự đọc ví dụ 1 tr27-SGK. HS: tự nghiên cứu ví dụ trong SGK. GV: yêu cầu học sinh tự làm ví dụ 2 SGK. GV: Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho ta làm như thế nào. HS: phát biểu. GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. HS: 2 học sinh lên bảng làm bài. GV: Nhận xét – củng cố GV: Yêu cầu học sinh làm ?2 HS: lên bảng làm. GV: Nhận xét – củng cố 1. Giá trị của một biểu thức đại số Ví dụ 1 (SGK) Ví dụ 2 (SGK) Tính giá trị của biểu thức 3x2 - 5x + 1 tại x = -1 và x = * Thay x = -1 vào biểu thức trên ta có: 3.(-1)2 - 5.(-1) + 1 = 9 Vậy giá trị của biểu thức tại x = -1 là 9 * Thay x = vào biểu thức trên ta có: Vậy giá trị của biểu thức tại x = là * Cách làm: SGK 2. Áp dụng ?1 Tính giá trị biểu thức 3x2 - 9 tại x = 1 và x = 1/3 * Thay x = 1 vào biểu thức trên ta có: Vậy giá trị của biểu thức tại x = 1 là -6 * Thay x = vào biểu thức trên ta có: Vậy giá trị của biểu thức tại x = là ?2 Giá trị của biểu thức x2y tại x = - 4 và y = 3 là 48 4. Củng cố: Giáo viên tổ chức trò chơi. Giáo viên treo 2 bảng phụ lên bảng và cử 2 đội lên bảng tham gia vào cuộc thi. Mỗi đội 1 bảng. Các đội tham gia thực hiện tính trực tiếp trên bảng. N: T: Ă: L: M: Ê: H: V: I: 5. Dặn dò: Làm bài tập 7, 8, 9 SGK/29, 8 12 SBT/10;11 Đọc phần “Có thể em chưa biết”; “Toán học với sức khoẻ mọi người” tr29-SGK. Đọc và nghiên cứu trước bài “Đơn thức” IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: