Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53+54 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang

Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53+54 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang

ĐƠN THỨC

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs biết khái niệm đơn thức, nhận biết được đơn thức, biết thu gọn đơn thức, phần biệt được phần hệ số, phần biến, tìm bậc đơn thức. Bước đầu biết nhân 2 đơn thức hay biết viết một đơn thức chưa thu gọn thành 1 đơn thức thu gọn.

2. Kỹ năng: Tìm bậc đơn thức, nhân hai đơn thức.

3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.

II. Chuẩn bị:

- Gv: Sgk, phấn màu.

- Hs: Sgk.

III. Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp (1’).

2. Kiểm tra bài cũ (4’).

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 7 - Tiết 53+54 - Năm học 2012-2013 - Phạm Quang Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2013
Tuần : 26, tiết PPCT: 53
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 	
Kiến thức:
- Nắm được cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
Kỹ năng:
- Biết cách trình bày lời giải của dạng bài toán này.
- Biết cách tính giá trị của một biểu thức đại số.
Thái độ: 
- HS thấy được tầm quan trọng của môn học áp dụng vào đời sống hàng ngày.
- Tự giác học tập, yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi các bài tập.
- HS: Bảng nhóm, giấy trong, bút dạ.
III. các hoạt động dạy học:
1. ổn định 
2. Kiểm tra Làm bài tập 4 SGK/27:
* Chữa BT4/27 SGK:
a) Số tiền người đó nhận trong một quý lao động, đảm bảo đủ ngày công và làm việc có hiệu suất cao nên được thưởng thêm m đồng là: 3a + m (đồng)
b) Số tiền người đó nhận sau hai quý lao động, và bị trừ n đồng (n < a) vì nghỉ một ngày công không phép là: 6a – n (đồng)
3. Bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
- Yêu cầu 2 HS lên bảng tính.
- Vậy muốn tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức ta làm thế nào?
- HS trả lời theo ý hiểu của mình sau đó y/c học sinh lên bảng làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét góp ý, sửa chữa những sai sót.
Bài tập 1: Tính giá trị biểu thức 3x2–5x + 1 tại x = - 1 và tại x = .
Giải: -Thay x = - 1 vào biểu thức trên ta có: 3.(-1)2 – 5.(-1) + 1 = 9
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1 
tại x = -1 là 9.
-Thay x = vào biểu thức trên ta có:
3.( )2 – 5.( ) + 1 = -.
Vậy giá trị của biểu thức 3x2 – 5x + 1
 tại x = -1 là .
- Cho HS làm ?1 Sgk.
- Yêu cầu 2 HS thực hiện trên bảng tính giá trị của biểu thức đại số.
Thay x = 1 vào biểu thức ta có:
3.12 - 9.1 = 3 – 9 = 6.
Vậy giá trị của biểu thức tại x = 1 là 6.
- GV nhận xét góp ý, sửa chữa những sai sót.
Bài tập 2. Tính giá trị của biểu thức 3x2 – 9x tại x = 1 và tại x = 
* Thay x = vào biểt thức ta có:
Vậy giá trị của biểu thức tại x = là 
* Tổ chức trò chơi: 
GV viết sẵn bài tập 6 ra bảng phụ sau đó cho 2 đội thi tính nhanh và điền kết quả vào bảng để biết tên nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam.
- Mỗi đội cử lần lượt từng người một, mỗi người tính giá trị của một biểu thức rồi điền các chữ cái tương ứng vào ô trống ở dưới. Người tính sau được quyền sửa cho bạn tính trước.
- Đội nào tính nhanh và đúng là đội thắng.
Bài 6 SGK/28
N: x2 = 32 = 9 ; T: y2 = 42 = 16
Ă: 
L: 
M : 
Ê : 2z2 + 1 = 2.52 + 1 = 51
H : x2 + y2 = 32 + 42 = 25
V : z2 – 1 = 52 – 1 = 24
I : 2(y + z) = 2(4 + 5) = 18
-7
51
24
8,5
9
16
25
18
51
5
L
Ê
V
Ă
N
T
H
I
Ê
M
- GV g.thiệu về thầy LÊ VĂN THIÊM: 
4. Củng cố: Khắc sâu cách tính giá trị biểu thức.
5. Dặn dò:
Làm bài tập 7, 8, 9 SGK tr.29 và bài 8, 9, 10, 11, 12 SBT tr.10.
Đọc trước bài “Đơn thức”
IV. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 01/3/2013
Tuần : 26, tiết PPCT: 54
ĐƠN THỨC
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs biết khái niệm đơn thức, nhận biết được đơn thức, biết thu gọn đơn thức, phần biệt được phần hệ số, phần biến, tìm bậc đơn thức. Bước đầu biết nhân 2 đơn thức hay biết viết một đơn thức chưa thu gọn thành 1 đơn thức thu gọn.
2. Kỹ năng: Tìm bậc đơn thức, nhân hai đơn thức.
3. Thái độ: Rèn thái độ cẩn thận, chính xác, trình bày khoa học. Nghiêm túc khi học tập.
II. Chuẩn bị:
Gv: Sgk, phấn màu.
Hs: Sgk.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp (1’).
2. Kiểm tra bài cũ (4’).
Đề bài
Đáp án
Biểu điểm
Để tính giá trị của biểu thức đại số khi biết giá trị của các biến trong biểu thức đã cho, ta làm thế nào ?
- Làm bài tập 9 - tr29 SGK.
Thay biến bằng giá trị rồi tính.
Hs lên bảng làm BT.
2
8
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
GV: Cho hs làm ?1 , bổ sung thêm 9; ; x; y
Gv: yêu cầu học sinh làm theo yêu cầu của SGK.
HS: hoạt động theo nhóm, làm vào giấy trong.
GV: Gọi đại diện một nhóm lên trình bày 
HS: nhận xét bài làm của bạn.
 GV: các biểu thức như câu a gọi là đơn thức.
 Vậy thế nào là đơn thức?
HS: 3 học sinh trả lời.
GV: Yêu cầu lấy ví dụ về đơn thức ?
HS: 3 học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
GV: Nhận xét 
GV: Yêu cầu học sinh làm ?2
HS: Thực hiện 
GV: Cho hs làm bài 10-tr32 
HS: Ngồi tại chỗ làm.
 Bài tập 10-tr32 SGK
Bạn Bình viết sai 1 ví dụ (5-x)x2 đây không phải là đơn thức.
GV: Trong đơn thức trên gồm có mấy biến ? Các biến có mặt bao nhiêu lần và được viết dưới dạng nào?
HS: Đơn thức gồm 2 biến:
 + Mỗi biến có mặt một lần.
 + Các biến được viết dưới dạng luỹ thừa.
GV: nêu ra phần hệ số.
 Thế nào là đơn thức thu gọn?
HS: 3 học sinh trả lời.
GV: Đơn thức thu gọn gồm mấy phần ?
HS: Gồm 2 phần: hệ số và phần biến.
GV: Lấy ví dụ về đơn thức thu gọn ?
HS: 3 học sinh lấy ví dụ và chỉ ra phần hệ số, phần biến.
GV: yêu cầu học sinh đọc chú ý.
HS: 1 học sinh đọc.
GV: Quan sát ở câu hỏi 1, nêu những đơn thức thu gọn ?
HS: 4xy2; 2x2y; -2y; 9
GV: Xác định số mũ của các biến ?
HS: 1 học sinh đứng tại chỗ trả lời.
GV: Tính tổng số mũ của các biến .
 Thế nào là bậc của đơn thức ?
HS: trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét – củng cố 
HS: chú ý theo dõi.
GV: cho biểu thức
A = 32.167
B = 34. 166
HS: lên bảng thực hiện phép tính A.B
GV: yêu cầu học sinh làm bài
HS: 1 học sinh lên bảng làm.
GV: Muốn nhân 2 đơn thức ta làm như thế nào ?
HS: 2 học sinh trả lời.
1. Đơn thức 
* Định nghĩa: SGK
Ví dụ: 2x2y; ; x; y ...
- Số 0 cũng là một đơn thức và gọi là đơn thức không.
2. Đơn thức thu gọn 
Xét đơn thức 10x6y3
 Gọi là đơn thức thu gọn
10: là hệ số của đơn thức.
x6y3: là phần biến của đơn thức.
* Định nghĩa: (Sgk)
3. Bậc của đơn thức 
Cho đơn thức 10x6y3
Tổng số mũ: 6 + 3 = 9
Ta nói 9 là bậc của đơn thức đã cho.
* Định nghĩa: SGK
- Số thực khác 0 là đơn thức bậc 0.
- Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
4. Nhân hai đơn thức 
Ví dụ: Nhân hai đơn thức: 2x2y.9xy4
 2x2y.9xy4 = (2.9)(x2.x)(y.y4) = 18x3y5
 Đơn thức 18x3y5 là tích của hai đơn thức 2x2y và 9xy4
* Chú ý Sgk
4. Củng cố:
Bài tập 13-tr32 SGK (2 học sinh lên bảng làm)
Bài tập 14-tr32 SGK (Giáo viên yêu cầu học sinh viết 3 đơn thức thoả mãn đk của bài toán, học sinh làm ra giấy trong)
5. Dặn dò:
Học theo SGK kết hợp bài tập ở vở ghi
Làm các bài tập 14; 15; 16; 17; 18 (tr11, 12-SBT)
Đọc trước bài “Đơn thức đồng dạng”
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_lop_7_tiet_5354_nam_hoc_2012_2013_pham_quang.doc