I. MỤC TIÊU
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng phụ có ghi định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận, bài tập ?3 , tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hai bảng phụ để làm bài tập 2 và bài tập 3.
- HS: Bảng nhóm, bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung của bài dạy:
Tuần 12 – Tiết 23 Ngày dạy: 10/11/2008 CHƯƠNG II: HÀM SỐ VÀ ĐỒ THỊ §1. ĐẠI LƯỢNG TỶ LỆ THUẬN I. MỤC TIÊU - Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ thuận. - Nhận biết được hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. - Biết cách tìm hệ số tỉ lệ khi biết một cặp giá trị tương ứng của hai đại lượng tỉ lệ thuận, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Bảng phụ có ghi định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận, bài tập ?3 , tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Hai bảng phụ để làm bài tập 2 và bài tập 3. - HS: Bảng nhóm, bút dạ. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Phương pháp sử dụng: - Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. - Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ. 3. Nội dung của bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ (2 phút) Giáo viên giới thiệu sơ lược về chương “Hàm số và đồ thị”. Trước khi vào bài GV giúp cho HS ôn lại phần “Đại lượng tỉ lệ thuận” đã học ở tiểu học. HS: Nhắc lại thế nào là hai đại lượng tỉ lệ thuận ? Ví dụ. Hoạt động 2: 1) ĐỊNH NGHĨA (18 phút) - GV cho HS làm ?1 a) Quãng đường đi được s(km) theo thời gian t(h) của một vật chuyển động đều với vận tốc 15 (km/h) tính theo công thức nào? b) Khối lượng m(kg) theo thể tích Vinto(m3) của thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng D(kg/m3) (Chú ý: D là hằng số khác 0) tính theo công thức nào? Ví dụDsắt = 7800 kg/m3. - GV: Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên? GV: Giới thiệu cho Hs định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận (trong khung trang 52 SGK) - GV lưu ý HS: khái niệm hai đại lượng tỉ lệ thuận học ở tiểu học (k>0) là một trường hợp riêng của k0 - Cho HS làm ?2 GV: Thông qua nội dung bài tập ?2 Gv giới thiệu nội dung chú ý SGK. GV: Cho Hs làm ?3 Quan sát hình vẽ và điền vào bảng. HS làm ?1 a) S = 15.t b) m = D.V m = 7800V - HS nhận xét: Các công thức trên đều có điểm giống nhau là đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác 0. - HS: Đọc định nghĩa. HS: Làm ?2 theo gợi ý của GV y = x (Vì y tỉ lệ thuận với x) y Vậy x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ a = HS: Làm bài tập ?3 SGK Cột a b c d Chiều cao (mm) 10 8 50 30 Khối lượng (tấn) 10 8 50 30 Hoạt động 3: 2) TÍNH CHẤT (14 phút) GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?4 a) Hãy xác định hệ số tỉ lệ của y đối với x? b) Thay mỗi dấu “?” trong bảng trên bằng một số thích hợp. c) Có nhận xét gì về tỉ số giữa hai giá trị tương ứng. - GV: giải thích thêm về sự tương ứng của x1 và y1 ; x2 và y2 Giả sử y và x tỉ lệ thuận với nhau: y=kx. Khi đó, với mỗi giá trị của x1, x2, x3 khác 0 của x ta có một giá trị tương ứng y1 = kx1, y2 = kx2, y3 = kx3 của y và do đó: * * Có hoán vị hai trung tỉ của tỉ lệ thức Þ hay Tương tự: GV: Yêu cầu Hs nhắc lại 2 nội dung tính chất và yêu cầu Hs phát biểu lại. HS: Làm bài tập ?4 a)Vì y và x là hai đại lượng tỉ lệ thuận Þy1 = kx1hay 6 = k.3 Þk = 2.Vậy hệ số tỉ lệ là 2. b) y2 = kx2 = 2.4 = 8; y3 = 2.5 = 10; y4 = 2.6 = 12 c) (chính là hệ số tỉ lệ) HS: Phát biểu lại nội dung 2 tính chất. Hoạt động 4: LUYỆN TẬP (10 phút) GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận. Vận dụng định nghĩa và tính chất áp dụng làm bài tập. Bài 1 (Trang 53 SGK) Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 6 thì y = 4. a) Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x b) Hãy biểu diễn y theo x c) Tính giá trị của y khi x = 9 ; x = 15 GV: Yêu cầu Hs thảo luận nhóm làm bài tập sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày. GV: Yêu cầu Hs nhận xét. HS: Nhắc lại các nội dung lí thuyết đã vừa học theo yêu cầu của GV. HS: Thảo luận nhóm nhỏ làm bài tập 1 (Trang 53 SGK) sau đó đại diện nhóm lên bảng trình bày. a) Vì hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận nên y = kx thay x = 6 ; y = 4 vào công thức ta có: 4 = k.6 Þ k = b) c) * x = 9 Þ .9 = 6 * x = 15 Þ .15 = 10 HS: Nhận xét. Hoạt động 5:HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) - Học bài. Làm bài tập trong SBT 1, 2, 4, 5, 6, 7 (trang 42, 43) - Nghiên cứu soạn § 2: Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận. Tuần 12 – Tiết 24 Ngày dạy: 11/11/2008 §2. MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN I. MỤC TIÊU - Giúp HS biết cách làm các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ. - Rèn luyện kĩ năng giải các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận trong thực tế. - Giúp HS có thái độ yêu thích giải các dạng toán này. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Bảng phụ, eke, phấn màu. - HS: Bảng nhóm, bút viết bảng nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Phương pháp sử dụng: - Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ. - Phương pháp luyện tập và thực hành. 3. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7 phút) GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ: - Định nghĩa hai đai lượng tỉ lệ thuận? - Phát biểu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận. Bài tập: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5. Hãy chứng tỏ rằng x tỉ lệ thuận với z và tìm hệ số tỉ lệ. GV: Yêu cầu HS nhận xét. HS: Lên bảng trả bài. HS: Trình bày định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận như SGK. HS: Vì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ 0,8 Þ x = 0,8y (1) Và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 5 Þ y = 5z (2) Từ (1) và (2) Þ x = 0,8 . 5z = 4z Þ x tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ 4. HS: Nhận xét. Hoạt động 2: 1) BÀI TOÁN 1 ( 18 phút) GV: Đưa nội dung bài toán lên bảng phụ và yêu cầu tất cả HS chú ý, một Hs đại diện đọc đề. GV hỏi: - Đề bài này cho chúng ta biết những gì? hỏi ta điều gì? Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng như thế nào? Nếu gọi khối lượng của hai thanh chì lần lượt là m1(g) và m2(g) thì ta có tỉ lệ thức nào? m1 và m2 còn có quan hệ gì? Vậy làm thế nào để tìm được m1, m2? GV: Gợi ý và yêu cầu Hs tìm m1, m2. GV có thể giới thiệu cách giải khác: Dựa vào bài toán 1, ta có bảng sau, hãy điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng. V(cm3) 12 17 1 m(g) 56,5 - GV có thể gợi ý: 56,5g là hiệu hai khối lượng tương ứng với hiệu hai thể tích là 17 – 12 = 5(cm3). Vậy ta điền được cột 3 là: 17 – 12 = 5. GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?1 SGK. GV cùng HS phân tích đề để có: và m1 + m2 = 222,5 (g) GV: Để giải hai bài toán trên em phải nắm được m và V là hai đại lượng tỉ lệ thuận và sử dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải. Bài toán ?1 còn được phát biểu dưới dạng chia số 222,5 thành 2 phần tỉ lệ với 10 và 15. HS: Chú ý và một HS đại diện đọc đề. HS: đề bài cho ta biết hai thanh chì có thể tích 12cm3 và 17cm3, thanh thứ hai nặng hơn thanh thứ nhất 56,5g. Hỏi mỗi thanh nặng bao nhiêu gam? HS: Khối lượng và thể tích của chì là hai đại lượng tỉ lệ thuận. HS: và m2 –m1 = 56,5(g) HS: = HS: Þ m1 = 11,3.12 = 135,6 ; Þ m2 = 11,3.17 = 192,1 HS: Điền vào bảng theo gợi ý của GV. V(cm3) 12 17 5 1 m(g) 135,6 192,1 56,5 11,3 HS: Làm bài tập ?1 SGK theo hướng dẫn của GV. Giả sử khối lượng của mỗi thanh kim loại tương ứng là m1g và m2g. Do khối lượng và thể tích của vật thể là hai đại lượng tỉ lệ thuận nên ta có: vậy =8,9 Þ m1 = 8,9.10 = 89(g) = 8,9 Þ m2 = 8,9.15 = 133,5(g) Trả lời: Hai thanh kim loại nặng 89g và 133,5g. Hoạt động 3: 2) BÀI TOÁN 2 (10 phút) GV: Đưa nội dung bài toán lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc. GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để giải bài toán 2. GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm tiếp tục thực hiện làm ?2 SGK. GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm. HS: Chú ý và đọc nội dung bài toán. HS: Hoạt động nhóm để giải bài toán 2. Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả. HS: Thảo luận nhóm làm ?2 SGK. ?2 Gọi số đó các góc của rABC là A, B, C thì theo điều kiện đề bài ta có: Vậy A = 1.300 = 300 B = 2.300 = 600 C = 3.300 = 900 Vậy số đo các góc của rABC là 300, 600, 900 . Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (9 phút) Bài tập 5 (Trang 55 sgk) GV: Đưa nội dung bài tập lên bảng phụ: Hai đại lượng x và y có tỉ lệ thuận với nhau hay không nếu: a) x 1 2 3 4 5 y 9 18 27 36 45 b) x 1 2 5 6 9 y 12 24 60 72 90 GV: Gọi HS nhận xét. HS: Thảo luận nhóm để làm bài tập. a) x và y tỉ lệ thuận vì: b) x và y không tỉ lệ thuận vì: HS: Nhận xét. Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút) - Ôn lại bài. Làm bài tập trong SGK: bài 7, 8, 11 (trang 56) vàtrong SBT: bài 8, 10, 11, 12 (trang 44). Kí duyệt:
Tài liệu đính kèm: