Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13

I. MỤC TIÊU

- Học sinh làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.

- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.

- Thông qua giờ luyện tập học sinh được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: Bảng phụ vẽ hình 10; Bài 7, 8, 9 (Trang 56 SGK).

- HS: Bảng nhóm , bút viết bảng nhóm.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.

- Phương pháp luyện tập và thực hành.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 687Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 25 	Ngày dạy: 17/11/2008
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh làm thành thạo các bài toán cơ bản về đại lượng tỉ lệ thuận và chia tỉ lệ.
- Có kĩ năng sử dụng thành thạo các tính chất của dãy tỉ số bằng nhau để giải toán.
- Thông qua giờ luyện tập học sinh được biết thêm về nhiều bài toán liên quan đến thực tế.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng phụ vẽ hình 10; Bài 7, 8, 9 (Trang 56 SGK).
- HS: Bảng nhóm , bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA KIẾN THỨC CŨ (7 phút)
GV: Gọi HS lên bảng phát biểu định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
GV: Gọi HS làm bài tập:
Hai đại lượng x và y tỉ lệ thuận với nhau không nếu:
a) 
x
-2
-1
1
2
3
y
-8
-4
4
8
12
b) 
x
1
2
3
4
5
y
22
44
66
88
100
GV: Gọi Hs nhận xét.
HS: Lên bảng phát biểu định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
HS: Giải bài tập:
a) x và y tỉ lệ thuận với nhau vì 
b) x và y không tỉ lệ thuận với nhau vì
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (36 phút)
Bài 7 (Trang 56 SGK).
GV: Đưa nội dung bài toán lên bảng phụ.
GV: Yêu cầu HS đọc đề bài.
GV: Yêu cầu HS tóm tắt đề bài toán.
- Khi làm mức thì khối lượng dâu và khối lượng đường là hai đại lượng quan hệ như thế nào ?
- Hãy lập tỉ lệ thức rồi tìm x?
GV: Gọi 1 HS lên bảng trình bày hoàn chỉnh bài giải.
- Vậy bạn nào nói đúng?
GV: Gọi 1 vài HS nhận xét.
Bài 8 (Trang 56 SGK)
GV: Đưa nội dung bài tập lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề.
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra cách giải bài toán.
GV: Đề đã cho ta biết điều gì? Làm thế nào để tìm số cây mà mỗi lớp phải chăm sóc?
GV: Vậy mỗi lớp phải trồng và chăm sóc bao nhiêu cây trồng?
GV nhắc nhở HS việc chăm sóc và bảo vệ cây trồng là góp phần bảo vệ môi trường trong sạch.
Bài 9 (Trang 56 sgk)
GV: Đưa nội dung bài tập lên bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề bài.
GV: Bài toán này có thể phát biểu đơn giản thế nào?
GV: Em hãy áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau và các điều kiện đã biết ở đề bài để giải bài tập này?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để giải bài tập.
HS: Vậy khối lượng của niken, kẽm và đồng lần lượt là bao nhiêu?
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Quan sát đề bài toán và đọc đề bài.
HS: Tóm tắt đề bài:
Khối lượng dâu và đường là hai đại lượng tỉ lệ thuận .
Ta có:
Trả lời: Bạn Hạnh nói đúng.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày:
Gọi số cây trồng của các lớp 7A ,7B ,7C lần lượt là x, y, z.
Theo đề bài ta có: x + y + z = 24 và áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy 
HS: Trả lời: Số cây trồng của các lớp 7A, 7B, 7C theo thứ tự là 8, 7, 9 cây.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc đề bài.
HS: Học sinh đọc và phân tích đề bài
Bài toán này nói gọn lại là chia 150 thành ba phần tỉ lệ với 3,4 và 13.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày:
HS: Gọi khối lượng(kg) của niken, kẽm và đồng lần lượt là x, y, z. Theo đề bài ta có:
và 
Theo tính chất của dãy tỉ số bằng nhau ta có:
Vậy 
HS: Trả lời khối lượng của niken, kẽm, đồng theo thứ tự là 22,5kg; 30kg và 97,5kg.
HS: Nhận xét.
Hoạt động 4: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Ôn lại các dạng toán đã làm về đại lượng tỉ lệ thuận. Bài tập về nhà số 13, 14, 15, trang 44, 45 SBT.
- Ôn tập đại lượng tỉ lệ nghịch (Tiểu học); Đọc trước § 3.
Tuần 13 – Tiết 26 	Ngày dạy: 18/11/2008
§3 ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ NGHỊCH
I. MỤC TIÊU
- Biết được công thức biểu diễn mối liên hệ giữa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Nhận biết hai đại lượng có tỉ lệ nghịch hay không.
- Hiểu được các tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- Biết cách tìm hệ số tỉ lệ nghịch, tìm giá trị của một đại lượng khi biết hệ số tỉ lệ và giá trị tương ứng của đại lượng kia.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV:Bảng phụ ghi định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch, tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch và bài tập. Hai bảng phụ để làm bài tập ?3 và BT13.
- HS: Bảng nhóm và bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (4 phút)
GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
GV: Đặt vấn đề: Đại lượng tỉ lệ thuận có định nghĩa và tính chất như vậy, thế đại lượng tỉ lệ nghịch được phát biểu như thế nào? Đại lượng tỉ lệ nghịch có những tính chất cơ bản nào? Bài hôm nay chúng ta sẽ biết được những điều đó.
HS: Nhắc lại nội dung định nghĩa và tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận.
HS: Chú ý.
Hoạt động 2: 1) ĐỊNH NGHĨA (15 phút)
- GV: Cho HS ôn lại kiến thức về “Đại lượng tỉ lệ nghịch đã học ở tiểu học”.
- GV: cho HS làm ?1 (GV gợi ý cho HS). Hãy viết công thức tính:
a) Cạnh y(cm) theo cạnh x(cm) của hình chữ nhật có kích thước thay đổi nhưng luôn có diện tích bằng 12cm2.
b) Lượng gạo y(kg) trong mỗi bao theo x khi chia đều 500kg vào x bao.
c) Vận tốc v(km/h) theo thời gian t (h) của một vật chuyển động đều trên quảng đường 16km.
GV: Em hãy rút ra nhận xét về sự giống nhau giữa các công thức trên?
- GV:Giới thiệu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch . GV nhấn mạnh công thức: 
 hay x.y = a
GV lưu ý: khái niệm tỉ lệ nghịch học ơ tiểu học (a>0) chỉ là một trường hợp riêng của định nghĩa với a ¹0.
- Cho HS làm ?2 
Cho biết y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ –3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?
- Em hãy xem trong trường hợp tổng quát: Nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?
GV: Yêu cầu vài HS đọc “Chú ý”.
- HS: Di đại lượng tỉ lệ nghịch là hai đại lượng liên hệ với nhau sao cho khi đại lượng này tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì đại lượng kia giảm (hoặc tăng bấy nhiêu lần)
HS: Làm ?1
a) Diện tích hình chữ nhật
S = xy = 12cm2 Þ 
b) Lượng gạo trong tất cả các bao là
xy = 500kg Þ 
c) Quãng đường đi được của vật chuyển động đều là: v . t = 16(km) Þ 
- HS: Nhận xét: Các công thức trên đều có điểm giống nhau là đại lượng này bằng một hằng số chia đại lượng kia.
- HS: Đọc lại định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
- HS làm ?2 
y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ
-3,5 Þ Þ 
Vậy nếu y tỉ lệ nghịch với x theo hệ số tỉ lệ –3,5 thì x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ –3,5.
HS: x tỉ lệ nghịch với y cũng theo hệ số tỉ lệ a.
HS: Đọc “chú ý” SGK.
Hoạt động 3: 2) TÍNH CHẤT (16 phút)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?3  
- GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
- GV: Giả sử x và y tỉ lệ nghịch với nhau: . Khi đó với mỗi giá trị x1, x2, x3 khác 0 của x ta có một giá trị tương ứng của y do đó
x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4==a
 Có x1y1 = x2y2 Þ 
Tương tự: x1y1 = x3y3 Þ 
- GV giới thiệu hai tính chất trong khung.
- So sánh với hai tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận.
HS: làm ?3  
HS: Tổ chức hoạt động nhóm sau đó đại diện nhóm lên bảng hoàn thành ?3 
a) x1y1 = a Þ a = 60
b) y2 = 20; y3 = 15 ; y4 = 12
c) x1y1 = x2y2 = x3y3 = x4y4 = 60
(bằng hệ số tỉ lệ)
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (8 phút)
Bài 12 (Trang 58 SGK)
GV: Đưa bảng phụ ghi nội dung bài tập lên bảng:
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau và khi x = 8 thì y = 15
a) Tìm hệ số tỉ lệ.
b) Hãy biểu diễn y theo x 
c) Tính giá trị của y khi x = 6 , x = 10
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
GV: Gọi HS đại diện nhóm còn lại nhận xét.
HS: Thảo luận nhóm và dại diện nhóm lên bảng trình bày:
a) Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch Þ . Thay x = 8 và y = 15 ta có a = x.y = 8.15 = 120 ; 
c) Khi x = 6 Þ Khi x = 10 Þ 
HS: Nhận xét.
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
- Nắm vững định nghĩa và tính chất của chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch (so sánh vối tỉ lệ thuận).
- Bài tập số 13; 14; 15 SGK bài 18, 19, 20. 21, 22 trang 45, 46 SBT.
- Xem trước §4 một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch.
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc