Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 28

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 28

I. MỤC TIÊU:

- HS biết cộng trừ đa thức.

- Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức, chuyển vế da thức.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS

- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.

- HS: Ôn lại qui tắc dấu ngoăc, các tính các của phép cộng.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thực hành theo nhóm nhỏ.

3. Nội dung bài dạy:

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 – Tiết 57 	Ngày dạy: 16/3/2009
§6. CỘNG, TRỪ ĐA THỨC
I. MỤC TIÊU:
- HS biết cộng trừ đa thức.
- Rèn luyện kỹ năng bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” hoặc dấu “-“, thu gọn đa thức, chuyển vế da thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS 
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, phấn màu.
- HS: Ôn lại qui tắc dấu ngoăïc, các tính các của phép cộng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp thực hành theo nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (8 phút)
Gv: Gọi HS lên bảng kiểm tra kiến thức cũ.
- Thế nào là đa thức? Cho ví vụ?
- Thế nào là dạng thu gọn của đa thức?
- Bậc của đa thức là gì?
Chữa Bài tập 27 tr.38 SGK:
GV: Gọi HS nhận xét và gv cho điểm.
HS: Lên bảng trả bài:
- Đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó. (HS tự lấy ví dụ về đa thức)
- Dạng thu gọn của đa thức là một đa thức trong đó không còn hạn tử nào đồng dạng.
- Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong đa thức đó ở dạng thu gọn.
Chữa bài tập 27 tr.38 SGK.
Thu gọn P
P = 
P = 
P = .
Tính giá trị của P tại x = 0,5; y = 1
Thay x = 0,5; y = 1 vào P ta có:
P = ; P = 
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: 1. CỘÂNG HAI ĐA THỨC (13 phút)
Ví vụ:
Cho hai đa thức: M = 5x2y + 5x – 3 và 
N = xyz – 4x2y + 5x -. Tính M + N
GV: Hướng dẫn cách tính và yêu cầu HS thảo luận nhóm và lên bảng trình bày.
GV: Qua cách làm trên em hãy giải thích các bước làm của mình.
GV giới thiệu kết quả là tổng của hai đa thức M, N.
GV yêu cầu HS làm  ?1  tr.39 SGK.
Viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng.
GV: Ta đã cộng hai đa thức, còn trừ hai đa thức làm thế nào? chúng ta sang phần hai
HS: Thảo luận nhóm thao cách hướng dẫn, gợi ý của GV và đại dirnj 1 hs lên bảng trình bày.
Một HS lên bảng trình bày:
M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz – 4x2y + 5x -).
= 5x2y + 5x – 3 + xyz – 4x2y + 5x -
= (5x2y– 4x2y)+(5x+5x)+ xyz + (– 3 -)
= x2y+ 10x + xyz –3. .
HS giải thích các bước làm:
- Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+”.
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng.
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
Hai HS lên bảng trình bày bài làm của mình.
HS lớp nhận xét.
Hoạt động 3: 2. TRỪ HAI ĐA THỨC (12 phút)
GV: Cho hai đa thức:
 P = 5x2y – 4xy2 + 5 – 3
Và Q = xyz – 4x2y + xy2 + 5x - 
Để trừ hai đa thức P và Q ta viết như sau:
P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5 – 3) -
(xyz – 4x2y + xy2 + 5x - )
GV: Theo em, ta làm tiếp thế nào để được P – Q?
GV lưu ý HS khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “-” phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
GV giới thiệu 9x2y – 5xy2 – xyz -2
Là hiệu của hai đa thức P và Q
GV: Cho một vài VD và yêu cầu hs thực hiện.
HS: Em bỏ ngoặc rồi thu gọn đa thức.
HS lên bảng làm bài:
P – Q = (5x2y – 4xy2 + 5 – 3) -
(xyz – 4x2y + xy2 + 5x - )
= 5x2y – 4xy2 + 5 – 3 - xyz + 4x2y - xy2 - 5x + 
= 9x2y – 5xy2 – xyz -2
HS: Thực hiện một số yêu cầu của HS.
Hoạt động 4: CỦNG CỐ (10 phút)
Bài 31 tr.40 SGK: Cho hai đa thức
M = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1
N = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y
Tính M + N; M – N; N – M
Nhận xét gì về kết quả M – N và N  M?
GV cho HS hoạt động theo nhóm để giải bài toán trên.
HS hoạt động theo nhóm
M + N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)
 + (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
 = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1+ 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y
 = 4xyz + 2x2 – y +2.
M - N = (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)
- (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
 = 3xyz – 3x2 + 5xy – 1- 5x2 - xyz + 5xy - 3 + y
 = 2xyz + 10xy – 8x2 + y - 4
N - M = (5x2 + xyz – 5xy + 3 – y)
 - (3xyz – 3x2 + 5xy – 1)
 = 5x2 + xyz – 5xy + 3 – y- 3xyz + 3x2 - 5xy + 1
 = -2xyz – 10xy + 8x2 – y + 4
Nhận xét: M – N và N – M là hai đa thức đối nhau.
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2 phút)
Bài tập 32 (b), bài 33 tr.40 SGK. Bài 29, 30 tr.13 14 SBT.
Chú ý: Khi bỏ dấu hoặc, đằng trước có dấu “-“ phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc.
Tuần 28 – Tiết 58 	Ngày dạy: 17/3/2009
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- HS được củng cố về đa thức; cộng, trừ, đa thức.
- HS được rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiêïu các đa thức, tính giá trị đa thức.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS 
- GV: Bảng phụ.
- HS: bút viết bảng.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp luyện tập và thực hành.
- Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ.
3. Nội dung bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA (8 phút)
GV: Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
- Nhắc lại các bước để cộng, trừ đa thức.
- Chữa bài 33 tr.40 SGK.
GV: Gọi HS nhận xét.
HS: Lên bảng trả bài.
Tính tổng của hai đa thức:
a) M = x2y + 0,5y3 – 7,5x3y2 + x3
 N = 3xy3 – x2y + 5,5 x3y2
M + N =(x2y + 0,5y3 – 7,5x3y2 + x3)
 + (3xy3 – x2y + 5,5x3y2)
 = x2y + 0,5y3 – 7,5x3y2 + x3+ 3xy3 – x2y + 5,5 x3y2
 = 3,5xy3 – 2x3y2 + x3
b) P = x5 + xy + 0,3y2 – x2y3 - 2
 Q = x2y3 + 5 –1,3 y2
P + Q = (x5 + xy + 0,3y2 – x2y3 – 2)
 + (x2y3 + 5 –1,3 y2)
= x5 + xy + 0,3y2 – x2y3 – 2 + x2y3 + 5 –1,3 y2
= x5 + xy + y2 + 3
HS: Nhận xét.
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP (36 phút)
Bài tập 35 tr.40 SGK
(Đề bài đưa lên bảng phụ )
GV bổ sung thêm câu:
c) Tính N – M
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm thực hiện tính và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả của hai đa thức: M – N và N – M.
Qua bài tập trên GV lưu ý HS: ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm dấu.
Bài 38 tr.41 SGK
(đưa đề bài lên bảng phụ)
GV: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào?
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm và gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
Yêu cầu HS các định bậc của đa thức C ở hai câu a và b.
GV: Gọi HS nhận xét.
GV cho HS làm bài 33 tr.14 SBT. Tìm các cặp giá trị (x,y) để các đa thức sau nhận giá trị bằng 0.
2x + y – 1 và b) x – y – 3
a) GV: Theo em ta có bao nhiêu cặp số (x,y) để giá trị của đa thức 2x + y – 1 bằng 0?
GV: Có vô số cặp (x,y) để giá trị đa thức 2x + y – 1 bằng 0.
b) Tương tự, GV cho HS giải câu b.
Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào?
Bài 37 tr.41 SGK
GV tổ chức cho HS thi đua giữa các nhóm viết các đa thức bậc 3 với hai biến x, y và có 3 hạng tử. Nhóm nào viết được nhiều đa thức thoả mãn yêu cầu của đầu bài trong cùng một thời gian 2 phút là thắng cuộc.
GV và HS chữa bài tập các nhóm, nhận xét và đánh giá.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS 1: Tính M + N
M + N = (x2 – 2xy + y2) + (y2 + 2xy + x2 + 1) 
 = x2 – 2xy + y2 + y2 + 2xy + x2 + 1
 = 2x2 + 2y2 + 1
HS 2: Tính M – N
M – N = (x2 – 2xy + y2) - (y2 + 2xy + x2 + 1) 
 = x2 – 2xy + y2 – y2 - 2xy - x2 - 1
 = -4xy –1
HS 3 tính N – M
N – M = (y2 + 2xy + x2 + 1) - (x2 – 2xy + y2)
 = y2 + 2xy + x2 + 1– x2 + 2xy - y2
 = 4xy + 1
HS nhâïn xét: Đa thức M – N và N – M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối giống nhau.
HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B – A.
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS 1: a) C = A + B
C =(x2 – 2y + xy +1) + (x2 + y – x2y2 – 1)
C =x2 – 2y + xy +1 + x2 + y – x2y2 – 1
C =2x2 - x2y2 + xy – y
HS 2: b) C + A = B Þ C = B - A
C = (x2 + y – x2y2 – 1) - (x2 – 2y + xy +1) 
C = x2 + y – x2y2 – 1 - x2 + 2y - xy –1
C = 3y – x2y2 – xy –2
HS: Nhận xét.
HS: Thảo luận tìm cách giải và cử đại diện nhóm lên bảng trình bày.
a) HS: Có vô số cặp giá trị (x,y) để giá trị của đa thức bằng 0. (HS có thể không phát hiện được điều đó thì GV gợi ý).
HS: Ví dụ x = 1; y = -1 ta có: 2x + y –1
= 2.1 + (-1) – 1 = 0
hoặc với x = 0; y = 1 ta có
2x + y – 1 = 2.0 + 1 – 1 = 0
hoặc với x = 2; y = -3 ta có
2x + y – 1 = 2.2 + (-3) –1 = 0
Có vô số cặp (x,y) để giá trị của đa thức x – y – 3 bằng 0. ví dụ: (x = 0; y = -3); (x = 1; y = - 2 ); (x = -1; y = -4)
HS: muốn cộng hay trừ đa thức ta cần thực hiện các bước:
-Viết các đa thức trong từng ngoặc rồi bỏ dấu ngoặc theo qui tắc.
-Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để nhóm các hạng tử đồng dạng.
- Thu gọn các đơn thức đồng dạng.
Các nhóm viết ra bảng nhóm các đa thức. Có nhiều đáp án:
Chẳng hạn: x3 + y2 + 1; x2y + xy – 2;
x2 + 2xy2 + y2;.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (1 phút)
Bài tập về nhà 31,32 tr.14 SBT; Đọc trước bài: “Đa thức một biến”
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 28.doc