Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 9

Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 9

I. MỤC TIÊU:

- HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm.

- Biết sử dụng kí hiệu

- HS có thái độ cẩn thận khi nhận dạng và sử dụng số vô tỉ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

- GV: Bảng phụ vẽ hình 5, kết luận về căn bậc hai và bài tập.Máy tính bỏ túi

 Bảng từ và các số (có gắn nam châm) để chơi “Trò chơi”

- HS : - Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ , quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân ; Máy tính bỏ túi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Phương pháp sử dụng:

- Phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.

3. Nội dung của bài dạy:

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 425Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số lớp 7 - Trường THCS Tân Tiến - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Tiết 17 	Ngày dạy: 20/10/2008
§11. SỐ VÔ TỈ. KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI
I. MỤC TIÊU:
- HS có khái niệm về số vô tỉ và hiểu thế nào là căn bậc hai của một số không âm.
- Biết sử dụng kí hiệu 
- HS có thái độ cẩn thận khi nhận dạng và sử dụng số vô tỉ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- GV: Bảng phụ vẽ hình 5, kết luận về căn bậc hai và bài tập.Máy tính bỏ túi
 Bảng từ và các số (có gắn nam châm) để chơi “Trò chơi”
- HS : - Ôn tập định nghĩa số hữu tỉ , quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân ; Máy tính bỏ túi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
- Phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung của bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (8ph)
GV nêu yêu cầu kiểm tra:
- Thế nào là số hữu tỉ ?
Phát biểu kết luận về quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân
Viết các số hữu tỉ sau dưới dạng số thập phân.
GV nhận xét cho điểm HS:
GV : Hãy tính 
Vậy có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 không? Bài học hồm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Vậy có số hữu tỉ nào mà bình phương bằng 2 không? Bài học hồm nay sẽ cho chúng ta câu trả lời.
Một HS lên bảng kiểm tra
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số với a,b Z; b0.
- Một số hữu tỉ được biểu diễn bởi một số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và ngược lại
HS nhận xét bài làm của bạn
A
1m
E
x
B
F
D
C
Hoạt động 2: 1) SỐ VÔ TỈ (13ph)
Xét bài toán : Cho hình 5 (GV đưa bài toán trang 40 SGK lên màn hình)
GV gợi y - Tính S hình vuông AEBF 
- Nhìn hình vẽ, ta thấy S hình vuông AEBF bằng hai lần S tam giác ABF. Vậy S hình vuông ABCD bằng bao nhiêu?
- Gọi độ dài cạnh AB là x (m)
ĐKL x>0. Hãy biểu thị S hình vuông ABCD theo x.
- Người ta đã chứng minh được rằng không có số hữu hạn nào mà bình phương bằng 2 và đã tính được:
x = 1,414213562373095
(GV đưa số x lên màn hình)
Số này là một số thập phân vô hạn mà ờ phần thập phân của nó không có chu kỳ nào cả. Đó là một số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Ta gọi những số như vậy là số vô tỉ. 
Vậy số vô tỉ là gì?
Số vô tỉ khác số hữu tỉ như thế nào?
- Tập hợp các số vô tỉ được kí hiệu là I
- GV nhấn mạnh: Số thập phân gồm:
Số thập phân vô hạn không tuần hoàn : số vô tỉ
a) Tính SABCD
b) Tính độ dài đường chéo AB
HS : -S hình vuông AEBF bằng 1.1 = 1 (m2)
- Hình vuông ABCD gấp hai lần S hình vuông AEBF, vậy S hình vuông ABCD bằng: 2.1 = 2(m2)
- Tá có : x2 = 2
- Số vô tỉ được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn. Còn số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn.
Hoạt động 3:2) KHÁI NIỆM VỀ CĂN BẬC HAI (13ph)
GV : Hãy tính : 32 = ;(-3)2 = ;
Ta nói : (3) và (-3) là các căn bậc hai của 9
Tương tự là căn bậc hai của số nào?
GV: 0 là căn bận hai của số nào?
- Tìm x biết x2 = -1
Như vậy –1 không có căn bậc hai
-Vậy căn bậc hai của một số a không âm là một số như thế nào?
GV vậy chỉ có số dương và số 0 mới có căn bậc hai. Số âm không có căn bậc hai.
- Mỗi số dương có bao nhiêu căn bậc hai? Số 0 có bao nhiêu căn bậc hai?
Người ta đã chứng minh được rằng:
Số dương a có đúng hai căn bậc hai là:
Số 0 chỉ có một căn bậc hai = 0
Ví dụ: số 4 có hai căn bậc hai là: và 
- Cho HS làm ?2: Viết các căn bậc hai của 3 ; 10 ;25
HS phát biểu : 32 = 9 ; (-3)2 = 9 
Tương tự là căn bậc hai của 
HS: 0 là căn bận hai của số 0
- HS: không có x vì không có số nào bình phương lên bằng (–1)
- Mỗi số dương có đúng hai căn bậc hai? Số 0 chỉ có một căn bậc hai?
- Căn bậc hai của 3 là và 
- Căn bậc hai của 10 là và 
- Căn bậc hai của 25 là và 
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP CỦNG CỐ (9ph)
GV yêu cầu hs hoạt động nhóm
Bài 82 trang 41 SGK
HS hoạt động theo nhóm
a) Vì 52 = 25 nên = 5
b) Vì 72 = 49 nên = 7
c) Vì 12 = 1 nên = 1
d) a) Vì nên 
Hoạt động 5 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2ph)
- Cần nắm vững căn bậc hai của một số a không âm, so sánh, phân biệt số hữu tỉ và số vô tỉ. Đọc mục “ có thể em chưa biết” Bài tập về nhà số 83, 84, 86 trang 41, 42 SGK, số 106, 107, 110, 114 tr18, 19 SBT. Tiết sau mang thước kẻ, compa.
Tuần 9 – Tiết 18 	Ngày dạy: 21/10/2008
§12. SỐ THỰC
I. MỤC TIÊU:
- HS biết được số thực là tên gọi chung cho cả số hữu tỉ và vô tỉ; biết được biểu diễn thập phân của số thực. Hiểu được ý nghĩa của trục số thực.
- Thấy được sự phát triển của hệ thống từ N đến Z, Q và R.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Bảng phụ ghi bài tập, ví dụ.Thước kẻ, compa, bảng phụ, máy tính bỏ túi.
- HS : Máy tính bỏ túi.Thước kẻ, compa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Phương pháp sử dụng:
 - Phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ.
3. Nội dung của bài day:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (7ph)
GV nêu câu hỏi kiểm tra:
- Định nghĩa căn bậc hai của một số a 0
- Nêu quan hệ giữa số hữu tỉ, số vô tỉ với số thập phân
Cho ví dụ về số hữu tỉ, số vô tỉ (viết các số đó dưới dạng số thập phân )
GV nhận xét cho điểm HS
Số hữu tỉ và số vô tỉ tuy khác nhau nhưng được gọi chung là số thực. Bài này sẽ cho ta hiểu thêm về số thực, cách so sánh hai số thực, biểu diễn số thực trên trục số.
Hs: Lên bảng trả lời các câu hỏi:
- Đ/n căn bậc hai của một số a 0
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn. Số vô tỉ là số viết được dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Ví dụ: Số hữu tỉ : 2,5 ; 1,(32)
Số vô tỉ: = 1,414213; = 1,7320508
HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2: 1) SỐ THỰC (13ph)
- GV : Hãy cho ví dụ về số tự nhiên, số nguyên âm, phân số, số thập phân hữu hạn, vô hạn tuần hoàn, vô hạn không tuần hoàn, số vô tỉ viết dưới dạng căn bậc hai
- Chỉ ra trong các số trên số nào là số hữu tỉ, số nào là số vô tỉ.
Tất cả các số trên, số hữu tỉ và số vô tỉ được gọi chung là số thực.
Tập hợp các số thực được ký hiệu là R. vậy tất cả các tập hợp số đã học: tập N, tập Z, tập Q, tập I đều là tập con của R.
GV cho HS làm ?1
Cách viết x R cho ta biết điều gì?
x có thể là những số nào?
- GV nói : Với hai số thực x,y bất kỳ ta luôn có hoặc x = y hoặc x y.
Vỉ số thực nào cũng có thể viết dưới dạng số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) nên ta có thể so sánh hai số thực tương tự như so sánh hai số hữu tỉ được viết dưới dạng số thập phân.
-GV yêu cầu HS làm ?2: : So sách các số thực
a) 2,(35) và 2,369121518
b) –0,(63) và 
GV giới thiệu : Với a,b là hai số thực dương nếu:
a>b thì > 
HS lấy ví dụ (chẳng hạn)
0 ; 2 ; -5 ; ; 0,2 ; 1,(45) ; 3,21347; 
HS: Số hữu tỉ : 0 ; 2; –5 ; ; 0,2 ; 1,(45)
Số vô tỉ: 3,21347 ; 
HS : khi viết x R ta hiểu rằng x là số thực.
x có thể là những số hữu tỉ hoặc vô tỉ
HS: Lên bảng thực hiện theo sự hướng dẫn của GV: 2,(35) =2,3535
	2,(35)<2,369121518
b) =-0,(63)
Hoạt động 3: 2) TRỤC SỐ THỰC (14ph)
GV: Ta biết cách biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số. Vậy có biểu diễn được số hữu tỉ trên trục số không? Hãy đọc SGK và xem hình 6b trang 44 biểu diễn số trên trục số.
GV vẽ trục số lên bảng, rồi gọi 1 HS lên biểu diễn.
Việc biểu diễn được số hữu tỉtrên trục số chứng tỏ không phải mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn số hữu tỉ, hay các điểm hữu tỉ không lấp đầy được các trục số.
Người ta đã chứng minh được rằng:
- Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số.
- Ngược lại, mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số thực.
Như vậy, có thể nói rằng các điểm biểu diễn số thực đã lấp đầy trục số. Vì vậy trục số còn được gọi là trục số thực.
Ngoài số nguyên trên trục số này có biểu diễn các số hữu tỉ nào? Các số vô tỉ nào?
GV: Yêu cầu HS đọc chú ý trang 44 SGK.
HS vẽ hình 6b vào vở
1 HS lên bảng biểu diễn số trên trục số.
-1 
0
1
2
HS nghe GV giảng để hiểu được ý nghĩa của tên gọi :trục số thực”
Ngoài số nguyên, trên trục số này có biểu diễn các số hữu tỉ với các số vô tỉ 
Hoạt động 4: CỦNG CỐ LUYỆN TẬP (8ph)
GV: Tập hợp số thực bao gồm những số nào?
- Vì sao nói trục số là trục số thực ?
GV: Yêu cầu HS làm Bài 88 trang 44 SGK:
Điền vào chỗ trống () trong các phát biểu sau (đưa đề bài lên bảng phụ)
HS : Tập hợp số thực bao gồmsố hữu tỉ và số vô tỉ
- Sở dĩ nói trục số là trục số thực là vì các điểm biểu diễn số thực lắp đầy trục số.
HS lên bảng điền vào chổ trống:
a) Nếu a là số thực thì a là số hữu tỉ hoặc số vô tỉ 
b) Nếu b là số vô tỉ thì b được viết dưới dạng số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (3ph)
- Cần nắm vững số thực gồm số hữu tỉ và vô tỉ. Tất cả các số đã học đều là số thực. Nắm vững cách so sánh số thực. Trong R cũng có các phép toán với các tính chất tương tự như trong Q.
- Bài tập số 90, 91, 92 trang 45 SGK. Số 117, 118 trang 20 SBT.
- Ôn lại định nghĩa: Giaocủa hai tập hợp, tính chất của đẳng thức (Toán 6)
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc