Giáo án dạy Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê

Giáo án dạy Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê

Tiết 41 Đ1. THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của 1 giá trị.

- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.

2. Kĩ năng:

- Lập được bảng thu thập số liệu thống kê ban đầu.

3. Thái độ:

Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 7 tiết 41: Thu thập số liệu thống kê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III. Thống kê
Ngày soạn: / /2010
Ngày giảng:7A / /2010
 7B / /2010
Tiết 41 Đ1. Thu thập số liệu thống kê
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của 1 giá trị.
- Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó và tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
2. Kĩ năng:
- Lập được bảng thu thập số liệu thống kê ban đầu.
3. Thái độ:
Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ ghi số liệu thống kê bảng bảng 1, bảng 2, bảng 3 và phần đóng khung (sgk - 6)
2. HS: Bút dạ, bảng nhóm.
III. Tổ chức dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Khởi động. ( 3’)
Chương này có mục đích bước đầu hệ thống lại một số kiến thức và kĩ năng mà các em đã biết ở Tiểu học và lớp 6 như thu thập các số liệu, dãy số, số trung bình cộng, biểu đồ, đồng thời giới thiệu 1 số khái niệm cơ bản, quy tắc tính toán đơn giản để qua đó học sinh làm quen với thống kê mô tả, một bộ phận của khoa học thống kê.
 GV cho hs đọc phần giới thiệu về thống kê (sgk - 4)
 Hs chú ý lắng nghe.
 1 hs đọc bài.
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (12 phút)
- Mục tiêu:
 Làm quen với các bảng (đơn giản) về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, hiểu được ý nghĩa các cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu” và “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, làm quen với khái niệm tần số của 1 giá trị.
- Đồ dùng dạy học: 
 bảng phụ, thước thẳng.
- Cách tiến hành:
GV treo bảng 1.
 Nhìn vào bảng 1 em biết được những thông tin gì?
 Người điều tra thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm các số liệu được ghi lại trong 1 bảng ị bảng số liệu thống kê ban đầu.
 Hãy thống kê số bạn nghỉ học trong 1 tháng của lớp mình?
 Tùy theo y/c của các cuộc điều tra mà bảng số liệu thống kê ban đầu có thể khác nhau.
* Kết luận: GV chốt lại một số nội dung kiến thức cơ bản cần ghi nhớ.
VD1: Điều tra về số cây trồng của mõ lớp
 HS quan sát vào bảng 1
Số TT
Lớp
Số cây trồng được
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6A
6B
6C
6D
6E
7A
7B
7C
7D
7E
35
30
28
30
30
35
28
30
30
35
 Bảng thống kê ban đầu
 VD2: sgk
Bảng 2 sgk5
HS lắng nghe và khắc sâu.
Hoạt động 2: Dấu hiệu ( 10 phút)
- Mục tiêu:
 Biết các kí hiệu đối với một dấu hiệu, giá trị của nó . Biết lập các bảng đơn giản để ghi lại các số liệu thu thập được qua điều tra.
- Đồ dùng dạy học:
 bảng phụ, thước thẳng.
- Cách tiến hành: 
 Nội dung điều tra trong B1 là gì?
 Nội dung điều tra bao nhiêu đơn vị điều tra? (20đv).
 Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị?
 Hãy đọc dãy giá trị của X?
* Kết luận: Dấu hiệu là gì ?
a. Dấu hiệu, đơn vị điều tra
 Vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
Kí hiệu: X, Y.
 Dấu hiệu X ở B1 là số cây trồng được của mỗi lớp.
 Mỗi lớp là 1 đơn vị điều tra (1đv)
b. Giá trị của dấu hiệu, số liệu đó gọi là giá trị của dấu hiệu.
Số các giá trị của dấu hiệu
Kí hiệu N.
Lớp 7A trồng được 35 cây, 6A- 35 cây
HS đọc bài.
Đại diện HS trả lời: Vấn đề, hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu.
Hoạt động 3: Tần số của mỗi giá trị ( 13 phút)
- Mục tiêu:
- HS tìm được tần số của dấu hiệu.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- Cách tiến hành:
 GV cho HS quan sát bảng 1.
 Có bao nhiêu số khác nhau trong cột số cây được trồng?
Nêu cụ thể số cây đó?
 Có bao nhiêu lớp (đơn vị)
trồng được 30 cây?
 28 cây?
 50 cây?
 Viết tần số của các giá trị đó?
* Kết luận: Tần số của dấu hiệu là gì? 
 HS quan sát bảng 1
 Số lần xuất hiện của 1 giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó.
 Giá trị của dấu hiệu ký hiệu: x
Tần số kí hiệu: n
Bảng 1: Giá trị 30 có tần số 8
 28 có tần số 2
 50 có tần số 3
* Chú ý (sgk – 7)
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời
Hoạt động 4: Luyện tập củng cố ( 5 phút)
- Mục tiêu:
 Củng cố cách tìm dấu hiệu, số các giá trị khác nhau, tấn số của dấu hiệu.
- Đồ dùng dạy học:
- Cách tiến hành:
 Hướng dẫn hs làm bài 2
 Dấu hiệu ở đây là gì?
 Có bao nhiêu giá trị khác nhau? có là những giá trị nào?
* Kết luận: GV chốt lại một số nội dung kiến thức cơ bản cần ghi nhớ.
Bài tập 2:
 Dấu hiệu quan tâm là: thời gian.
 Có 4 giá trị khác nhau:
21 có tần số là 1
20 có tần số là 2
19 có tần số là 3
18 có tần số là 3
HS lắng nghe và khắc sâu.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. ( 2 phút)
- Tổng kết: 
 Thế nào là bảng thu thập số liệu thống kê ban đầu, thế nào là dấu hiệu, tần số của dấu hiệu, kí hiệu?
 Nêu ý nghĩa của thống kê?
- hướng dẫn học tập ở nhà: 
 Học thuộc bài ở nhà
 Bài tập về nhà: 1, 4 (sgk - 7; 8)
 Mỗi hs tự điều tra thu thập số liệu thống kê theo một chủ đề tự chọn, sau đó đặt ra các câu hỏi như trong tiết học và trình bày lời giải.

Tài liệu đính kèm:

  • doct41.doc